Hệ thống bài tập kiến thức sơ giản cho HS lớp 4

Một phần của tài liệu Dạy kiến thức sơ giản về câu cho HS lớp 4 ở một số Trường Tiểu học Thuộc tỉnh Đồng Tháp (Trang 44 - 55)

Các bài tập kiến thức sơ giản về câu cho HS nhằm hình thành cho HS kĩ năng nhận biết một số đơn vị ngữ pháp và cả ngữ âm, đồng thời giúp các em luyện nói, viết theo đúng nguyên tắc ngữ pháp chính tả.

Luyện tâp kiến thức sơ giản về câu cho HS được thực hiện bằng việc giải quyết các bài tập. Có thể phân loại bài tập dạy kiến thức sơ giản về câu thành hai loại: bài tập nhận diện – phân tích và bài tập xây dựng – tổng hợp (nhận diện, xây dựng là mục đích; phân tích, tổng hợp là thao tác thực hiện).

a. Bài tập nhận diện – phân tích

Bài tập nhận diện – phân tích có mục đích cụ thể hóa khái niệm ngữ pháp trên những ngữ liệu mới, nhằm rèn luyện cho HS khả năng nhận biết các hiện tượng, các đơn vị ngữ pháp đã được học. Bên cạnh đó rèn luyện cho HS khả năng nhận diện các kiểu câu, bộ phận cấu tạo câu, dấu câu, giúp các em có những hiểu biết về câu để sử dụng một cách có ý thức.

Kiểu bài tập này bao gồm các dạng bài tập phân định ranh giới, nhận diện các đơn vị ngôn ngữ (ranh giới từ, câu, cả tiếng và âm), nhận diện các kiểu câu (Ai thế nào? Ai làm gì? Ai là gì?) và các thành phần câu.

Dựa vào tính độc lập của hoạt động nhận thức của HS, bài tập nhận diện – phân tích chia ra làm hai mức độ:

+ Nhận diện phân tích dựa trên mức độ có sẳn, yêu cầu nhận ra các hiện tượng nghiên cứu giữa những hiện tượng khác.

Ví dụ: Tìm câu kể Ai là gì? Trong đoạn văn

+ Tìm trong ngôn ngữ của chính HS đưa ra ví dụ cụ thể cho hiện tượng nghiên cứu.

b/ Đặt câu với mỗi từ vừa tìm được ở bài tập a.

Ở TH bài tập phân tích bao gồm các bài tập phân tích từ và phân tích theo thành phần cấu tạo câu. Để HS nhận biết được, GV cần xác định rõ đề bài yêu cầu tìm cái gì và nhớ lại những điều đã học liên quan đến yếu tố cần tìm, nhất là một số hình thức dấu hiệu liên quan.

Các dạng bài tập nhận diện – phân tích có thể phân ra như sau:

+ Kiểu bài cho trước một đoạn lời, yêu cầu các em xác định đó là câu hay không là câu và xác định kiểu câu có trong bài. Để làm bài tập này GV hướng dẫn các em nhận diện dựa vào dấu hiệu và nội dung hình thức. Khi làm bài tập HS đọc lần lượt từng dòng để xem xét đó là một ý, làm cho người khác hiểu chưa, nếu hiểu đó là một câu và xác định câu đó thuộc kiểu câu gì.

Ví dụ: Tìm các câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn sau:

Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa. Một số chiến sĩ thả câu, một số khác quay quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo. Bỗng biển có tiếng động mạnh. Cá heo gọi nhau quay đến quanh tàu như để chia vui.

TheoHà Đình Cẩn (TV 4b, tr. 16)

Hay bài tập cho một đoạn văn yêu cầu HS điền dấu câu (hoặc tìm dấu câu) và nêu tác dụng của dấu câu đó.

Ví dụ: Tìm những câu có chứa dấu gạch ngang (dấu - ) trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của dấu gạch ngang đó dùng để làm gì?

Thấy tôi sáng đến gần, ông tôi hỏi: - Cháu con ai?

- Thưa ông, cháu là con ông Thư.

Duy Khán (TV 4b, tr. 45)

+ Kiểu bài tập xác định từng bộ phận chính: bộ phận chính thứ nhất, bộ phận chính thứ hai của câu (hoặc CN hoặc VN). Hướng dẫn HS làm bài tập này, GV yêu cầu các em nhớ quy tắc tìm bộ phận chính thứ nhất (CN) và bộ phận chính thứ hai (VN) của

câu HS cần đặt câu hỏi để nhận diện ra chúng. Để tìm bộ phận chính thứ nhất (CN) các em đặt câu hỏi: Trong câu nói đến ai? (hoặc con gì? hoặc cái gì?). Để tìm bộ phận chính thứ hai (VN) các em đặt câu hỏi: … làm gì?, Thế nào?.

