Mục tiêu chiến lược củaDN, nhiệm vụ tiêu chuẩn cho NLĐ

Một phần của tài liệu Công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty Cổ phần Liên doanh Thương mại Việt Trung (Trang 70 - 73)

- Chủ nhiệm đồ án hạng nhất.

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

3.2.1 Mục tiêu chiến lược củaDN, nhiệm vụ tiêu chuẩn cho NLĐ

Xác định mục tiêu chiến lược: cho từng phòng ban cụ thể, từng cá nhân có

trách nhiệm nghĩa vụ thực hiện mục tiêu chung của phòng ban và toàn công ty.

Xác định nhiệm vụ và các tiêu chuẩn thực hiện công việc cho người lao động một cách rõ ràng thì công ty phải tiến hành hoạt động phân tích công việc.

Phân tích công việc giúp người lao động hiểu một cách chi tiết về các nhiệm vụ, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong công việc. Đồng thời, quá trình này sẽ giúp cho người quản lý có thể đưa ra được các quyết định nhân sự như tuyển dụng, đề bạt, thù lao… dựa trên các tiêu thức có liên quan đến công việc chứ không phải dựa trên những tiêu chuẩn mơ hồ và mang tính chủ quan.

Mặc dù hiện nay, công ty đã tiến hành phân tích công việc cho người lao động. Tuy nhiên, công tác phân tích công việc mới chỉ đưa ra được các nhiệm vụ, yêu cầu và các tiêu chuẩn thực hiện công việc một cách chung chung, chưa rõ ràng. Người lao động cũng chỉ hiểu công việc họ phải làm một cách chung chung, khái quát. Chính vì vậy, người lao động không thấy hết được vị trí của công việc đối với sự phát triển của công ty,không thấy được lợi ích mình được hưởng từ đó nên không có phương hướng phấn đấu từ đó làm giảm động lực lao động. Do đó, công ty cần phải tiến hành phân tích và thiết kế lại công việc mà công ty đang thực hiện.

Khi phân tích công việc, công ty cần phải tiến hành theo đúng quy trình phân tích công việc bao gồm ba giai đoạn sau đây:

Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị phân tích

Trong giai đoạn này cần phải xác định đúng mục đích phân tích công việc. Khi đã nắm rõ mục đích của việc phân tích công việc thì sẽ giúp cho nhà quản lý có thể xác định được những thông tin về công việc cần thu thập và thiết kế biểu

mẫu thu thập thông tin phân tích cho phù hợp. Sau đó công ty cần xem xét các thông tin cơ bản có liên quan đến công việc như: thông tin về máy móc, thiết bị, công cụ, nguyên vật liệu cần phải sử dụng và các phương tiện hỗ trợ công việc; thông tin về các điều kiện làm việc. Bước cuối cùng trong giai đoạn này là ta phải lựa chọn người thực hiện công việc tiêu biểu để phân tích. Do phân tích công việc là nhằm xác định những yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng và năng lực cần có để thực hiện công việc cho nên ta chỉ cần chọn người tiêu biểu là những người thực hiện công việc ở mức đạt yêu cầu, chứ không nên chọn những người thực hiện xuất sắc vì nếu không sẽ xây dựng những nhiệm vụ không phù hợp với tình hình chung.

Giai đoạn 2: Giai đoạn tiến hành phân tích

Trong giai đoạn này, việc đầu tiên là phải xác định các thông tin về công việc cần thu thập. Khi thu thập thông tin phục vụ cho quá trình phân tích công việc cần phải thu thập một cách đầy đủ, không bỏ xót. Đồng thời cần phải biết kết hợp đan xen các phương pháp thu thập thông tin như phỏng vấn, phiếu điều tra, quan sát người lao động..

- Phỏng vấn: Phỏng vấn giúp ta có được những thông tin mà người thực hiện công việc khó có thể mô tả bằng lời viết. Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến để phân tích công việc, nó giúp người quản lý có thể thu thập thông tin về công việc một cách đơn giản và nhanh chóng

- Điều trả bằng phiếu câu hỏi: đây là phương pháp nhanh và tiết kiệm thời gian nhất để thu thập được thông tin từ nhiều người khác nhau nhưng cùng thực hiện công việc.

- Quan sát người lao động: tiến hành quan sát và ghi chép vào biểu mẫu được thiết kế sẵn những thông tin quan sát được. Phuơng pháp này giúp ta có thể thu thập được thông tin phong phú và thực tế về công việc.

