2.1.1. Thực trạng nghề lưới kéo khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ huyện Vạn Ninh
- Đặc điểm ngư trường ven bờ huyện Vạn Ninh
- Nguồn lợi hải sản tại vùng biển ven bờ huyện Vạn Ninh
- Thực trạng tàu thuyền nghề lưới kéo khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ huyện Vạn Ninh
- Thực trạng về ngư cụ nghề lưới kéo ven bờ huyện Vạn Ninh - Thực trạng về lao động nghề lưới kéo ven bờ huyện Vạn Ninh
2.1.1. Thực trạng hoạt động nghề lưới kéo ven bờ huyện Vạn Ninh
- Tình hình hoạt động nghề lưới kéo ven bờ huyện Vạn Ninh.
- Thực trạng sản lượng và thành phần sản phẩm khai thác của lưới kéo.
2.1.2. Thực trạng quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại Vạn Ninh
- Thực trạng về bộ máy quản lý
- Thực trạng cơ sở vật chất cho công tác BVNLTS.
- Các hoạt động phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản. - Công tác tuyên truyền hướng dẫn về khai thác và BVNLTS - Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động nghề cá
- Phân tích đánh giá thực trạng công tác BVNLTS huyện Vạn Ninh
2.1.3. Đề xuất giải pháp
- Đặt vấn đề.
- Nội dung giải pháp.
- Các biện pháp thực hiện giải pháp.
+ Xác định ranh giới vùng ven bờ của huyện Vạn Ninh
+ Biện pháp tuyên truyền giáo dục nâng cao hiểu biết của ngư dân.
+ Chuyển đổi nghề cho tàu lưới kéo lắp máy dưới 20cv hoạt động trên vùng bờ của huyện Vạn Ninh.
+ Thành lập các tiểu khu bảo tồn biển cấp thôn, xã. - Phân tích đánh giá kết quả của giải pháp mang lại.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp chung
Tiến hành thu thập, phân tích các số liệu về thực trạng nghề lưới kéo ven bờ huyện Vạn Ninh; các hoạt động khai thác và công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại địa phương nghiên cứu. Từ đó thấy được những vấn đề bất cập trong cơ cấu nghề, những hoạt động khai thác gây hại nguồn lợi thủy sản trong vùng biển ven bờ của huyện. Phân tích đánh giá để phát hiện những tồn tại và hiệu quả thấp trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại huyện Vạn Ninh. Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng nghề lưới kéo ven bờ huyện Vạn Ninh để đưa ra một số giải pháp nhằm từng bước nâng cao hiệu quả bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại địa phương.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Nghiên cứu và phân tích số liệu từ các tài liệu sẵn có về những vấn đề liên quan đến nghề lưới kéo ven bờ và vùng biển nghiên cứu như nguồn lợi thủy sản, điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế-xã hội.
Luận văn cũng sử dụng nguồn tài liệu, số liệu thống kê từ Cục Thống kê, Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Trung Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vạn Ninh và Ủy ban nhân các xã có nghề lưới kéo hoạt động tại vùng biển. Một số tài liệu chủ yếu:
+ Kết quả nghiên cứu khoa học liên quan đến điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và nguồn lợi hải sản tại vịnh Vân Phong.
+ Các văn bản pháp lý của Nhà nước có liên quan đến khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của Trung ương và địa phương.
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
- Phỏng vấn các hộ ngư dân làm nghề lưới kéo khai thác tại vùng biển ven bờ huyện Vạn Ninh theo phiếu điều tra được trình bày ở phụ lục 1. Phiếu điều tra gồm các thông tin về số liệu tàu thuyền, trang thiết bị, ngư cụ, sản lượng và sản phẩm khai
thác, mùa vụ, vùng hoạt động... và các thông tin liên quan đến công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại vùng biển ven bờ huyện Vạn Ninh.
Đề tài chọn 100 mẫu điều tra phỏng vấn hộ ngư dân đại diện cho các xã nghề lưới kéo hoạt động tại vùng biển ven bờ huyện Vạn Ninh. Phân bổ mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Cụ thể số lượng mẫu điều tra phân bổ cho các địa phương như bảng 2-1.
Bảng 2-1: Phân bổ mẫu điều tra theo địa phương (xã)
TT Tên địa phương Tổng số đơn vị nghề Số mẫu điều tra
1 Xã Đại Lãnh 106 19 2 Xã Vạn Hưng 26 5 3 Xã Vạn Thắng 245 45 4 Thị trấn Vạn Giã 102 19 5 Xã Vạn Long 39 7 6 Xã Vạn Lương 13 2 7 Xã Vạn Thọ 9 2 8 Xã Vạn Thạnh 4 1 Tổng cộng 544 100
Nội dung phỏng vấn theo bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn (phụ lục 1), lấy mốc thời gian năm 2010.