Ví dụ: 1. Tìm câu kể Ai là gì? Nêu tác dụng của mỗi câu (dùng để giới thiệu hay nhận định về sự vật).

Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên. Hoàng Diệu quê ở Quảng Nam. Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội. Nhưng các ông đã anh dũng hi sinh bảo vệ thành Hà Nội trong hai cuộc chiến đấu giữ thành năm 1873 và 1882. Ở trung tâm Hà Nội ngày nay có hai đường phố đẹp mang tên hai ông.

2.Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu Ai là gì? Em vừa tìm được.

(TV 4b, tr. 78)

Lưu ý khi đặt câu hỏi tìm VN trong câu kể (Ai là gì? Ai thế nào? Ai làm gì?)

về nguyên tắc câu hỏi tìm VN làm gì hay thế nào phụ thuộc vào từ loại VN. Nếu VN là động từ thì đặt câu hỏi làm gì? VN là tình từ đặt câu hỏi thế nào, như thế nào?. Nhưng nhiều trường hợp đặt câu hỏi cụ thể cho VN còn phụ thuộc vào cả CN như CN là vật thì phải hỏi thế nào.

Ví dụ: Tìm chủ ngữ của các câu kể Ai thế nào? Trong đoạn văn dưới đây:

Ôi chao chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bông. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng cùa nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.

Nguyễn Thế Hội (TV 4b, tr. 37)

Bên cạnh đó, còn phụ thuộc vào bộ phận VN miêu tả bằng hành động hay nêu nhận xét.

Ví dụ: Tìm câu kể Ai là gì? Trong những câu thơ sau. Xác định vị ngữ của những câu vừa tìm được

a/ Người là Cha, là Bác, là Anh Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ.

Tố Hữu

b/ Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày. Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay.

Đỗ Trung Quân (TV 4b, tr. 62)

+ Kiểu bài tập yêu cầu tìm ra các danh từ (hoặc yêu cầu tìm ra tiểu loại danh từ chỉ người, chỉ loài vật, chỉ động vật, chỉ cây cối) hoặc các dạng động từ, tính từ trong đoạn bài (thường là bài tập đọc cho trước) sau đó đặt câu với danh từ, động từ, tính từ vừa tìm được. Hướng dẫn HS làm kiểu bài tập GV yêu cầu các em đọc lại đoạn, xem từ nào chỉ người, vật, cây cối,…thì đó là danh từ. Những trường hợp không phân cắt được đơn vị từ, không xác định được tổ hợp nào đó là một từ hay hai từ thì GV cần tính trước và cho sẵn gianh giới từ. Để nhận ra các danh từ HS cần đặt câu hỏi ai, con gì, cây gì, cái gì? Những từ nào trong đoạn trả lời được câu hỏi này thì chúng đều là danh từ. Những từ chỉ hoạt động của người, vật, chỉ cảm xúc, trả lời cho câu hỏi làm gì thì là động từ. Từ nào chỉ hình dạng màu sắc, kích thước, tính chất sự vật, trả lời câu hỏi như thế nào là tính từ. Sau khi đã xác định được (danh từ, động từ, tính từ) và hiểu nghĩa các em sẽ dùng từ đặt câu một cách chính xác và sử dụng một cách có hiệu quả vào hoạt động giao tiếp.

Ví dụ: 1. a/ Tìm các từ ngữ miêu tả mức độ của cái đẹp

M: tuyệt vời

b/ Đặt câu với từ ngữ em vừa tìm được ở bài tập a.

2. Hãy viết một câu có dùng tính từ:

a/ Nói về một người bạn hoặc người thân của em

b/ Nói về một sự vật quen thuộc với em (cây cối, con vật, nhà cửa, sông núi,…)

(TV4b, tr. 52)

Hơn nữa, bài tập yêu cầu tìm trạng ngữ cho câu (trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ nguyên nhân, trạng ngữ chỉ mục đích).

Ví dụ: Tìm trạng ngữ trong các câu sau:

a/ Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng.

Võ Quảng

b/ Trong vườn muôn loài hoa đua nở

Xuân Quỳnh

c/ Từ tờ mờ sáng, cô Thảo đã dậy sắm sửa đi về làng. Làng cô ở cách làng Mỹ Lý hơn mười lăm cây số. Vì vậy, mỗi năm cô chỉ về làng chừng hai ba lượt.

Theo Thanh Tịnh (TV 4b, tr. 126)

Tóm lại, dạng bài tập nhận diện – phân tích là bài tập yêu cầu các em nhận ra kiến thức lý thuyết mà các em đã được học để vận dụng vào làm bài tập tổng hợp.

b. Bài tập xây dựng - tổng hợp

Bài tập xây dựng – tổng hợp (còn gọi là bài tập lời nói) chủ yếu nằm ở cấp độ câu, luyện cho HS kĩ năng tạo câu, liên kết các câu thành đoạn và sử dụng câu trong giao tiếp.

