4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.4.3. Đặc điểm chất lượng, nguồn gốc tầng cây tái sinh
Kết quả điều tra nguồn gốc và phẩm chất cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu theo đai cao được tổng hợp tại bảng 3.19.
Bảng 3.19: Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh nơi có Kiêu hùng phân bố tại VQG Hoàng Liên theo đai cao
Đai cao (m)
Chất lƣợng cây tái sinh (%) Nguồn gốc cây tái sinh (%) Tốt TB Xấu Hạt Chồi 2.000 63,6 31,8 4,5 90,9 9,1 2.200 58,6 34,5 6,9 89,7 10,3 2.400 50 41 8,3 83,3 16,7 2.600 47,6 42,9 9,5 85,7 14,3
Từ kết quả tại bảng 3.19 có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Về chất lượng cây tái sinh: Tỷ lệ cây tái sinh có chất lượng tốt và trung bình chiếm tỷ lệ cao, dao động từ 90,5 - 95,4%. Tỷ lệ cây tái sinh có phẩm chất xấu chiếm tỷ lệ thấp, dao động từ 4,5 - 9,5%. Vì vậy, trong thời gian tới cần có những biện pháp bảo vệ, có thêm những biện pháp tác động như phát luỗng dây leo bụi rậm, để những cây tái sinh sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất tốt.
- Nguồn gốc cây tái sinh: Cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt chiếm chủ yếu, dao động từ 83,3 - 90,9%, số cây tái sinh có nguồn gốc từ chồi chiếm tỷ lệ thấp dao động từ 9,1 - 16,7%. Đối với loài Kiêu hùng tại khu vực xuất hiện cả 2 hình thức tái sinh là tái sinh hạt và tái sinh chồi. Mặc dù hình thức tái sinh hạt vẫn là chủ yếu đối với loài Kiêu hùng, nhưng vẫn có những cá thể tái sinh bằng chồi. Điều này cũng mở ra triển vọng và nghiên cứu trong việc nhân giống Kiêu hùng bằng hình thức giâm hom.
3.4.4. Phân cấp cây tái sinh theo cấp chiều cao và tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng tại khu vực nghiên cứu
Chiều cao của cây tái sinh cũng là một yếu tố quan trọng để lựa chọn cây tái sinh có triển vọng. Phân bố cây tái sinh theo chiều cao chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là chịu sự cạnh tranh về không gian dinh dưỡng giữa các cây tái sinh và cây bụi thảm tươi với cây tái sinh, sự phân bố ánh sáng và độ ẩm trong rừng, sự tác động của các yếu tố ngoại lực như du lịch sinh thái, chăn thả gia súc, trồng thảo quả dưới tán rừng,...Kết quả nghiên cứu phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao được tổng hợp tại bảng 3.20.
Bảng 3.20: Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao tại khu vực có Kiêu hùng phân bố tại VQG Hoàng Liên theo đai cao
Đai cao (m)
Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao
Tổng (cây/ha) <0,5m 0,5 - 1m 1 - 2m >2m N (cây/ha) Tỷ lệ (%) N (cây/ha) Tỷ lệ (%) N (cây/ha) Tỷ lệ (%) N (cây/ha) Tỷ lệ (%) 2.000 1.200 25,4 1.120 23,7 1.120 23,7 1.280 27,1 4.720 2.200 1.600 22,7 2.240 31,8 2.560 36,4 640 9,1 7.040 2.400 720 11,3 2.800 43,8 1.680 26,3 1.200 18,8 6.400 2.600 2.160 37,0 1.520 26,0 1.520 26,0 640 11,0 5.840
Kết quả tại bảng 3.20 cho thấy, ở khu vực nghiên cứu phần lớn cây tái sinh đều có chiều cao lớn hơn 0,5 m với tỷ lệ 63,0 – 88,8%, đây là cấp chiều cao lớn hơn so với chiều cao của lớp cây bụi, thảm tươi dưới tán rừng nên có thể nói phần lớn cây tái sinh phát triển tốt, không bị chèn ép.
Cây tái sinh có triển vọng là cây tái sinh mục đích, sinh trưởng phát triển tốt và phải có chiều cao lớn hơn hẳn so với chiều cao của lớp cây bụi, thảm tươi. Căn cứ vào tình hình thực tế đề tài xác định chiều cao cây tái sinh có triển vọng là cây tái sinh sinh trưởng tốt, phù hợp với điều kiện tự
nhiên mà cây có thể cạnh tranh sinh tồn được là những cây có chiều cao lớn hơn hoặc bằng 1m. Đối chiếu với bảng 3.19 có thể thấy tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng trong khu vực là tương đối cao dao động từ 16,5 - 28,1% tổng số cây tái sinh của lâm phần. Tại khu vực nghiên cứu phần lớn cây Kiêu hùng tái sinh đều có chiều cao nhỏ hơn 0,5m, những cây có chiều cao lớn hơn 1m chỉ chiếm 28,1% tổng số cây Kiêu hùng tái sinh được điều tra. Điều này cho thấy, trong thời gian tới cần thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, có các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào như luỗng phát dây leo bụi rậm để tạo điều kiện cho lớp cây tái sinh mục đích phát triển thành cây tái sinh có triển vọng.