Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nguồn lợi thủy sản của nghề lưới kéo ven

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho nghề lưới kéo ven bờ huyện vạn ninh, tỉnh khánh hòa (Trang 67 - 88)

CỦA NGHỀ LƯỚI KÉO VEN BỜ TẠI HUYỆN VẠN NINH

3.4.1. Đặt vấn đề

Nghề lưới kéo đáy là một trong những nghề khai thác thủy sản có tác động xấu đến nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sản. Lưới kéo hoạt động ở vùng biển ven bờ lại càng gây nguy cơ phá hoại nguồn lợi thủy sản lớn hơn. Từ sự phân tích đánh giá thực trạng nghề lưới kéo ven bờ cho thấy, lưới kéo có kích thước mắt lưới nhỏ có thể đánh bắt tất cả những cá con, cá non (cá chưa trưởng thành) trong phạm vi lưới đi qua. Ngoài ra, các bộ phận lưới (chì, giềng chì, dây đỏi, dây cáp kéo, ván lưới, áo lưới) sục sâu dưới đáy biển, đào xới đáy biển. Mật độ hoạt động của lưới kéo đáy cao, chà đi xát lại nhiều lần đáy biển trong một ngày làm cho mọi sinh vật sống ở đáy biển đều bị chết do các bộ phận của lưới đi qua hoặc do môi trường nước bị khuấy đục. Sự hoạt động của lưới kéo đáy cũng làm cho các rạn san hô, thảm cỏ biển bị hủy hoại do các bộ phận lưới cào xát nhiều lần.

Thấy rõ tác hại này nhiều quốc gia trên thế giới đã cấm hẳn nghề lưới kéo (In-Đô- Nê-Xia) hoặc cấm từng vùng, từng mùa vụ (Trung Quốc). Việt Nam cũng đang từng bước hạn chế vùng hoạt động của lưới kéo [5], như cấm lưới kéo hoạt động khai thác trong vùng biển ven bờ. Như vậy từ ngày 15/06/2010, trong vùng biển ven bờ huyện Vạn Ninh nghề lưới kéo không được phép hoạt động [5], [13]. Tuy nhiên trong thực tế thì việc đòi hỏi ngư dân tự nguyện từ bỏ thói quen khai thác bằng nghề lưới kéo trong vùng ven bờ là rất khó. Như vậy vấn đề đặt ra là:

- Làm thế nào để ngư dân không hoạt động khai thác bằng nghề lưới kéo trong vùng biển ven bờ huyện Vạn Ninh.

- Khi tàu thuyền lưới kéo không hoạt động trong vùng ven bờ thì làm thế nào để khôi phục tái tạo lại các bãi đẻ và trú ẩn của các loài thủy sản.

3.4.2. Nội dung giải pháp.

Với cách đặt vấn đề như trên, giải pháp “Nâng cao hiệu quả Bảo vệ và phát triển nguồn lợi của nghề lưới kéo ven bờ huyện Vạn Ninh” sẽ thực hiện theo hai nội dung sau:

1. Ngăn ngừa hoạt động của tàu thuyền nghề lưới kéo trong vùng biển ven bờ huyện Vạn Ninh.

2. Khôi phục hệ sinh thái rừng ngập mặn, san hô, cỏ biển tạo nơi sinh đẻ, sinh trưởng và phát triển của các loài thủy sản trong vùng biển ven bờ huyện Vạn Ninh.

3.4.3. Các căn cứ đề xuất nội dung giải pháp.

3.4.3.1. Cơ sở thực tiễn

1- Từ kết quả phân tích số liệu thực trạng nghề lưới kéo cho thấy:

- Tàu thuyền nghề lưới kéo ven bờ của huyện Vạn Ninh hầu hết công suất nhỏ (với 544/571 chiếc có công suất máy <90cv) nên chủ yếu tập trung hoạt động ở vùng biển ven bờ, kể cả những tàu lắp máy từ 20-89cv không được phép hoạt động tại vùng biển ven bờ vẫn thường xuyên hoạt động.

- Ngư cụ nghề lưới kéo ven bờ ở đây có 100% vàng lưới có kích thước mắt lưới ở phần đụt vi phạm quy định của Nhà nước về bảo vệ nguồn lợi [5], [6].