Dựa vào mức độ tính độc lập của HS khi thực hiện bài tập, có thể chia bài tập xây dựng – tổng hợp thành ba nhóm: bài tập theo mẫu, bài tập cấu trúc, bài tập sáng tạo.

+ Bài tập theo mẫu: là loại bài tập có mức độ sáng tạo thấp vì khi HS thực hiện, các em không cần có ý thức về lý thuyết ngữ pháp mà chỉ bắt chước theo mẫu. Những bài tập này được thực hiện trong tất cả các giờ học khác, các phân môn tiếng Việt khác,

đặc biệt là giờ tập làm văn. Trong nhóm này những bài tập đọc câu, làm bài tập theo mẫu (trên cở sở bắt chước mẫu mà chưa có lý thuyết ngữ pháp) có vị trí quan trọng.

Ví dụ:Tìm câu hỏi trong các bài Thưa chuyện với mẹ, Hai bàn tay và ghi vào bảng có mẫu như sau:

Thứ tự Câu hỏi Câu hỏi của ai? Để hỏi ai? Từ nghi vấn M 1 Con vừa bảo gì? Câu hỏi của mẹ Để hỏi Cương gì

(TV 4a, tr. 131)

+ Bài tập cấu trúc sửa chữa: giúp cho HS viết đúng ngữ pháp – chính tả. Nếu ở bài tập theo mẫu, HS thực hiện một cách vô thức bắt chước mẫu thì ở bài tập cấu trúc, các em phải dựa vào quy tắc ngữ pháp dù chỉ một phần nhỏ nào ở trong bài. Bài tập cấu trúc sửa chữa gồm: Bài tập biến dạng các kiểu câu có mục đích luyện nắm cấu trúc câu như bài tập cho sẵn chủ ngữ và vị ngữ yêu cầu HS điền thêm bộ phận còn thiếu để tạo thành câu (hoặc ngược lại), bài tập cho trước một đoạn đã lược bỏ dấu câu, yêu cầu HS điền thêm dấu câu để tạo thành câu hoàn chỉnh (ví dụ: Điền dấu câu thích hợp vào ô trống và cho biết tác dụng của dấu câu đó).

+ Bài tập sáng tạo: là những bài tập không quy định bởi mẫu câu hay cấu trúc câu cho sẵn. Các bài tập câu sáng tạo gồm: bài tập cho trước đề tài yêu cầu HS đặt câu hoặc cho từ “điểm tựa” yêu cầu đặt câu hoặc viết một đoạn văn ngắn.

Ví dụ: Hãy viết một đoạn văn ngắn 3 đến 5 câu kể về một lần em được đi chơi xa, trong đó có ít nhất một câu dùng trạng ngữ.

(TV 4b, tr. 126)

Bài tập sáng tạo có ý nghĩa trong việc phát triển lời nói của HS và nó đi theo quy trình tự nhiên của sản sinh lời nói: đi từ ý đến lời, đi từ nội dung đến hình thức câu chứ không phải là một tình huống học tập chỉ tồn tại trong trường học. Tuy vậy cũng gặp không ít khó khăn. Ở bài tập đặt câu theo mẫu và bài tập cấu trúc sửa chữa HS nhận diện được một kết quả rõ ràng và kết quả này có thể đo được. Trong bài tập đặt câu sáng tạo không có những tiêu chí cụ thể cho nên nhiều lúc HS đặt những câu sơ lược và nó chỉ thực hiện khi HS có trình độ cao. Vì vậy khi thực hiện bài tập sáng tạo

GV không nên bằng lòng với kết quả đầu tiên mà HS đạt được. GV cần hướng dẫn HS bổ sung thêm để có những câu có đủ độ lớn, có cấu trúc ngữ pháp phức tạp hơn và nhất là có sức biểu hiện.

Hiện nay các bài tập sáng tạo, loại bài tập theo tình huống được xem là điển hình của bài tập lời nói đích thực vẫn còn rất ít. Đó là bài tập để HS đặt mình vào hoàn cảnh nói năng sản sinh những câu, những đoạn, bài đã được dự tính trước. Tình huống có thể là tình huống thật hoặc xây dựng trò chơi đóng vai hoặc tình huống mô tả bằng lời (ví dụ: Trong chợ đông người, em vô ý va phải Bác bên cạnh. Em nói gì với Bác ?).

