- Chủ nhiệm đồ án hạng nhất.
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
3.2.4 Nội dung công việc
Mức độ hấp dẫn, thách thức của công việc:
Để tạo cho CB CNV những công việc có tính hấp dẫn cao và sự thử thách lớn công ty có thể bổ sung thêm công việc, nội dung bổ sung là:
Cho NLĐ không gian để sáng tạo tìm tòi cái mới, thực hiện cái mới. Cải thiện môi trường, thực hiện mục tiêu của người lao động và tập thể. Để cho người lao động thấy được đóng góp của mình cho sản phẩm hoặc mục tiêu của công ty.
Ngoài công việc mình làm còn có tương lai tốt đẹp.
Nếu bổ sung công việc là giải pháp có lợi như vậy, tại sao nó chưa trở thành một bộ phận khăng khít của từng tiêu chuẩn công tác? Và có biện pháp để khắc phục là: để cho từng người lao động thấy được nội dung của bổ sung công tác không giống nhau. Và quan trọng là mỗi một lãnh đạo cần thân thiết và hiểu nhân viên của mình đang ở đâu và mong muốn gì ở sự lãnh đạo của mình.
Kiến nghị: Có thể hỏi nhân viên của mình các câu hỏi qua việc sinh hoạt của họ, tìm khả năng để công việc trở nên phong phú:
- Bạn có biết công việc của bạn quan trọng như thế nào với công ty? - Trong công việc bạn đã dùng kĩ năng nào?
- Bạn có cảm thấy công việc của bạn có tính chất thách thức và có giá trị không? - Trong nhiệm vụ hiện nay của bạn, bạn còn có hi vọng nâng chức trách ở nhiệm vụ nào?
- Bạn mong muốn làm gì trong 3 đến 5 năm tới?
- Bạn mong muốn công việc của bạn có những thay đổi gì?
Sở dĩ làm như vậy là nhằm giúp đỡ người lao động bình xét công việc của mình, tìm được phương pháp bổ sung công việc và tạo cho họ được sự hứng thú, hấp dẫn trong công việc.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty:
Mục đích của đào tạo là nhằm tăng kết quả công việc của nhân viên thông qua việc tạo cho họ kỹ năng và kiến thức mới. Đào tạo có hiệu quả sẽ giúp cho người lao động tự chủ với công việc, tăng lòng tự hào bản thân, có cơ hội thăng tiến, có thái độ tích cực và có động lực làm việc.
Do đặc thù của ngành đòi hỏi người lao động phải có trình độ, kỹ năng chuyên môn vững vàng và luôn phải nắm bắt được trình độ khoa học công nghệ tiên tiến nên công ty rất chú trọng tới công tác đào tạo. Hoạt động đào tạo tại công ty luôn được thực hiện theo đúng quy trình bao gồm: xác định nhu cầu đào tạo, lên kế hoạch và chuẩn bị, thực hiện kế hoạch và đánh giá hiệu quả đào tạo.
Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động này thì công ty cần phải đánh giá một cách chính xác khả năng hoàn thành nhiệm vụ của người lao động, so sánh giữa kết quả thực tế mà người lao động đạt được với kết quả
mà doanh nghiệp mong muốn từ đó tìm ra những thiếu xót về kiến thức và kỹ năng của nhân viên để quyết định đào tạo.
Kế hoạch đào tạo không chỉ căn cứ vào nhu cầu thực tế của công việc tại từng đơn vị, nhu cầu phát triển của cá nhân mà chúng ta cần phải kết hợp hai nhu cầu đó với nhau. Điều đó sẽ làm cho người lao động có hứng thú với việc học, từ đó sẽ nâng cao được hiệu quả đào tạo. Ngoài ra, sau quá trình đào tạo cần phải tạo điều kiện cho người lao động có thể ứng dụng kết quả đào tạo vào trong công việc.
Đề xuất: Qua quá trình tìm hiểu tôi có thể đưa ra đề xuất cho vấn đề tạo động lực là đào tạo và pháy triển nguồn nhân lực tại công ty như sau:
- Để cho CB CNV tự đưa ra những phương hướng đào tạo, mục đích đào tạo và bảng mục tiêu cá nhân của mỗi một người trong 1 tháng, 1 quý, 1 năm. Qua đó ta có thế đánh giá được mục tiêu của họ có hợp lý so với sự phát triển của công ty có hợp lý hay không? Mục tiêu này có thể sử dụng để làm mục tiêu phấn đấu và giao trách nhiệm trong công việc được hay không?
- Để cho CB CNV tự đi vào quỹ đạo phát triển liên tục, tăng thêm một số kỹ thuật mới bên cạnh đó những nhà quản lý phải giúp đỡ họ trong công việc, sự thăng tiến, phát hiện những trở ngại nào không thể tránh khỏi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của họ nhưng họ cần phải khắc phục những khó khăn ấy làm tốt công việc giúp họ xây dựng mối quan hệ và liên minh để thực hiện mục tiêu của họ.