- Nghề lưới kéo huyện Vạn Ninh 100% là lưới kéo đáy nen thường xuyên chà đi xát lại đáy biển gây tổn hại đáy biển và phá hủy các hệ sinh thái cỏ biển, san hô…

2- Từ kết quả phân tích thực trạng hoạt động của nghè lưới kéo ven bờ huyện Vạn Ninh gây hại đến nguồn lợi thủy sản cho thấy:

- Ngoài số tàu thuyền lưới kéo củ huyện thì còn thêm khoảng 100 tàu lưới kéo của các địa phương lân cận như Phú Yên, Bình Định, Ninh Hòa…cũng vào vùng ven bờ huyện Vạn Ninh khai thác. Thực trạng này cho thấy số tàu thuyền lưới kéo hoạt động ở đây không phải chỉ có 554 chiếc mà có khi trên 600tàu. Mỗi đêm mỗi tàu hoạt động 4 mẻ lưới, mỗi mẻ kéo dài 3-3,5 giờ thì tổng thời gian hoạt động của cả đội tàu lên tới 7200giờ/ ngày đêm. Điều này dẫn đến chỗ là mật độ lưới kéo chà đi xát lại trên đáy biển dày đặc đã gây cho các loài hải sản ở đây khó có thể sống sót. - Kết quả phân tích thành phần sản phẩm khai thác cho thấy cá tạp chiếm tỷ lệ rất cao trong sản lượng khai thác được (58,23%) trong khi đó sản lượng cá thương phẩm chỉ chiếm 31,77%. Cũng cần hiểu thêm rằng cá tạp là những đối tượng không có giá trị kinh tế cao, không dùng làm thương phẩm hoặc là những loại cá có giá trị kinh tế cao nhưng chất lượng kém do kích thước quá nhỏ, xây xát …bị loại khỏi thương phẩm.

Điều đáng lo ngại là hầu hết các đối tượng khai thác được đều có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép bởi [5] và [6].

Mặt khác trong cá tạp lại có một lượng lớn cá phân là khối lượng sản phẩm chỉ dùng để làm phân bón hoặc thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên trong đó lại có rất nhiều cá thể là những ấu trùng tôm, cua, cá non… có giá trị kinh tế cao cũng bị đánh bắt.

Từ sự phân tích thực trạng tren cho thấy nghề lưới kéo ven bờ huyện Vạn Ninh là một trong những nghề gây hại nguồn lợi nghiêm trọng.

3.4.3.2. Cơ sở pháp lý:

- Ngị định 33/2010/NĐ-CP ngày 31/03/2010:

+ Quy định ranh giới của vùng bờ, vùng lộng và vùng khơi, có hiệu lực từ ngày 15/06/2010.

+ Đồng thời quy định tất cả các tàu lắp máy công suất từ 20cv trở lên không được hoạt động khai thác thủy sản trong vùng bờ.

+ Tàu lắp máy dưới 20cv đăng ký tỉnh nào chỉ được phép hoạt động khai thác thủy sản tại vùng bờ của tỉnh đó.

- Thông tư 02/2006/TT-BTS và Thông tư 62/2008/TT-BNN quy định tàu thuyền làm nghề lưới kéo cá đáy không được hoạt động tại vùng bờ, (trừ tàu thuyền làm nghề lưới kéo ruốc).

Với những quy định như trên thì có nghĩa là từ ngày 15/06/2010 trở đi bất kỳ tàu lưới kéo nào cũng không được hoạt động trong toàn vùng biển ven bờ Việt Nam nói chung và vùng bờ huyện Vạn Ninh nói riêng. Điều này cũng được hiểu là từ nay trở đi tại vùng ven bờ huyện Vạn Ninh không còn nghề lưới kéo hoạt động nữa. Vấn đề còn lại là làm thế nào để thực hiện được quy định đó.

Lúc này ngư trường vùng bờ huyện Vạn Ninh cần dược phục hồi tái tạo lại những khu cư trú, bãi đẻ, nơi sinh sản và sinh sống của các loài hải sản. Nếu làm được điều náy thì ngư trường ven bờ huyện Vạn Ninh sẽ là nơi tiếp tục, cung cấp và bổ sung nguồn lợi thủy sản cho vùng lộng và vùng khơi. Để làm được điều đó cần giải quyết 2 nội dung lớn:

- Làm thế nào để ngư dân không hoạt động khai thác bằng nghề lưới kéo trong vùng biển ven bờ huyện Vạn Ninh.

- Khi tàu thuyền lưới kéo không hoạt động trong vùng ven bờ thì làm thế nào để khôi phục tái tạo lại các bãi đẻ và trú ẩn của các loài thủy sản.

3.4.4. Các biện pháp thực hiện giải pháp.

3.4.4.1. Xác định ranh giới vùng ven bờ của huyện Vạn Ninh. Vấn đề chính của nội dung này giải quyết là:

- Làm thế nào để phân định được phạm vi giới hạn của vùng biển ven bờ với vùng lộng, và giữa vùng ven bờ của huyện Van Ninh với các địa phương lân cận. Từ đó các tàu thuyền có thể nhận biết được vùng đây là vùng bờ tàu mình là tàu lưới kéo thì cần phải tránh xa mà không được đưa tàu vào khai thác. Điều này cũng có nghĩa là phải vạch ra trên biển một đường ranh giới thực sự được thể hiện rõ ràng bằng các dấu hiệu để cho thuyền trưởng dễ dàng nhận biết bằng mắt thường.

