Tiểu kết chương 1

Một phần của tài liệu Dạy kiến thức sơ giản về câu cho HS lớp 4 ở một số Trường Tiểu học Thuộc tỉnh Đồng Tháp (Trang 39 - 71)

Ở chương này, chúng tôi tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến đề tài: khái niệm về câu trong tiếng Việt, phân loại câu theo cấu trúc khác nhau, quan điểm giao tiếp trong việc dạy tiếng Việt cho HS, đặc điểm tâm lí của HS lớp 4 đối với việc dạy kiến thức sơ giản về câu, khảo sát thực trạng nhận thức về câu của GV và khảo sát thực trạng sử dụng câu của HS.

Dạy học các kiến thức sơ giản về câu ở TH có vai trò vô cùng quan trọng đối với HSTH, giúp cho các em có vốn hiểu biết sơ giản về ngữ pháp tiếng Việt và cung cấp cho HS các kiến thức sơ giản về các kiểu câu, công dụng, cấu tạo và rèn luyện cho các em các kĩ năng nói và kĩ năng viết, sử dụng các kiểu câu theo mục đích khác nhau. Bên cạnh đó các em viết câu đầy đủ và đảm bảo sự tổng hợp về nghĩa của câu được nói đến. Vì vậy, mà SGK lớp 4 đã xây dựng nội dung chương trình dạy câu dựa trên quan điểm giao tiếp, HS được hình thành các kĩ năng về câu theo mục đích giao tiếp và hiểu sâu các bộ phận câu theo cấu tạo ngữ pháp. Để nâng cao hiệu quả của việc dạy học các kiến thức sơ giản về câu ngoài việc tổ chức cho HS nắm vững kiến thức sơ giản về câu trong giờ LTVC, GV cần tổ chức hướng dẫn HS luyện tập thực hành khi học các phân môn khác.

Qua khảo sát GV và HS chúng tôi nhận thấy phân môn LTVC có vai trò quan trọng trong chương trình TH, thể hiện rõ ở việc GV có sự chuẩn bị bài trước khi đến lớp, sử dụng nhiều phương pháp và ĐDDH trong giờ LTVC. Mặc khác, một số GV tự làm đồ dùng dạy học cần thiết, phù hợp với nội dung bài học tạo điều kiện thuận lợi cho HS chiếm lĩnh tri thức. Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy nhiều vấn đề phát sinh

trong quá trình giảng dạy của GV đó là kiến thức về câu của GV còn hạn chế, GV chỉ chú trọng rèn câu trong giờ LTVC mà không quan tâm đến việc tích hợp dạy câu trong các giờ của các môn học khác. Vì vậy trong quá trình giảng dạy, GV phải nắm vững ý đồ SGK và kiến thức về câu để biết khai thác đúng và có hiệu quả.

Về phía HS: các em có tinh thần học tập cao. Tuy nhiên, khả năng nhận diện các kiểu câu và vận dụng kiến thức sơ giản về câu của các em còn hạn chế, khả năng xác định CN và VN của các em còn chưa cao. Vì vậy mà các em vận dụng vào viết câu, đoạn văn còn rất kém. Để góp phần khắc phục được những hạn trên, chương 2 của chúng tôi sẽ làm rõ hơn.

Chương 2

TỔ CHỨC DẠY HỌC KIẾN THỨC SƠ GIẢN VỀ CÂU CHO HS LỚP 4 Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ XÃ SA ĐÉC TỈNH ĐỒNG THÁP

2.1 Lựa chọn các bài tập dạy kiến thức sơ giản về câu cho HS lớp 4 theo quan điểm giao tiếp

2.1.1 Yêu cầu của việc lựa chọn hệ thống bài tập dạy kiến thức sơ giản cho HS lớp 4 theo quan điểm giao tiếp

Trừ phần kiến thức, quy tắc ngữ pháp về câu không chiếm nhiều thời gian, giờ luyện câu ở TH bao gồm các bài tập về các kiểu câu, cấu tạo ngữ pháp của câu,… Thực hành luyện tập về câu nhất thiết phải được dạy một cách định hướng có kế hoạch thông qua việc tổ chức thực hiện các bài tập cho HS. Vì vậy, khi lựa chọn hệ thống các bài tập kiến thức về câu phải đảm bảo đúng yêu cầu.