Việc xác định vùng biển ven bờ của huyện Vạn Ninh được thực hiện trên bản đồ do google cung cấp. Tuyến bờ được xác định dựa vào phụ lục của Nghị định 33/2010/NĐ-CP [8].
- Phỏng vấn cán bộ quản lý thủy sản thuộc UBND 08 xã, thị trấn có nghề lưới kéo ven bờ huyện Vạn Ninh, Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa về tổ chức bộ máy quản lý, triển khai các cơ chế chính sách, quy định pháp luật thủy sản có liên quan đến tình hình hoạt động sản xuất.
- Số lượng lao động và trình độ học vấn – đào tạo nghề: Phỏng vấn thuyền trưởng, thuyền viên và những người làm việc trên tàu.
- Ngư cụ: Phỏng vấn thuyền trưởng và đo trực tiếp trên ngư cụ (đo kích thước mắt lưới).
- Mùa vụ và ngư trường khai thác: Phỏng vấn thuyền trưởng và khảo sát trực tiếp trên biển.
- Thành phần, sản lượng khai thác: Phỏng vấn thuyền trưởng, khảo sát trực tiếp trên biển; mua mẫu cá tạp để cân, đo và xác định loài.
2.2.4. Phân tích, xử lý số liệu thống kê
- Sử dụng phương pháp xử lý số liệu trong khai thác thủy sản và phần mềm Microsoft Office Excel để tính toán các chỉ số về tàu thuyền, sản lượng và thành phần sản phẩm khai thác….
- Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
CHƯƠNG 3:
KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU
3.1 THỰC TRẠNG NGHỀ LƯỚI KÉO VEN BỜ HUYỆN VẠN NINH
3.1.1. Đặc điểm ngư trường vùng bờ huyện Vạn Ninh
3.1.1.1. Phạm vi giới hạn, diện tích
Vùng biển ven bờ (còn gọi là vùng bờ) huyện Vạn Ninh được giới hạn bởi tuyến bờ theo quy định bởi Nghị định Chính phủ số 33/2010/NĐ-CP [12], theo phụ lục của nghị định Chính phủ [8] và đường bờ biển của huyện Vạn
Ninh. Vùng biẻn ven bờ huyện Vạn Ninh có phía Bắc giáp biển tỉnh Phú Yên; phía Nam giáp vùng biển huyện Ninh Hòa – Khánh Hòa. Ngư trường ven bờ huyện Vạn Ninh có thể chia làm 2 khu vực là:
Khu vực 1: Ngư trường vịnh Vân Phong
Khu vực 2: Ngư trường vùng biển phía ngoài vịnh Vân Phong.
Khu vực 1, nằm giữa tuyến bờ (BC-CD) vạch theo phụ lục Nghị Định 33/2010/NĐ-CP và đường bờ biển xã Đại Lãnh, Xã Vạn Thọ, Xã Vạn Thạnh, bán đảo Hòn Gốm.
Khu vực 2 nằm trọn trong vịnh Vân Phong, phí ngoài vịnh được giới hạn bởi vùng biển huyện Ninh Hòa.
Ngư trường nghề lưới kéo ven bờ huyện Vạn Ninh chủ yếu là nằm cả vùng biển phía ngoài và trong vịnh Vân Phong. Ngư trường ven bờ của huyện Vạn Ninh trải dài trên 100km đường bờ biển và ước tính có diện tích khoảng 2.200 km2.
Hình 3-1: Ngư trường ven bờ huyện Vạn Ninh
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình đáy biển
Do sự có mặt của bán đảo hòn Gôm ở phía Đông Bắc, núi Tiên Du ở phía Nam cùng các bán đảo Hòn Khói, đảo Hòn Lớn, về mặt hình thái tổng thể vịnh Vân Phong thực tế được cấu tạo bởi 3 phần chính:
+ Phần vụng Bến Gỏi, độ sâu < 20m.
+ Phần chính vịnh Vân Phong, độ sâu 20 - 30m. + Phần vụng lạch Cổ Cò và Cửa Bé, độ sâu 15 - 20m.
