4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.5.2. xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài Kiêu hùng
VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai
* Giải pháp về chính sách:
- Thực hiện tốt chính sách giao đất, giao rừng của địa phương nói chung và của VQG nói riêng, cắm mốc ranh giới ngoài thực địa để tránh xảy ra tranh chấp đất đai, xâm lấn trái phép tài nguyên rừng của người dân bản địa.
- Thực hiện tốt việc chia sẻ lợi ích theo mô hình hợp tác quản lý giữa VQG với người dân địa phương theo quyết định số 126/QĐ-TTg ban hành ngày 02/02/2012 của Thủ tướng chính phủ về việc thí điểm chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng.
phép tài nguyên rừng đặc biệt là những loài động, thực vật quý hiếm như loài Kiêu hùng.
- Tăng cường chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho người dân địa phương, đặc biệt là các chương trình phát triển vùng đệm, tạo sinh kế cho người dân để giảm áp lực vào rừng tự nhiên.
* Nhóm các giải pháp về kỹ thuật:
- Xác định các khu vực có loài Kiêu hùng phân bố trong VQG Hoàng Liên để tiến hành khoanh vùng trên bản đồ và trên thực địa, đóng biển cấm kết hợp với việc tuần tra, giám sát để ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm trái phép vào tài nguyên rừng.
- Kiêu hùng có khả năng tái sinh khá tốt ngoài tự nhiên. Do vậy, có thể áp dụng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, phát luỗng dây leo bụi rậm tạo điều kiện thuận lợi để cây mẹ gieo giống và tái sinh.
- Thực hiện luỗng phát dây leo bụi rậm, chặt bớt cây tái sinh phi mục đích để tạo điều kiện cho những cây Kiêu hùng tái sinh phát triển thành cây tái sinh có triển vọng và nhanh chóng tham gia vào tầng cây cao.
- Kiêu hùng có khả năng tái sinh bằng chồi và hạt nên có thể thực hiện các đề tài nghiên cứu sâu hơn về kỹ thuật nhân giống và gây trồng Kiêu hùng. Trong điều kiện nhất định có thể bứng các cây con tái sinh tự nhiên về nuôi dưỡng trong vườn ươm để làm nguồn giống trồng rừng.
* Giải pháp kinh tế - xã hội
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng đệm theo hướng đưa những loài cây trồng, vật nuôi mới có năng suất và hiệu quả kinh tế cao từ đó tạo sinh kế mới cho cộng đồng, giảm áp lực vào rừng tự nhiên.
- Khuyến khích người dân tham gia vào công tác bảo vệ và phát triển rừng thông qua việc thiết lập mô hình quản lý rừng đa mục đích, hợp tác quản lý thông qua việc xác lập cơ chế chia sẻ lợi ích hợp lý, hấp dẫn. Tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế thông qua các chương trình vay vốn.
- Tăng cường công tác tuyên truyền vận động người dân bảo vệ và phát triển rừng, thiết lập mối quan hệ tốt giữa chính quyền địa phương,
VQG và người dân địa phương, xây dựng thùng thư phát giác để kịp thời ngăn chặn, xử lý những đối tượng có những hành vi phá rừng trái phép, xây dựng nội quy và hương ước làng bản.
- Nhanh chóng triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ, từ đó tạo nguồn tiền cho công tác bảo tồn rừng và thu hút người dân tham gia.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