Một là, bảo đảm tính mục đích phù hợp với mục tiêu dạy học. Những mục tiêu dạy học vừa là yêu cầu vừa là căn cứ để lựa chọn hệ thống bài tập tiếng Việt nói chung và bài tập câu trong LTVC nói riêng (quy định về mục tiêu của hệ thống bài tập, của từng bài tập, trả lời câu hỏi: Bài tập dùng để làm gì?).

Trong chương trình mới, hướng cơ bản chuyển từ mục tiêu nhận diện, mô tả, phân loại các đơn vị ngôn ngữ thành mục tiêu đảm bảo sử dụng tiếng Việt như một công cụ giao tiếp (tính lợi ích của bài tập) hình thành và phát triển các kĩ năng trên cả hai bình diện sản sinh (nói, viết) và lĩnh hội (nghe, đọc) lời nói.

Hai là, việc lựa chọn các bài tập kiến thức sơ giản về câu cần phải đảm bảo tính khoa học của bài tập, nghĩa là:

+ Phải có những cơ sở Việt ngữ học và văn học phải chắc chắn. Việt ngữ học nói chung, tiếng Việt nói riêng không chỉ tạo nền tảng của môn học tiếng Việt, logic khoa

học của ngôn ngữ quyết định logic môn học tiếng Việt, việc xác định các bài tập phải phát hiện được quy luật riêng, đặc thù của môn dạy học câu nói riêng và tiếng Việt nói chung. Chính khoa học ngôn ngữ quy định đặc thù này.

Những hiểu biết về bản chất ngôn ngữ của tiếng Việt có vai trò quan trọng trong việc định ra các nguyên tắc, nội dung, yêu cầu của việc xây dựng các bài tập. Ví dụ: Từ bản chất tín hiệu của ngôn ngữ, dạy kiến thức sơ giản về câu phải giúp cho HS nắm được giá trị của từng yếu tố ngôn ngữ, tính hệ thống của yếu tố ngôn ngữ là cơ sở xây dựng các bài tập yêu cầu HS tìm các thành phần cấu tạo câu,… Đó là cơ sở cung cấp kiến thức sơ giản về câu. Các bộ phận của ngôn ngữ học (bao gồm cả ngữ âm, ngữ pháp,…) có vai trò quan trọng trong việc xác định yêu cầu, nội dung và phương pháp dạy học. Ngữ âm quan hệ với chữ viết. Ngữ pháp quan trọng trong phát triển lời nói và đảm bảo quan hệ giữa các cụm từ vào việc viết câu chính xác. Bên cạnh Việt ngữ học có thể kể đến văn học, ví dụ như dạy đọc, viết dựa trên lý thuyết văn học, mặc dù các em không học kiến thức lý luận văn học. Việc đọc và viết những câu, sắp xếp câu thành đoạn văn được xây dựng trên cơ sở quy luật chung nhất về bản chất của văn chương và sự tác động của nó đối với người đọc.

+ Phần lệnh của bài tập phải đúng đắn, không mơ hồ tức là phần lệnh phải rõ ràng và không tạo ra nhiều cách hiểu không hoặc có thể hiểu theo nhiều cách, không thiếu và không thừa các dữ kiện và ngôn ngữ “lệnh” của bài tập không sai văn phạm, có như vậy HS đọc, nắm yêu cầu bài tập và thực hiện ngay.

+ Ngoài ra, ngữ liệu của bài tập đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn hệ thống bài tập, bởi vì những ngữ liệu đưa vào bài tập phải là những đơn vị ngôn ngữ đúng và chính xác phản ánh hiện thực của nó được nói đến.

+ Các bài tập đưa ra yêu cầu HS thực hiện phải là các bài tập có nội dung và lệnh tương hợp, xây dựng nội dung này mà câu hỏi thế khác. Ví dụ: Sau khi học bài “CN trong câu kể Ai là gì?”, sau khi học xong lý thuyết cho các em thực hành luyện tập, những bài tập này phải là những bài tập có nội dung liên quan đến bài vừa học. Tuy

nhiên ngữ liệu và lý thuyết đó phải có sự tương hợp với nhau và các bài tập đa dạng được thực hiện bằng nhiều hình thức để HS tham gia tích cực vào luyện tập. Qua đó giúp các em có hứng thú học tập và khắc sâu kiến thức. Ngữ liệu bài tập phải đa dạng phong phú có hiệu quả thiết thực và sắp xếp một cách hợp lí. Song vẫn chưa đủ bài tập phải điển hình, không trung gian khi hình thành khái niệm và các ngữ liệu đó phải nhấn mạnh vào trọng tâm của bài học. Đối với HS khá giỏi có thể dùng các ngữ liệu trung gian nhưng phải có sự chỉ bảo hướng dẫn của GV để các em chủ động thực hiện và chiếm lĩnh kiến thức cần thiết.

