Vòng đời

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện qui trình nhân giống in vitro cây lan hài hồng (paphiopedilum delenatii) đặc hữu quí hiếm của việt nam (Trang 27 - 28)

Hạt của các loài Paphiopedilum có hình dạng rất khác nhau, từ bầu dục đến dạng thuôn dài hay hẹp và thường có chiều dài 0,4-1,1mm. Phôi nhỏ, dài 0,3-0,4mm được bao bởi vỏ hạt chất giấy phát triển từ vỏ trong và ngoài của noãn. Hạt chín rất nhẹ và dễ dàng phát tán nhờ gió. Hạt của Lan không có nội nhũ, và như vậy nó dinh dưỡng phụ thuộc vào quan hệ cộng sinh chặt chẽ với một loài nấm rễ.

Hạt chín trong vòng từ sáu đến mười tháng sau khi được thụ phấn và phát tán qua khe mở của nang chín đã chuyển thành màu nâu và khô đi. Sự nẩy mầm xảy ra trên đất, trên đá hay trên cây, ở chỗ tối ngay sau khi phát tán và khi cuống của phôi được nhiễm một loại nấm rễ phù hợp. Mầm rễ phát triển ra các rễ giả dài cũng bị nhiễm các sợi nấm của rễ. Một rễ thật nhanh chóng mọc ra từ phía sau của đỉnh chồi. Tiếp theo là mầm rễ mọc dài ra và sinh ra rễ con. Lá đầu tiên có thể xuất hiện vài tháng sau khi hạt nẩy mầm. Rễ đầu tiên có ít xylem nhưng có rất nhiều floem được bao phủ bởi các rễ giả và đã nhiễm nấm ngay khi mới hình thành. Trong giai đoạn này, vỏ rễ bị nhiễm các búi nấm dày đặc. Tuy nhiên, các rễ càng xuất hiện muộn hơn càng ít nhiễm nấm, và đến tháng thứ năm thì rễ trở thành rễ đặc trưng dạng sợi mảnh với hệ floem phát triển mạnh và không có các búi nấm. Ở cây trưởng thành, chồi mang lá và cụm hoa sẽ nở hoa trong năm tới đã phát triển trong mùa sinh trưởng trước đó. Sự sinh trưởng mới bắt đầu phát triển thường xảy ra trước khi kết thúc nở hoa. Phần lớn các Lan hài Việt Nam ra hoa trong điều kiện tự nhiên vào mùa xuân hay đầu mùa hè. Tất cả các loài Lan hài của Việt Nam, ngoại trừ

Paphiopedilum delenatii nở hoa vào mùa khô. Hoa tồn tại trong thời gian từ bốn đến tám tuần. Sự thay đổi thời gian nở hoa xảy ra với hầu hết các loài đã được đưa vào trồng trong điều kiện nhân tạo [3].

Các loài Lan hài có thể sống trong rất nhiều năm, sự sinh trưởng trục hợp mới xảy ra hàng năm. Phần thân rễ cũ với các gốc của chồi thẳng đứng cũ lần lượt thối đi. Tuy nhiên, đối với các loài sống trong điều kiện khô, phần thân rễ chết có

thể tồn tại trong thời gian dài. Trong những trường hợp như vậy, số lượng các gốc chồi chết (nhưng không thối rửa) sẽ tương đương với số tuổi tối thiểu của mỗi cây. Tuổi tối thiểu của các cây trưởng thành của Paphiopedilum helenae trong quần thể hoang dại ít nhất là 30-40 năm. Trong tự nhiên, tuổi thật của các cây được nghiên cứu chắc chắn cao hơn. Các Lan hài do các nhà nuôi trồng ở Châu Âu lai tạo trong ba thập kỷ cuối của thế kỷ XIX hiện vẫn còn phát triển mạnh sau hơn một thế kỷ nuôi trồng [3].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện qui trình nhân giống in vitro cây lan hài hồng (paphiopedilum delenatii) đặc hữu quí hiếm của việt nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)