- Địa hình đáy vụng Bến Gỏi tương đối đơn giản, chỉ những nơi có nền đáy cứng với san hô phát triển, đáy vụng bị chia cắt, gồ ghề lồi lõm. Độ sâu lớn nhất trong vụng đạt 18m. Đặc điểm nổi bật và khác biệt với các thành phần đáy khác là sự phân bố các đường đẳng sâu theo một khoảng cách tương đối đồng đều, chúng gần như song song với nhau và song song với đường bờ. Do sự có mặt của dãy đảo: hòn Bịp, hòn Mạo, hòn Được,... đáy vụng có thể chia làm 2 phần dưới dạng hai rãnh máng. Một từ bờ Tây ra dãy đảo và rãnh kia từ đáy đảo đến bờ phía Đông vụng. Đáy của các dãy này khá bằng phẳng, độ dốc lòng rãnh từ 0 - 5'. Hai bên bờ có độ dốc lớn hơn (5 - 10'). Nhìn tổng thể, đáy vịnh Bến Gỏi có độ sâu tăng dần từ bờ ra giữa vụng và từ đỉnh ra cửa vụng.
- Địa hình đáy của phần chính vịnh Vân Phong hoàn toàn khác với địa hình vụng Bến Gỏi. Hình thái đáy vịnh tương đối bằng phẳng tạo thành một máng lớn, lòng máng thoải (độ dốc 0 - 5') nghiêng dần về phía cửa vịnh. Nét đặc trưng của bờ mặt đáy vịnh được thể hiện rõ ràng trong sự phân bố các đường đẳng sâu và độ dốc đáy. Các đường đẳng sâu có dạng đường cong vòng vèo, uốn lượn phân bố không đều. Ở phía Đông vịnh các đường đẳng sâu có phần giãn ra, mức độ ngoằn ngèo, uốn lượn cũng tăng lên rõ rệt. Độ sâu lớn nhất trong khu vực vịnh Vân Phong dao động trong khoảng 20-30m. Nếu trong vụng Bến Gỏi độ sâu tăng dần từ Tây sang Đông thì trong vịnh Vân Phong độ sâu tăng dần từ đỉnh ra cửa. Do đặc điểm này cùng với hiện trạng bề mặt địa hình và độ dốc, làm cho sự giao lưu của khối nước thuộc vụng Bến Gỏi với biển khơi, chủ yếu qua lạch Cổ Cò và Cửa Bé.
- Địa hình lạch Cổ Cò, Cửa Bé là phần còn lại của đáy vịnh Vân Phong - Bến Gỏi, phần đáy này được tạo ra do sự có mặt của đảo Hòn Lớn và bán đảo Hòn Gôm. Địa hình đáy ở đây rất đơn giản, độ sâu tăng dần từ 2 bờ lạch ra giữa dòng. Trắc diện ngang hình chữ V với độ sâu lớn nhất đạt > 20m. Điểm nổi bật và là đặc trưng của địa hình phần này là sự kế thừa địa hình cổ không có khả năng xoá lấp theo thời gian. Nguyên sinh ở đây là một thung lũng kiến tạo hẹp, sâu bị biển tiếm tràn vào xâm chiếm đóng vai trò cấp thoát nước cho vụng Bến Gỏi. Vì vậy đáy lạch thường bị nạo vét, ít có khả năng tích tụ vật liệu mới.
Như đã đề cập ở trên, vịnh Vân Phong - Bến Gỏi được hình thành sau khi xuất hiện bán đảo hòn Gôm. Hiện nay các nét địa hình cổ vẫn còn giữ được khá rõ tại nhiều nơi trên bề mặt đáy vịnh. Về cấu trúc hình thái có thể phân biệt:
Phần trong vịnh Vân Phong là vụng Bến Gỏi, tương đối tĩnh, thông với phần ngoài qua một eo hẹp (Lạch Cổ Cò - đầm Môn - Cửa Bé). Phần ngoài là vịnh Vân Phong thông ra biển khơi.
Phân bố trầm tích tầng mặt vịnh Vân Phong tương đối đa dạng, song ưu thế thuộc về các trầm tích hạt mịn - bùn sét và bùn sét cát.
Trầm tích cát chứa graven và bùn sét phân bố phía Nam vịnh, từ phía Đông Bắc hòn Mỹ Giang xuống tới Hòn Hèo, độ sâu 20 - 23m. Kiểu trầm tích này thường có màu xám, xám sáng, chọn lọc kém thành phần cát bao gồm các vật liệu lục nguyên và vật liệu vôi (hàm lượng cacbonat thường trên 38 -39%). Thành phần graven gồm các mảnh đá (đá sót, đá trầm tích biến chất) và các mảnh vụn san hô, vỏ sò ốc, các mảnh đá thường có kích thước và hình dạng khác nhau, nhiều viên đạt tới 2 - 2,5cm, độ mài tốt đến trung bình, nhiều viên có góc.
