Đặc điểm phân bố của loài Kiêu hùng theo đai độcao, trạng thái rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài kiêu hùng (Acimandra cathcartii dandy) tại vườn quốc gia Hoàng Liên huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai (Trang 70 - 71)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.2.Đặc điểm phân bố của loài Kiêu hùng theo đai độcao, trạng thái rừng

Trong nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài thì độ cao là một trong những nhân tố quyết định sự phân bố của thực vật. Tuy nhiên, độ cao không có ảnh hưởng trực tiếp tới phân bố của loài mà ảnh hưởng thông qua hàng loạt các yếu tố khác mà độ cao quyết định như: Lượng bức xạ mặt trời từ đó ảnh hưởng tới nhiệt độ, khả năng quang hợp của thực vật; lượng mưa, độ ẩm không khí; độ dốc, độ dày tầng đất,… và các yếu tố này lại có tác động trực tiếp tới sự phân bố của loài.

Trong quá trình điều tra khảo sát theo tuyến và đai độ cao cụ thể đề tài nghiên cứu theo tuyến trong VQG như sau: Tả Van - Bản Dền Thàng - Suối Thông; San Sản Hồ - Cát Cát - Phan si păng; San Sả Hồ - Sín Chải - Phan si păng; Lao Chải - Séo Mý Tỷ - Phan si păng; Núi Xẻ - Phan si păng. Trong tổng số 05 tuyến điều tra cho thấy loài Kiêu hùng chỉ bắt gặp ở tuyến Núi Xẻ - Phan si păng, trong tuyến chỉ bắt gặp Kiêu hùng ở độ cao từ 2000m đến 2600m.

Kết quả điều tra về mật độ loài Kiêu hùng phân theo đai độ cao tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp tại bảng 3.3.

Bảng 3.3: Đặc điểm phân bố của loài Kiêu hùng phân theo đai độ cao và trạng thái rừng tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai

Độ cao so với mực nƣớc biển

(m)

Tiểu khu Trạng thái rừng

2.000 267 Lá rộng thường xanh trạng thái IIa, IIb, IIA1

2.200 267 Lá rộng thường xanh trạng thái IIb, IIIA1, IIIA2 IIIB

2.400 272 Lá rộng thường xanh trạng thái IIa, IIb, IIIA2, IIIB

2.600 274 Lá rộng thường xanh trạng thái IIa, IIb, IIIA2

Kết quả tại bảng 3.3 cho thấy tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai, Kiêu hùng có khu phân khá hẹp, mọc rải rác trong rừng tự nhiên thường xanh lá rộng thuộc các trạng thái IIa, IIb, IIIA1, IIIA2 IIIB ở độ cao 2000- 2600 m của VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai. Trong VQG Hoàng Liên, ở độ cao 2000 m loài Kiêu hùng phân bố ở tiểu khu 267, cây thường có đường kính nhỏ hơn; độ cao 2200 m Kiêu hùng phân bố ở tiểu khu 267, ở độ cao này Kiêu hùng phân bố phổ biến, độ cao cây thường 15-20 m, đường kính khoảng 25-60 cm; độ cao 2400 m Kiêu hùng phân bố ở tiểu khu 272, cây thường nhỏ và thấp hơn; độ cao 2600 mKiêu hùng phân bố ở tiểu khu 274, tình trạng cây ở độ cao này gần tương tự như ở 2400 m. Khu vực này có tuyến đường du lịch sinh thái, leo núi Phan Xi Păng. Do đó, cần có biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động phù hợp nhằm tăng cường khả năng tái sinh tự nhiên của loài, tạo điều kiện thuận lợi để cây tái sinh có thể tham gia vào tổ thành tầng cây cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài kiêu hùng (Acimandra cathcartii dandy) tại vườn quốc gia Hoàng Liên huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai (Trang 70 - 71)