Loại bài tập xây dựng – tổng hợp này thể hiện trong nhiều hình thức:

Điền từ ngữ vào chỗ trống

Ví dụ: * Tìm từ ngữ trong ngoặc đơn hợp với chỗ trống ở đoạn văn sau:

Anh Kim Đồng là một … rất … Tuy không chiến đấu ở …, nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sức … Anh đã hi sinh, nhưng … sáng của anh vẫn còn mãi mãi.

(can đảm, người liên lạc, hiểm nghèo, tấm gương, mặt trận)

(TV 4b, tr. 129)

* Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho những câu sau:

a) ..., em giúp bố mẹ làm những công việc gia đình. b) …, em rất chăm chú nghe giảng và hăng hái phát biểu. c) …, hoa đã nở.

(TV 4b, tr. 130)

* Các câu dưới đây chỉ mới có trạng ngữ chỉ nơi chốn, hãy thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh những câu ấy.

a) Ngoài đường,…. b) Trong nhà,….

c) Trên đường đến trường,…. d) Ở bên kia sườn núi,….

(TV 4b, tr. 130)

Ghép từ ngữ, nối từ ngữ thành câu:

Ví dụ: *Chọn từ ngữ thích hợp ở cột A ghép với từ ngữ ở cột B để tạo thành câu kểAi là gì? A Bạn Lan Người Cô giáo Trẻ em (TV 4b, tr. 69)

* Chọn nghĩa thích hợp với mỗi câu tục ngữ sau:

A B

Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài

Hình thức thường thống nhất với nội dung

(TV 4a, tr. 127)

là tương lai của đất nước là người mẹ thứ hai của em là người Hà Nội

Là vốn quý nhất

Tố gỗ hơn tốt nước sơn Người thanh tiếng nói cũng thanh Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu

Cái nết đánh chết cái đẹp Trông mặt mà bắt hình dong Con lợn có béo thì lòng mới ngon

* Dùng các từ ngữ dưới đây để đặt câu kể Ai là gì?

a) … là một thành phố lớn

b) … là quê hương của những làn điệu dân ca quan họ c) … là nhà thơ lớn

d) … là nhà thơ lớn của Việt Nam

(TV 4b, tr. 62)

Đặt câu theo mẫu không có từ cho trước

Đặt câu theo mẫu , không cho trước chủ đề

Ví dụ: * Em hãy đặt một câu để tự hỏi mình

M: Mình đã đọc truyện này ở đâu rồi ấy nhỉ?

(TV 4b, tr. 82)

* Đặt 3 câu theo mẫu Ai thế nào? Mỗi câu tả một loài cây mà em thích.

(TV 4a, tr. 30)

Đặt câu theo mẫu, cho trước chủ đề

Ví dụ: Đặt câu cảm cho các tình huống sau:

a) Cô giáo ra một bài toán khó, cả lớp chỉ có một bạn làm được. Hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự thán phục.

b) Vào ngày sinh nhật của em, có một bạn học cũ đã chuyển trường từ lâu bỗng nhiên tới chúc mừng em. Hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự ngạc nhiên và vui mừng.

(TV 4b, tr. 121)

Đặt câu hỏi không theo mẫu

Ví dụ: Đặt câu với từ tìm được bài tập 2

(TV 4b, tr. 11)

Đặt câu theo nội dung tranh

Ví dụ: Đặt câu nói lên các hoạt động chỉ trạng thái được bạn thể hiện bằng cử chỉ, động tác không lời.

(TV 4b, tr. 117)

Đặt câu theo mục đích nói

Ví dụ: * Hãy đặt câu khiến để nói vói bạn, với anh chị, hoặc cô giáo (thầy giáo)

* Đặt câu khiến cho phù hợp với các tình huống sau:

a) Vào giờ kiểm tra, chẳng may bút em bị hỏng. Em biết bạn em có hai bút. Hãy nói với bạn em một câu để mượn bút.

b) Em gọi điện thoại cho bạn, gặp bạn, gặp người ở đầu dây bên kia là bố của bạn. Hãy nói với bạn một câu để mượn bút.

c) Em đang tìm nhà bạn bỗng gặp một chú từ một nhà gần đấy bước ra. Hãy nói một câu nhờ chú ý chỉ đường.

(TV 4b, tr. 92)

* Chuyển các câu kể thành câu khiến:

- Nam đi học.

- Thành đi lao động. - Ngân chăm chỉ.

M: - Nam đi học đi! - Nam phải đi học! - Nam hãy đi học đi!

(TV 4b, tr. 93)

Nêu tình huống sử dụng câu

Ví dụ: *Hãy nêu một vài tình huống có thê dùng dấu câu để:

Một phần của tài liệu Dạy kiến thức sơ giản về câu cho HS lớp 4 ở một số Trường Tiểu học Thuộc tỉnh Đồng Tháp (Trang 44 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w