Yêu cầu của quy trình

Một phần của tài liệu Dạy kiến thức sơ giản về câu cho HS lớp 4 ở một số Trường Tiểu học Thuộc tỉnh Đồng Tháp (Trang 56 - 58)

Mỗi bài hình thành kiến thức mới về câu gồm ba mục: nhận xét, ghi nhớ, luyện tập, mỗi mục chứa một loại câu hỏi và bài tập tương ứng. Mục nhận xét là phần cung cấp nguyên liệu và nêu câu hỏi gợi ý cho HS phân tích nhằm rút ra kiến thức lý thuyết, các nguyên liệu thường lấy từ bài tập đọc mà HS được học trước đó, các câu hỏi ở phần nhận xét này có nội dung rất phong phú tương ứng với các tri thức lý thuyết cần hình thành cho HS. Mục đích các bài tập này giúp cho HS phân tích ngữ liệu rút ra các khái niệm và các quy tắc cần thiết. Mục ghi nhớ chốt lại những điểm chính về kiến thức rút từ nhận xét. Mục luyện tập bao gồm 2 – 3 bài tập có mục đích giúp HS củng cố các kiến thức mà các em vừa rút ra được trong bài học đồng thời vận dụng chúng vào trong luyện tập cũng như trong giao tiếp. Vì vậy, khi dạy kiến thức sơ giản về câu ở lớp 4 cần phải đảm bảo đúng yêu cầu của quy trình dạy học câu.

Yêu cầu HS nêu ngắn gọn những điều đã học ở tiết trước cho ví dụ minh họa hoặc giải các bài tập củng cố, vận dụng kiến thức.

b. Dạy bài mới - Giới thiệu bài:

GV nêu yêu cầu của tiết học, chú ý làm nổi bậc mối quan hệ giữa nội dung tiết học này với các tiết học khác.

- Bước 1: Hướng dẫn HS phân tích hình thành khái niệm

Tổ chức cho HS phân tích ngữ liệu hình thành khái niệm theo trình tự như sau + Đọc ngữ liệu có trong sách giáo khoa.

+ Phân tích ngữ liệu: GV hướng dẫn HS phân tích ngữ liệu. Điều đầu tiên là GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập. GV giải thích thêm cho HS rõ yêu cầu của bài tập. Sau đó tổ chức cho HS thực hiện làm mẫu một phần của bài tập để cả lớp nắm yêu cầu bài tập đó.

Sau khi HS nắm vững yêu cầu bài tập GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập với nhiều hình thức khác nhau như cá nhân, nhóm, cả lớp,…

Tổ chức cho HS báo cáo kết quả bằng nhiều hình thức khác nhau.

Trao đổi với HS, sửa lỗi cho HS hoặc tổ chức để HS góp ý cho nhau, đánh giá cho nhau trong quá trình làm bài tập. Cuối cùng GV tổng kết ý kiến ghi bảng (nếu cần thiết) để rút ra những kiến thức cần ghi nhớ.

- Bước 2: Ghi nhớ kiến thức: GVcho các em HS đọc thầm và nhắc lại phần ghi nhớ trong SGK.

- Bước 3 và 4: Hướng dẫn luyện tập: GV hướng dẫn HS làm bài tập thực hành

tương tự như phân tích ngữ liệu. `

c. Củng cố - dặn dò

Chốt lại kiến thức cần nắm (bước này cần tiến hành nhẹ nhàng, sao cho đúng trọng tâm kiến thức , kĩ năng cơ bản, có thể dưới nhiều hình thức khác nhau)

Nêu yêu cầu thực hành luyện tập ở nhà. So với các giờ dạy câu (thông thường) giờ dạy câu (cung cấp khái niệm ngôn ngữ) có thêm một hoạt động dạy học “hình thành khái niệm ngôn ngữ” thông qua việc phân tích ngữ liệu liên quan đến khái niệm ngôn ngữ đưa vào bài học. Hoạt động phân tích ngữ liệu trong giai đoạn hình thành khái niệm ở giờ học các kiểu câu trong phân môn LTVC có cung cấp khái niệm ngôn ngữ về cơ bản không có gì khác hoạt động phân tích ngữ liệu trong giai đoạn luyện tập. Tuy nhiên hoạt động này phải đạt đến cái đích của nó là hình thành khái niệm ngôn ngữ được giới thiệu trong bài học.

Một phần của tài liệu Dạy kiến thức sơ giản về câu cho HS lớp 4 ở một số Trường Tiểu học Thuộc tỉnh Đồng Tháp (Trang 56 - 58)