Nghị định số 33/2010/NĐ-CP [13], quy định vùng bờ được giới hạn bởi bờ biển của huyện và với tuyến bờ. Phụ lục của Nghị định Chính phủ số 33/2010/NĐ- CP [14] đã vạch sẵn tuyến bờ của huyện Vạn Ninh là đoạn thẳng nối điểm 9 với điểm 8 và điểm 9 với điểm 10. Vấn đề còn lại là mỗi địa phương phải làm thế nào để tàu thuyền hoạt động trên biển nhận biết được ranh giới này.

Biện pháp cụ thể là:

Hình 3-7: Hệ thống Phao đánh dấu tuyến bờ huyện Vạn Ninh

VẠN NIN H 1 Bảng số hiệu Phao Mặt nước Xích neo Neo cố định Đáy biển

Để tạo thành ranh giới trên biển chúng tôi đề xuất sử dụng hệ thống gồm nhiều phao tạo thành hàng phao thả dọc theo tuyến bờ và ranh giới giữa các địa phương.

- Sử dụng phao sơn màu đỏ thả dọc theo tuyến bờ, ranh giới giữa huyện Vạn Ninh và Ninh Hòa; giữa Biển Vạn Ninh và Phú Yên.

- Cấu tạo mỗi phao xin đề xuất có các bộ phận như hình số 3-7, gồm: phao được sơn màu đỏ để dễ nhận biết, trên phao có gắn bảng màu đỏ chữ trắng đánh số thứ tự phao và tên địa danh huyện để tiện kiểm soát, xích, neo cố định phao với đáy tránh xê dịch vị trí.

- Khoảng cách và độ lớn của 2 phao sao cho tàu ở gần phao này có thể nhìn thấy phao kế tiếp.

3.4.4.2. Biện pháp tuyên truyền giáo dục nâng cao hiểu biết của ngư dân.

Tập quán của ngư dân là ”điền tư, ngư chung”, từ ngàn năm nay họ chỉ quen đưa tàu ra biển đánh cá bất kể ở đâu cũng được, miễn là có càng nhiều cá càng tốt. Nghị định Chính phủ số 33/2010/NĐ-CP mới ban hành và có hiệu lực từ ngày 15/06/2010. Phạm trù phân chia biển giữa các tỉnh, giữa các vùng biển để ấn định ngư trường hoạt động cho tàu thuyền nghề cá là hết sức mới mẻ. Đồng thời việc cấm các tàu thuyền lưới kéo hoạt động trong vùng biển ven bờ của ta cũng là điều rất khó thực hiện. Cơ quan quản lý địa phương phải làm thế nào để ngư dân thông hiểu Nghị định của Chính phủ để họ biết và thực hiện.

Bin pháp c th là:

- Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản phối hợp với Hội Nông dân 5 xã có nghề cá biển tổ chức phổ biến nội dung cơ bản của Nghị định Chính phủ số 33/2010/NĐ-CP, bao gồm:

+ Quy định về phân vùng quản lý hoạt động khai thác: vùng bờ, vùng lộng và vùng khơi.

+ Tàu có công suất dưới 20cv chỉ được phép khai thác ở vùng bờ mà không được khai thác ở vùng lộng và vùng khơi.

+ Tàu có công suất từ 20cv đến dưới 90cv đăng ký hoạt động ở vùng lộng và vùng khơi thì không được phép khai thác ở vùng bờ.

+ Tàu có công suất từ 90cv trở lên được phép khai thác ở vùng khơi thì không được khai thác ở vùng lộng và vùng bờ.

+ Tàu có công suất dưới 20cv đăng ký ở tỉnh nào thì chỉ được phép khai thác ở vùng bờ của tỉnh đó mà không được khai thác ở vùng bờ của tỉnh khác.

- Phổ biến cho thuyền trưởng, thuyền viên biết dấu hiệu các phao thả trên tuyến bờ của địa phương có cấu tạo, đánh số như hình vẽ 3-7. Làm thế nào để ngư dân hiểu trách nhiệm của họ là phải bảo vệ phao, nếu gây hư hỏng phải bồi thường.

- Tổ chức cho chủ tàu thuyền đăng ký vùng hoạt động của tàu thuyền mình theo đúng quy định của Nghị định Chính phủ sô 33/22010/NĐ-CP, cam kết thực hiện.