Ba là, đảm bảo tính sư phạm của bài tập: Các bài tập đưa ra cho HS thực hiện phải là những bài tập có tính giáo dục, qua bài tập đó nhằm mục đích giáo dục cho các em những gì? ví dụ: LTVC bài “Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi yêu cầu, đề nghị” sau khi học và làm bài tập các em sẽ biết cách đặt câu hỏi yêu cầu, đề nghị người khác giúp mình bằng cách thay đổi cách xưng hô, lên giọng hay xuống giọng tùy vào hoàn cảnh và biết thêm các từ: giúp, dùm,…Qua đó góp phần giáo dục tư tưởng bồi dưỡng cho HS thế giới quan duy vật biện chứng, phát triển cho các em tư duy logic, sử dụng chính xác hiệu quả và yêu mến sự giàu đẹp của tiếng Việt. Bên cạnh đó, các bài tập đưa ra cho HS thực hiện phải vừa sức, bài tập không quá khó hoặc quá dễ đối với các em bởi vì các bài tập không trình bày kiến thức như một kết quả có sẵn mà phải lựa chọn hệ thống để hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động chiếm lĩnh kiến thức và phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt.

Ngoài ra, các bài tập phải thú vị để tăng khả năng hứng thú học tập như GoKi đã từng nói “Thiên thần nảy nở từ tình yêu đối với công việc” và không có việc gì người ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú. Vì vậy, khi lựa chọn các bài tập kiến thức sơ giản về câu cho HS phải bảo đảm tính thú vị (ví dụ: Gạch chân trạng ngữ chỉ nơi chốn; Câu thành ngữ khuyên ta điều gì?; Giải câu đố;…)

Tóm lại, các bài tập dạy kiến thức về câu cho HS rất quan trọng và có ý nghĩa. Vì vậy khi lựa chọn các bài tập phải đảm bảo đúng các yêu cầu. Có như vậy, các bài

tập đưa ra các em sẽ thực hiện ngay và tự chiếm lĩnh kiến thức cần thiết về câu sau khi giải bài tập. Từ đó các em sẽ nắm vững kiến thức và khắc sâu hơn tạo điều kiện cho các em học tiếp lên cấp bậc cao hơn.

2.1.2 Hệ thống bài tập kiến thức sơ giản cho HS lớp 4

Các bài tập kiến thức sơ giản về câu cho HS nhằm hình thành cho HS kĩ năng nhận biết một số đơn vị ngữ pháp và cả ngữ âm, đồng thời giúp các em luyện nói, viết theo đúng nguyên tắc ngữ pháp chính tả.

Luyện tâp kiến thức sơ giản về câu cho HS được thực hiện bằng việc giải quyết các bài tập. Có thể phân loại bài tập dạy kiến thức sơ giản về câu thành hai loại: bài tập nhận diện – phân tích và bài tập xây dựng – tổng hợp (nhận diện, xây dựng là mục đích; phân tích, tổng hợp là thao tác thực hiện).

a. Bài tập nhận diện – phân tích

Bài tập nhận diện – phân tích có mục đích cụ thể hóa khái niệm ngữ pháp trên những ngữ liệu mới, nhằm rèn luyện cho HS khả năng nhận biết các hiện tượng, các đơn vị ngữ pháp đã được học. Bên cạnh đó rèn luyện cho HS khả năng nhận diện các kiểu câu, bộ phận cấu tạo câu, dấu câu, giúp các em có những hiểu biết về câu để sử dụng một cách có ý thức.

Kiểu bài tập này bao gồm các dạng bài tập phân định ranh giới, nhận diện các đơn vị ngôn ngữ (ranh giới từ, câu, cả tiếng và âm), nhận diện các kiểu câu (Ai thế nào? Ai làm gì? Ai là gì?) và các thành phần câu.

Dựa vào tính độc lập của hoạt động nhận thức của HS, bài tập nhận diện – phân tích chia ra làm hai mức độ:

+ Nhận diện phân tích dựa trên mức độ có sẳn, yêu cầu nhận ra các hiện tượng nghiên cứu giữa những hiện tượng khác.

Ví dụ: Tìm câu kể Ai là gì? Trong đoạn văn

+ Tìm trong ngôn ngữ của chính HS đưa ra ví dụ cụ thể cho hiện tượng nghiên cứu.

b/ Đặt câu với mỗi từ vừa tìm được ở bài tập a.

