4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.3.4.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng
a. Tổ thành tầng cây gỗ:
Hệ số tổ thành của các loài cây được xác định theo số cây hoặc theo tiết diện ngang. Trên quan điểm sinh thái người ta thường xác định tổ thành tầng cây cao theo số cây còn trên quan điểm sản lượng, người ta lại xác định tổ thành thực vật theo tiết diện ngang hoặc theo trữ lượng.
Để xác định tổ thành tầng cây cao, đề tài sử dụng phương pháp xác định mức độ quan trọng (Important Value – IV %) của Daniel Marmillod:
2 % % % i i i G N IV (1) Trong đó:
IVi% là tỷ lệ tổ thành (độ quan trọng) của loài i Ni% là % theo số cây của loài i trong QXTV rừng
Gi% là % theo tổng tiết diện ngang của loài i trong QXTV rừng Theo Daniel M, những loài cây có IV% ≥ 5% mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong QXTV rừng. Theo Thái Văn Trừng (1978), trong một lâm phần nhóm cây nào chiếm 50% tổng số cá thể của tầng cây cao, thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế. Những loài cây xuất hiện trong công thức tổ thành là loài có IV% ≥ giá trị bình quân của tất cả các loài tham gia trong QXTV rừng. Trong một quần xã nếu một nhóm dưới 10 loài
cây có tổng IV% ≥ 40%, chúng được coi là nhóm loài ưu thế và tên của QXTV rừng được xác định theo các loài đó.
b. Mật độ:
Cấu trúc mật độ là chỉ tiêu biểu thị số lượng cá thể của từng loài hoặc của tất cả các loài tham gia trên một đơn vị diện tích (thường là 1 ha), phản ánh mức độ tận dụng không gian dinh dưỡng và vài trò của loài trong QXTV rừng.
Công thức xác định mật độ như sau:
10.000 o S n ha N (2)
Trong đó: n: Số lượng cá thể của loài hoặc tổng số cá thể trong ÔTC Sô: Diện tích ÔTC (m2
)
c. Cấu trúc tầng và độ tàn che các QXTV rừng
Cấu trúc tầng là chỉ tiêu cấu trúc hình thái thể hiện sự sắp xếp không gian phân bố của thực vật theo chiều thẳng đứng. Nghiên cứu cấu trúc được tiến hành thông qua các phẫu đồ rừng theo phương pháp của Richards và Davis (1934).
Độ tàn che được xác định bằng phương pháp điều tra điểm, công thức tính:
N n
TC i (3)
Với TC là độ tàn che, n1 là số điểm gặp tán lá và N là tổng số điểm tra.
d. Xác định mức độ thường gặp (Mtg)
Công thức xác định mức độ thường gặp của một loài như sau: Mtg(%) = 100
R r
(4)
Trong đó: r là số cá thể của loài i trong QXTV rừng R là tổng số cá thể điều tra của QXTV rừng.
e. Mức độ thân thuộc:
Mức độ thân thuộc thể hiện mức độ gắn bó của các loài với nhau trong QXTV rừng. Để xác định mức độ thân thuộc của hai loài, đề tài sử dụng chỉ số thân thuộc q của Sorensen (1948):
q = b a c c 2 2 (5)
Trong đó: a là số lần lấy mẫu chỉ gặp loài A b là số lần mẫu chỉ gặp loài B
c là số lần lấy mẫu gặp cả loài A và B.
Nếu: q = 0 hoặc gần bằng 0, A và B không có quan hệ thân thuộc
q = 1, A và B có quan hệ thân thuộc và sự chung sống của chúng trong QXTV rừng là thực chất chứ không phải do ngẫu nhiên.
0 < q < 1, A và B do ngẫu nhiên mà cùng cư trú ở một nơi.