Tính khả thi của biện pháp là ở chỗ, nhân dân ta rất tốt, rất tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm pháp luật khi mà họ hiểu đấy là việc làm đúng. Cán bộ các cấp phải làm thế nào để ngư dân hiểu Nghị định 33/2010/NĐ-CP là văn bản pháp luật nhằm đem lại lợi ích cho ngành thủy sản nói chung và người đánh cá nói riêng. Khi mà nghề lưới kéo ở vùng ven bờ không còn hoạt động thì các bãi sinh sản trú ẩn của tôm cá hồi sinh, nguồn lợi ở đây sẽ sinh sôi nảy nở cung cấp bổ sung cho vùng lộng, vùng khơi. Khi đó họ đánh cá ở trên các vùng lộng và khơi sẽ có năng suất sản lượng hơn và thu nhập nhiều hơn.

3.4.4.3. Chuyển đổi nghề cho tàu lưới kéo lắp máy dưới 20cv hoạt động trên vùng bờ của huyện Vạn Ninh.

Theo quy định của Bộ thủy sản tại Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 [5], [6] thì tại tuyến bờ cấm các nghề trong đó có nghề lưới kéo (trừ lưới kéo moi/ruốc ở tầng nước mặt). Từ năm 2006 đến nay chưa thực hiện được bởi nhiều lý do, trong đó có vấn đề phân định tuyến bờ còn gặp khó khăn. Từ năm 2011 trở đi các địa phương đang thực hiện việc phân định ranh giới các vùng biển của mình. Kết quả phân định ranh giới các vùng biển thành công là điều kiện để thực hiện quy định của Thông tư số 02/2006/TT-BTS. Việc cấm tàu thuyền lưới kéo hoạt động khai thác trong vùng bờ cũng là vấn đề khó thực hiện. Bởi vì vùng bờ là ngư trường truyền thống của nghề lưới kéo. Chủ tàu thuyền lưới kéo ven bờ là những

ngư dân nghèo, trình độ học vấn thấp, mặt khác tàu thuyền nhỏ chỉ hoạt động ven bờ. Họ chỉ biết đưa tàu thuyền ra biển đánh cá trong ngày để đưa về chợ bán mua gạo đủ sống thường ngày, không có vốn tích lũy.

Tuy nhiên để bảo vệ nguồn lợi lâu dài thì đây là việc phải làm, mọi người phải đồng lòng thực hiện mà không thể chậm trễ. Điều may mắn là toàn huyện chỉ có 54 tàu thuyền lưới kéo (công suất dưới 20cv) thuộc diện được phép hoạt động ở vùng ven bờ. Còn 517 tàu thuyền lưới kéo của huyện Vạn Ninh lắp máy công suất trên 20cv thì không được phép hoạt động ở vùng bờ. Như vậy chỉ cần quan tâm giải quyết đối với 54 chiếc tàu thuyền đang hoạt động bằng nghề lưới kéo ven bờ của huyện.

Bin pháp c th là:

- Làm công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến Văn bản pháp luật (Thông tư số 02/2006/TT-BTS) để 54 hộ ngư dân có tàu thuyền lưới kéo lắp máy dưới 54cv hiểu: + Nội dung của Thông tư số 02/2006/TT-BTS ban hành ngày 20/3/2006 cấm tàu thuyền hoạt động bằng nghề lưới kéo trong vùng nước ven bờ.

+ Mặc dù tàu thuyền của họ thuộc cỡ loại tàu được phép hoạt động trong vùng bờ nhưng nghề lưới kéo là nghề sát hại nguồn lợi thủy sản, san hô, cỏ biển...Làm cho ngư dân hiểu mục đích lâu dài là phải bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ. Như vậy họ có thể chuyển sang nghề khác để tiếp tục khai thác cá biển trong vùng ven bờ này như lưới rê, dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch biển đảo...

+ Cơ quan Khai thác và bảo vệ nguồn lợi phối hợp với Hội Nông dân các xã có tàu thuyền lưới kéo nhỏ dưới 20cv tổ chức cho ngư dân đăng ký chuyển đổi nghề. Gới ý cho ngư dân các nghề có thể chuyển đổi như nghề lưới kéo ruốc tầng mặt, nghề lưới rê, dịch vụ du lịch biển, du lịch sinh thái,....

+ Đề nghị với lãnh đạo tỉnh, trương ương có chính sách giúp ngư dân có điều kiện về thời gian, tài chính để họ chuyển đổi nghề. Cụ thể là hỗ trợ tài chính mua sắm ngư cụ, tàu thuyền, đảm bảo ổn định cuộc sống gia định trong thời gian chuyển đổi nghề...

Tính kh thi ca bin pháp này là ch:

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho nghề lưới kéo ven bờ huyện vạn ninh, tỉnh khánh hòa (Trang 67 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)