Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong công

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài kiêu hùng (Acimandra cathcartii dandy) tại vườn quốc gia Hoàng Liên huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai (Trang 89 - 91)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.5.1.Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong công

bảo tồn loài Kiêu hùng tại VQG Hoàng Liên

Kết quả phân tích những điểm mạnh (thuận lợi), điểm yếu (khó khăn), cơ hội, thách thức trong công tác bảo tồn loài Kiêu hùng tại VQG Hoàng Liên được tổng hợp tại bảng 3.21.

Bảng 3.21: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong công tác bảo tồn loài Kiêu hùng tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai

Điểm mạnh Điểm yếu

- Kiêu hùng là cây gỗ tốt, quý và hiếm nên việc bảo tồn loài cây này cần được sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi của nhà nước và các cấp các ngành.

- Là loài cây có giá trị cao về mặt kinh tế cũng như trong công tác bảo tồn nguồn gen. Do đó, nếu có những nghiên cứu cụ thể thì việc gây trồng nhân rộng loài cây này tránh khỏi nguy cơ tuyệt chủng là hoàn toàn có thể thực hiện được.

- Tại VQG Hoàng Liên Kiêu hùng có cả 2 hình thức tái sinh là tái sinh hạt và tái sinh chồi, năng lực tái sinh tự nhiên của loài khá tốt nên có thể áp dụng các biện pháp nhân giống bằng hạt, bằng hom để gây trồng và

- VQG có diện tích tự nhiên rộng, nằm trên địa bàn hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Địa hình phức tạp, đồi núi dốc, nằm dọc theo dãy núi Hoàng Liên Sơn. Trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng còn thiếu và thô sơ nên việc bảo vệ tài nguyên rừng của VQG Hoàng Liên gặp nhiều khó khăn.

- Cộng đồng dân cư sinh sống sâu trong rừng và gần rừng, cuộc sống mưu sinh của họ phụ thuộc rất lớn vào tài nguyên rừng của VQG. Tuy nhiên, các chương trình phát triển sinh kế cho cộng đồng dân cư ở đây còn ít và chưa có hiệu quả cao. Trình

khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng Kiêu hùng.

- Lực lượng cán bộ của VQG Hoàng Liên đông, tuổi đời còn trẻ, năng động, nhiệt tình trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.

- Có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa VQG với chính quyền địa phương, lực lượng kiểm lâm tỉnh, bộ đội, công an… trong công tác bảo tồn rừng của VQG. - Được sự quan tâm của UBND tỉnh, các sở ban ngành của tỉnh trong công tác Bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trong những năm qua.

- Trong những năm gần đây các chương trình dự án cho VQG Hoàng Liên ngày càng nhiều như dự án nghiên cứu đa dạng sinh học, dự án cứu hộ động thực vật rừng, dự án nâng cao năng lực cho cán bộ VQG,...

độ dân trí còn thấp và lạc hậu hơn nữa người dân nơi đây chủ yếu là người dân tộc thiểu số cho nên việc tuyên truyền gặp rất nhiều khó khăn. - Hiện nay VQG cũng như chính quyền địa phương chưa có biện pháp nào triệt để, để bảo tồn, phát triển loài cây này tránh khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

- Lực lượng cán bộ tuy năng động, nhiệt tình trong công việc nhưng trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là chuyên môn sâu trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học. - Công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia bảo vệ rừng còn chưa được thực hiện tốt, vai trò của người dân đối với tài nguyên rừng còn chưa được khẳng định, chưa có mô hình hợp tác quản lý rừng giữa VQG với người dân địa phương. - Nguồn vốn cho công tác bảo vệ rừng còn thiếu và ít.

Cơ hội Thách thức

- Nhận được sự hỗ trợ về nguồn kinh phí cho công tác bảo tồn rừng từ phía nhà nước và các chương

- VQG là rừng đặc dụng nên việc thu hút người dân tham gia vào công tác bảo vệ, phát triển rừng gặp khó

trình dự án.

- Chi trả dịch vụ môi trường rừng và nguồn tiền thu được từ bán tín chỉ Các bon thông qua việc triển khai chương trình REDD+ ở Việt Nam sẽ tạo ra nguồn tiền rất lớn cho việc bảo vệ, phát triển rừng của VQG cũng như tăng thu nhập cho người dân từ đó giảm áp lực vào tài nguyên rừng.

- Sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước về bảo tồn phát triển loài cây có giá trị này.

khăn về cơ chế chia sẻ lợi ích.

- Vấn đề giải quyết xung đột trong tranh chấp ranh giới giữa rừng của VQG với của người dân, tình trạng xâm lấn trái phép đất rừng.

- Giải quyết xung đột giữa mục tiêu bảo tồn, phát triển rừng của nhà nước, chính quyền địa phương và VQG với nhu cầu khai thác, sử dụng của người dân bản địa.

- Vấn đề giải quyết sinh kế cho cộng đồng địa phương từ đó giảm áp lực vào tài nguyên rừng. Việc trồng thảo quả trong rừng. Vấn đề khai thác gỗ về làm nhà.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài kiêu hùng (Acimandra cathcartii dandy) tại vườn quốc gia Hoàng Liên huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai (Trang 89 - 91)