Quản lý tàu thuyền

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho nghề lưới kéo ven bờ huyện vạn ninh, tỉnh khánh hòa (Trang 65 - 66)

* Ưu điểm:

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý với phần mềm quản lý tàu cá đã làm cho công việc đạt hiệu quả cao: quản lý hồ sơ, quản lý xuất nhập tàu thuyền và thống kê, báo cáo - phần mềm được cấu trúc chặt chẽ, tra cứu dễ dàng.

Phân cấp quản lý tàu thuyền theo đó số thuyền nhỏ có công suất dưới 20 CV được phân cấp về thành phố/huyện quản lý. Giúp giảm gánh nặng cho Chi cục khai thác và BVNL đồng thời đảm bảo các tàu được thực hiện đăng kí, đăng kiểm trước khi ra khơi khai thác.

Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh Khánh Hòa đã tham mưu cho địa phương và trực tiếp quản lý tàu thuyền ngư dân bằng cách đăng ký cho mỗi tàu thuyền đánh bắt ngoài khơi một tần số riêng và giữ bí mật cho họ. Biện pháp này khiến ngư dân tin tưởng và thường xuyên liên lạc với Bộ đội Biên phòng, tránh được nhiều thiệt hại nếu có bão.

* Hạn chế:

Hiện nay mới chỉ đăng ký được cho 9540/10540 tàu cá hoạt động. Tình trạng phương tiện hoạt động không đăng kiểm, không có bản số, mua bán sang tên, hoán đổi máy, vỏ chưa thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước vẫn còn xảy ra.

Các cơ quan chức năng vẫn chưa nắm rõ được số lượng tàu thuyền dưới 20CV. Do đó rất khó khăn trong việc quản lý tàu thuyền, nhất là trong mùa mưa bão.

Tình trạng dấu tần số thông tin trên biển vẫn còn khá phổ biến trong ngư dân. Trước khi ra biển, ngư dân khai báo cho lực lượng bộ đội biên phòng một tần số, khi ra đến nơi họ chuyển sang một tần số khác, chỉ có gia đình của họ mới biết. Lực lượng bộ đội biên phòng muốn liên lạc thì không thể thực hiện được. Khi tai nạn xảy

ra, các chiến sĩ bộ đội biên phòng phải mất nhiều thời gian mới nắm chính xác tọa độ để vận động ứng cứu.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho nghề lưới kéo ven bờ huyện vạn ninh, tỉnh khánh hòa (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)