Yêu cầu trách nhiệm khi thực hiện công việc: Nhà quản trị phải đưa ra
những yêu cầu công việc cụ thể, giao trách nhiệm cho từng nhân viên thực hiện công việc và yêu cầu mức độ hoàn thành.
* Qua tất cả những phương hướng đề ra tôi có thể tổng hợp đưa ra một trong 20 nguyên nhân đầu tiên được NLĐ, nhà quản trị quan tâm nhất trong các biện pháp nhằm tạo động lực cho NLĐ tại doanh nghiệp là:
+ Làm việc và thử thách có hứng thú
+ Thăng chức, thay đổi chức vụ, học tập và phát triển + Cùng làm việc với người tài giỏi
+ Cán bộ quản lý ủng hộ/Giám đốc tốt
+ Được công nhận có khả năng, được tôn trọng + Phúc lợi hợp lý thỏa mãn
+ Làm việc có ý nghĩa, được coi trọng
+ Cảm thấy tự hào vì doanh nghiệp, sản phẩm của công ty và vai trò của bản thân
+ Môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp tốt đẹp + Có quyền tự chủ, sáng tạo chủ động làm việc
+ Tính linh hoạt: Thời gian làm việc, trang phục + Địa điểm của công ty
+ Tính ổn định và bí mật của công việc
+ Nhiệm vụ công tác luôn đa dạng và thay đổi + Hứng thú trong công tác
+ Là một thành viên của tập thể + Tinh thần trách nhiệm
+ Mục tiêu của công ty là mục tiêu của NLĐ + Sự lãnh đạo khích lệ lòng người
KẾT LUẬN
Nguồn lực lao động có vai trò ngày càng quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của một tổ chức. Khả năng của con người là vô hạn, cho nên mỗi một doanh nghiệp, mỗi một tổ chức cần phải chú trọng đến việc phát huy yếu tố con người và phải làm cho mọi người trong tổ chức cống hiến hết mình cho sự phát triển của tổ chức Một trong những biện pháp đặc biệt quan trọng nhằm phát huy hết khả năng của người lao động, tăng cường sự cống hiến của họ đối với tổ chức chính là công tác tạo động lực. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Công ty CP Liên doanh Thương mại Việt-Trung đã rất chú trọng đến công tác tạo động lực cho người lao động nhằm tạo ra được một đội ngũ lao động có trình độ, chuyên môn, gắn bó với công ty, hăng hái, nhiệt tình trong công việc. Tuy đạt được
những thành tựu đáng tự hào nhưng bên cạnh đó vãn còn tồn tại những hạn chế nên đã không sử dụng hiệu quả triệt để nguồn lực con người.
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, sự cạnh tranh giữa các tổ chức không chỉ đơn thuần là sự cạnh tranh về nguyên vật liệu, công nghệ về thị trường tiêu thụ sản phẩm, chất lượng và giá cả sản phẩm mà sự cạnh tranh còn diễn ra trên cả thị trường sức lao động. Với điều kiện này thì vị trí của các nguồn lực ngày càng trở nên quan trọng, trong đó con người được coi vừa là nguồn lực quan trọng nhất, vừa là nguồn lực của mọi nguồn lực. Việc khai thác sử dụng và phát triển nguồn lực này trong mỗi doanh nghiệp sao cho có hiệu quả nhất là điều kiện tiên quyết bảo đảm cho sự thành công trong kế hoạch phát triển lâu dài.
Để có thể tồn tại và phát triển trên thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt thì buộc các doanh nghiệp phải luôn tạo ra được những lợi thế của riêng mình và phải tận dụng được những lợi thế ấy. Công ty Cổ phần Liên Doanh Thương Mại Việt-Trung tuy chỉ mới được thành lập và đi vào hoạt động trong ngành xây dựng nhưng Công ty đã biết tận dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của mình để tạo ra những lợi thế cạnh tranh của Công ty trên thị trường; chỉ khi nguồn lực này được phát huy thì hoạt động sản xuất kinh doanh mới đạt được hiệu quả. Do vậy, việc đầu tư vào nguồn lực này thông qua các hoạt động đào tạo và phát triển của Công ty là sáng suốt và tạo động lực cho người lao động là điều cơ bản trong mỗi công ty.
Trong thời gian viết khóa luận, em đã nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty, từ đó thấy được một số ưu điểm và hạn chế của nó. Từ những mặt hạn chế đó, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này với hy vọng sẽ góp một phần sức mình nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực tại công ty.
Những lý luận và các số liệu căn cứ ở báo cáo này chắc chắn là có những khiếm khuyết mang tính chủ quan hoặc bị hạn chế bởi khả năng của em. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung, sửa đổi của thầy cô và ban lãnh đạo công ty để em có thể hoàn thiện hơn nữa khóa luận này.
anh chị trong phòng lao động - tiền lương của Công ty CP Liên doanh Thương mại Việt-Trung đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!