Ở TH bài tập phân tích bao gồm các bài tập phân tích từ và phân tích theo thành phần cấu tạo câu. Để HS nhận biết được, GV cần xác định rõ đề bài yêu cầu tìm cái gì và nhớ lại những điều đã học liên quan đến yếu tố cần tìm, nhất là một số hình thức dấu hiệu liên quan.

Các dạng bài tập nhận diện – phân tích có thể phân ra như sau:

+ Kiểu bài cho trước một đoạn lời, yêu cầu các em xác định đó là câu hay không là câu và xác định kiểu câu có trong bài. Để làm bài tập này GV hướng dẫn các em nhận diện dựa vào dấu hiệu và nội dung hình thức. Khi làm bài tập HS đọc lần lượt từng dòng để xem xét đó là một ý, làm cho người khác hiểu chưa, nếu hiểu đó là một câu và xác định câu đó thuộc kiểu câu gì.

Ví dụ: Tìm các câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn sau:

Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa. Một số chiến sĩ thả câu, một số khác quay quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo. Bỗng biển có tiếng động mạnh. Cá heo gọi nhau quay đến quanh tàu như để chia vui.

TheoHà Đình Cẩn (TV 4b, tr. 16)

Hay bài tập cho một đoạn văn yêu cầu HS điền dấu câu (hoặc tìm dấu câu) và nêu tác dụng của dấu câu đó.

Ví dụ: Tìm những câu có chứa dấu gạch ngang (dấu - ) trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của dấu gạch ngang đó dùng để làm gì?

Thấy tôi sáng đến gần, ông tôi hỏi: - Cháu con ai?

- Thưa ông, cháu là con ông Thư.

Duy Khán (TV 4b, tr. 45)

+ Kiểu bài tập xác định từng bộ phận chính: bộ phận chính thứ nhất, bộ phận chính thứ hai của câu (hoặc CN hoặc VN). Hướng dẫn HS làm bài tập này, GV yêu cầu các em nhớ quy tắc tìm bộ phận chính thứ nhất (CN) và bộ phận chính thứ hai (VN) của

câu HS cần đặt câu hỏi để nhận diện ra chúng. Để tìm bộ phận chính thứ nhất (CN) các em đặt câu hỏi: Trong câu nói đến ai? (hoặc con gì? hoặc cái gì?). Để tìm bộ phận chính thứ hai (VN) các em đặt câu hỏi: … làm gì?, Thế nào?.

Ví dụ: 1. Tìm câu kể Ai là gì? Nêu tác dụng của mỗi câu (dùng để giới thiệu hay nhận định về sự vật).

Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên. Hoàng Diệu quê ở Quảng Nam. Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội. Nhưng các ông đã anh dũng hi sinh bảo vệ thành Hà Nội trong hai cuộc chiến đấu giữ thành năm 1873 và 1882. Ở trung tâm Hà Nội ngày nay có hai đường phố đẹp mang tên hai ông.

2.Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu Ai là gì? Em vừa tìm được.

(TV 4b, tr. 78)

Lưu ý khi đặt câu hỏi tìm VN trong câu kể (Ai là gì? Ai thế nào? Ai làm gì?)

về nguyên tắc câu hỏi tìm VN làm gì hay thế nào phụ thuộc vào từ loại VN. Nếu VN là động từ thì đặt câu hỏi làm gì? VN là tình từ đặt câu hỏi thế nào, như thế nào?. Nhưng nhiều trường hợp đặt câu hỏi cụ thể cho VN còn phụ thuộc vào cả CN như CN là vật thì phải hỏi thế nào.

Ví dụ: Tìm chủ ngữ của các câu kể Ai thế nào? Trong đoạn văn dưới đây:

Ôi chao chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bông. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng cùa nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.

Nguyễn Thế Hội (TV 4b, tr. 37)

Bên cạnh đó, còn phụ thuộc vào bộ phận VN miêu tả bằng hành động hay nêu nhận xét.

Ví dụ: Tìm câu kể Ai là gì? Trong những câu thơ sau. Xác định vị ngữ của những câu vừa tìm được

a/ Người là Cha, là Bác, là Anh Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ.

Tố Hữu

b/ Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày.

Một phần của tài liệu Dạy kiến thức sơ giản về câu cho HS lớp 4 ở một số Trường Tiểu học Thuộc tỉnh Đồng Tháp (Trang 39 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w