Dựa vào cấu trúc hình thái địa hình và sự phát triển của khu vực cho thấy, kiểu trầm tích cát chứa graven và bùn sét vùng này thuộc kiểu trầm tích tướng chân rạn san hô.
Trầm tích cát phân bố thành phần dài hẹp dọc bờ tới độ sâu 2 - 3m (ở ven bờ phía Tây từ đèo Cổ Mã đến Ninh Thọ, bãi tắm Dốc Lết) hay 5 - 7m đến hơn 10m (dọc bờ phía Tây bán đảo Hòn Gôm kéo dài theo phần vịnh Đại Lãnh và khu vực phía mũi Đông Hòn Khói đến Hòn Mỹ Giang). Đây là thành phần trầm tích chủ yếu ở bãi tắm hiện nay.
Trầm tích cát thô - cát lớn màu xám, xám vàng bắt gặp ở khu vực quanh bãi cạn giữa mũi Đông Hòn Khói và Hòn Mỹ Giang. Ở đây chúng phân bố thành bao quanh đới rạn ranh giới giữa chúng với đới cát nhỏ bên trong rất rõ ràng ở độ sâu 10 - 11m và ở khoảng 350 - 370m từ bờ ra theo mặt cắt. Thành phần vật liệu bao gồm vật liệu lục nguyên và vật liệu sinh vật nổi. Hàm lượng cacbonat trong trầm tích thường đạt trên 25% với thành phần chủ yếu là vỏ xác sinh vật vôi (Hàm lượng cacbonat thường là 57%) đôi nơi có lẫn mùn bã và thực vật màu đen.
Cát nhỏ chọn lọc rất tốt có màu xám, xám tro phân bố thành dải hẹp ở phía Tây bán đảo hòn Gôm dọc bờ Tây vụng Bến Gỏi và một đới rộng khu vực từ mũi
Đông hòn Khói đến hòn Mỹ Giang. Ngoài ra còn gặp ở khu vực quanh bãi cạn giữa mũi hòn Khói và mũi Đông Bắc đảo hòn Lớn. Thành phần chính của cát nhỏ là thạnh anh, fenspat, các mảnh đá vụn, các khoáng vật nặng (epidot, granít, imenit, ziacon, manhetit) và vụn vỏ xác sinh vật vôi. Hàm lượng cacbonat trong cát nhỏ thay đổi theo từng khu vực: Ở phía Tây Bắc bán đảo hòn Gốm thường 5 - 7%; dọc bờ Tây vụng Bến Gỏi thường lớn hơn 20%, còn khu hòn Khói đến khu hòn Mỹ Giang là 10 - 15% có nơi tới 20%.
Cát bùn sét và bùn sét cát thường có màu xám, xám xanh (trong vụng Bến Gỏi, khu vực Đầm Môn) và xám vàng (vịnh VP) thành phần vật liệu cấp hạt cát chủ yếu là vụn nhỏ xác sinh vật, các khoáng vật thạch anh, fenspat và ít khoáng vật nặng. Hàm lượng cacbonat trong trầm tích thường đạt từ 20 - 30%.
Bùn sét là kiểu trầm tích phổ biến nhất, trong vụng Bến Gỏi và vụng Cổ Cò, chúng thường có màu xám xanh, độ ướt và độ dính cao. Ở vịnh khu vực giữa vịnh VP và phần ngoài lạch Cửa Bé, bùn sét có màu xám vàng do ảnh hưởng của dòng bồi tích dọc bờ ven biển miền Trung. Nhìn chung kiểu trầm tích này có độ chọn lọc tốt (S0 = 2 - 3), hàm lượng cacbonat trong thành phần trầm tích cao (20 - 27% trong vụng Bến Gỏi, và 15 - 20% ở vịnh Vân Phong).
3.1.1.4. Đặc điểm thời tiết bất thường
Cũng như toàn bộ khu vực Khánh Hoà, vịnh Vân Phong chịu ảnh hưởng không lớn của bão. Mùa bão bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 7 năm sau. Tháng 11 là tháng tập trung bão nhiều nhất. Số cơn bão trung bình là 0,75 cơn/năm. Bão thường gây sóng, gió mạnh, mưa lớn ở đầu nguồn sông, gây ngập lụt, xói lở bờ biển... Tốc độ gió mạnh nhất đã ghi được tại Nha Trang 10/1993 (30m/s).
Hàng năm trung bình có 30 - 40 ngày dông tại khu vực nghiên cứu. Do địa