Giai đoạn 3: Đưa ra các kết quả phân tích

Kết quả phân tích công việc phải đưa ra được: bản mô tả công việc, bản yêu cầu của công việc với người thực hiện và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc.

trách nhiệm, điều kiện làm việc và những vấn đề có liên quan đến một công việc cụ thể”. Nó thường gồm ba phần: phần xác định công việc (tên công việc, mã số công việc, địa điểm làm việc..), phần tóm tắt về các nhiệm vụ và trách nhiệm thuộc công ty, các điều kiện làm việc(thời gian làm việc, điều kiện vệ sinh, an toàn lao động).

- Bản yêu cầu của công việc với người thực hiện: “là bản liệt kê các đòi hỏi của công việc đối với người thực hiện về các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cần phải có, trình độ giáo dục và đào tạo cần thiết, các đặc trưng về tinh thần thể lực”. Bản này bao gồm các yêu cầu về chuyên môn có liên quan rõ ràng tới việc thực hiện công việc ở mức có thể chấp nhận được, không nên có những yêu cầu quá cao, không cần thiết.

- Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc: “là một hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chí phản ánh các yêu cầu về số lượng và chất lượng của sự hoàn thành các nhiệm vụ được quy định trong bản mô tả công việc”.

Sau khi kết thúc một đợt phân tích công việc thì công ty cũng chỉ nên sử dụng các kết quả này trong một thời gian rồi sau đó cần phải tiến hành phân tích lại công việc, vì nhiệm vụ cũng như tiêu chuẩn thực hiện công việc cho người lao động thường xuyên biến đổi cùng với quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu như công ty thực hiện tốt quá trình phân tích công việc sẽ giúp cho người lao động hiểu rõ hơn về công việc, từ đó có phương hướng phấn đấu, kích thích người lao động làm việc có hiệu quả hơn..

Đánh giá thường xuyên và công bằng mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người lao động:

Khi doanh nghiệp tiến hành đánh giá thực hiện công việc, người lao động có thể nhận được các lợi ích như: có được định hướng phát triển nghề nghiệp rõ ràng, được đào tạo một cách hợp lý, biết rõ hiệu quả làm việc của mình từ đó xác định được những điểm cần cải tiến để nâng cao hiệu quả, nhận được sự hỗ trợ kịp thời của người quản lý khi gặp khó khăn, được đề đạt ý kiến để cải thiện điều kiện lao động...

Trong những năm vừa qua, công ty CP Liên doanh Thương mại Việt Trung chưa có tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc của cán bộ công nhân viên một

cách khoa học, thống nhất. Việc đánh giá còn mang tính định tính, chung chung. Thông thường, cứ cuối mỗi tháng, các phòng ban lại họp lại để bình bầu xem người nào hoàn thành nhiệm vụ hoặc không hoàn thành nhiệm vụ. Do không có tiêu chuẩn đánh giá một cách cụ thể cho nên việc đánh giá thường dựa vào nhận định chủ quan của người đánh giá nên không phản ánh đúng sự thực hiện công việc của người lao động. Chính vì vậy, công ty cần xây dựng một hệ thống đánh giá rõ ràng, cụ thể.

Một hệ thống đánh giá khoa học, hợp lý phải bao gồm ba yếu tố cơ bản sau: - Các tiêu chuẩn thực hiện công việc: các tiêu chuẩn này phải rõ ràng cần phải được xác định dựa trên quá trính phân tích công việc. Những tiêu chuẩn này phải cho người lao động thấy được cần phải làm những gì trong công việc và cần phải làm tốt đến mức nào? Đồng thời, nó phải phản ánh được một cách hợp lý các mức độ yêu cầu về số lượng và chất lượng của thực hiện công việc.

- Tiến hành đo lường sự thực hiện công việc theo các tiêu thức đã xây dựng trong tiêu chuẩn. Chúng ta cần phải xác định cái gì cần phải đo lường trong công việc của người lao động và đo bằng những tiêu thức nào?

- Cung cấp thông tin phản hồi để đưa ra những nhận xét về ảnh hưởng của một hành vi hay hiệu quả làm việc của một cá nhân.

Một phần của tài liệu Công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty Cổ phần Liên doanh Thương mại Việt Trung (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w