Phân bố địa lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện qui trình nhân giống in vitro cây lan hài hồng (paphiopedilum delenatii) đặc hữu quí hiếm của việt nam (Trang 29 - 30)

Khu phân bố của Paphiopedilum kéo dài từ vùng nhiệt đới ở chân núi Himalaya chạy ngang sang phía Đông qua Trung Quốc đến Philippin, xuống Đông nam đến hầu khắp vùng Đông Nam Á và quần đảo Mã Lai, New Guinea và quần đảo Solomon.

Paphiopedilum chắc chắn có nguồn gốc từ lục địa Đông Nam Á. Sự mở rộng khu phân bố của nó về phía Nam và phía Đông đến vùng Malaixia và Tây nam Thái Bình Dương là do kết quả di cư liên tục của các loài tổ tiên và sự phân bố tổ tròn thành nhiều loài đặc hữu địa phương, và thường có khu phân bố xa nhau.

Hầu hết các loài Paphiopedilum đều thuộc vào một trong số các tổ của dưới chi Paphiopedilum có khu phân bố gần như trùng với khu phân bố của chi nói chung. Mỗi tổ đều có một khu phân bố riêng nhưng hẹp hơn.

Vùng tập trung nhiều nhất của chi Paphiopedilum là ở Nam Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Tây) và Bắc Việt Nam với 18-20 loài đã được phát hiện. Các trung tâm đa dạng khác ở Bắc Sumatra và Bắc Borneo, mỗi nơi có chín loài. Tuy không phong phú bằng các vùng kể trên nhưng các vùng đa dạng của chi Lan hài cũng được phát hiện tại vùng chân núi Hymalaya, Bắc Myanma và Thái Lan, trung tâm của bán đảo Mã Lai và Philippin. Trong mỗi vùng này đều gặp từ bốn đến sáu loài Lan hài.

Tính đặc hữu hẹp là đặc điểm nổi bật của các loài thuộc chi Paphiopedilum. Có đến 72% số loài đã biết là đặc hữu hẹp với khu phân bố rất hạn chế như P. delenatii, P. hehenae, P. vietnamense, P. hangianum, P. henryanum. Rất nhiều trong số này mới được phát hiện tại một hoặc vài địa điểm [3].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện qui trình nhân giống in vitro cây lan hài hồng (paphiopedilum delenatii) đặc hữu quí hiếm của việt nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)