Đặc điểm tàu thuyền LKVB huyện Vạn Ninh

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho nghề lưới kéo ven bờ huyện vạn ninh, tỉnh khánh hòa (Trang 45 - 88)

Hình 3-6: Tàu thuyền lưới kéo ven bờ tại Vạn Ninh

Bảng 3-6. Đặc điểm tàu thuyền LKVB huyện Vạn Ninh. Theo nhóm chiều dài

Địa phương Xã < 8m 8÷11,9m 12÷15m Tổng Đại Lãnh 4 54 48 106 Vạn Hưng 0 26 0 26 Vạn Thắng 7 199 39 245 Vạn Giã 3 71 28 102 Vạn Long 32 3 4 39 Vạn Lương 0 6 7 13 Vạn Thọ 1 3 5 9 Vạn Thạnh 0 4 0 4 Tổng 47 366 131 544

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200

Đại Lãnh Vạn Hưng Vạn Thắng Vạn Giã Vạn Long Vạn Lương Vạn Thọ Vạn Thạnh

<8m 8÷11.9m 12÷15m

Hình 3-7. Biểu đồ đặc điểm tàu thuyền LKVB huyện Vạn Ninh

Tàu thuyền lưới kéo ven bờ huyện Vạn Ninh hầu hết có kích thước từ 15m trở xuống, phù hợp với vùng nước ven bờ. Chủ yếu là nhóm tàu có chiều dài 8÷11,9m gồm 366 chiếc, chiếm 67,3%; tiếp theo là nhóm 12÷14,9m gồm 131 chiếc, chiếm 24,1%. Nhóm tàu có kích thước nhỏ (chiều dài <8m) chỉ chiếm 8,6%.

3.1.3.5. Trang thiết bị tàu thuyền LKVB huyện Vạn Ninh

Kết quả thống kê thực tế cho thấy tàu lưới kéo ven bờ huyện Vạn Ninh được trang bị khá hiện đại đáp ứng yêu cầu hoạt động đánh bắt thủy sản. Các thiết bị phục vụ hàng hải và khai thác thủy sản như Định vị vệ tinh (GPS), La bàn từ, dò cá, thông tin liên lạc, tời, cẩu…. Tình hình trang bị máy móc thiết bị tùy thuộc cỡ loại tàu như bảng 3-7.

Bảng 3-7: Tình hình trang bị máy khai thác - hàng hải cho tàu thuyền LKVB Vạn Ninh

ĐVT: % số tàu được trang bị TT Tên thiết bị < 20cv 20÷44cv 45÷59cv 60÷89cv 1 Định vị vệ tinh (GPS) - 55,3 80,9 100

2 La bàn từ 10,2 30,8 100 100

3 Thông tin liên lạc 100 100 100 100

4 Tầm ngư - - 25,1 31,5

5 Ống nhòm - - 15,3 30,5

6 Máy tời 100 100 100 100

7 Hệ thống cẩu - 12,3 35,2 70,6

Từ bảng 3-7 cho thấy mức độ trang bị máy móc thiết bị phục vụ khai thác và hàng hải là không đồng đều đối với từng cỡ loại tàu và chủng loại máy. Hầu hết các cỡ loại tàu đều có trang bị la bàn từ, máy thông tin liên lạc và máy tời. Các thiết bị khác như GPS và máy tầm ngư trang bị chủ yếu cho khối tàu 45÷89cv, còn khối tàu nhỏ hơn 20cv không được trang bị. Điều này chứng tỏ ngư dân rất quan tâm đến sự thông tin liên lạc phục vụ sản xuất và giảm bớt cường độ lao động cho thuyền viên (100% tàu trang bị máy liên lạc và tời).

Bảng 3-8: Thống kê trang bị dụng cụ an toàn hàng hải cho tàu LKVB Vạn Ninh

ĐVT: % số tàu được trang bị TT Tên thiết bị < 20cv 20÷44cv 45÷59cv 60÷89cv 1 Áo phao 100 100 100 100 2 Phao tròn 60,2 70,8 100 100 3 Chữa cháy 80,1 100 100 100 4 Cứu thủng - - 25,1 31,5 5 Đệm va 30,9 55,1 100 100 6 Neo 100 100 100 100

Từ bảng 3-8 cho thấy tỷ lệ tàu lưới kéo được trang bị các thiết bị và phương tiện đảm bảo cho tàu thuyền và con người trên biển.

Đối với áo phao và neo được trang bị đầy đủ cho tất cả các khối tàu. Đây là điều kiện tối thiểu để bảo đảm an toàn cho tàu và con người.

Đối với phao tròn, bình chữa cháy và đệm va được trang bị ít hơn đối với khối tàu có công suất nhỏ (<45cv), và được trang bị đầy đủ hơn cho khối tàu trên 45cv).

Đối với thiết bị cứu thủng chỉ được trang bị cho khối tàu có công suất trên 45cv còn khối tàu nhỏ không trang bị.

3.1.4. Thực trạng về ngư cụ nghề lưới kéo huyện Vạn Ninh

Lưới kéo ven bờ huyện Vạn Ninh gồm cả lưới kéo đơn và kéo đôi hoạt động khai thác cá tầng đáy nhưng chủ yếu là nghề lưới kéo đơn. Có thể nói, lưới kéo đáy là ngư cụ đứng hàng đầu trong các loại ngư cụ đánh bắt gây ảnh hưởng xấu tới nguồn lợi và môi trường sống của các loài hải sản. Các bộ phận cấu thành vàng lưới như dây cáp kéo, ván lưới (lưới kéo đơn), dây đỏi, dây giềng chì, xích, chì … và thậm chí cả áo lưới, khi làm việc luôn chà xát lên nền đáy. Với mật độ tàu lớn và hoạt động quanh năm, nên đã làm hại đến nền đáy, rạn san hô, bãi cỏ biển… làm mất nơi sinh sản, trú ẩn và phát triển của nhiều loài hải sản [17].

Đề tài tiến hành khảo sát các thông số cơ bản của lưới kéo là chiều dài giềng phao, chiều dài giềng chì, kích thước mắt lưới (2a) tại cánh, bao đụt và đụt lưới kéo (phần giữ cá của lưới kéo). Kết quả khảo sát trên 100 tàu thuyền lưới kéo hoạt động ở vùng biển ven bờ huyện Vạn Ninh, được thể hiện ở bảng 3-9.

Hình 3-8: Kích thước mắt lưới tại bao đụt lưới kéo

Từ bảng 3-8 cho thấy, chiều dài giềng phao và giềng chì khác nhau khá lớn giữa các nhóm công suất tàu, nhóm tàu có công suất lớn hơn tương ứng với kích thước ngư cụ lớn hơn. Theo nguyên lý đánh bắt của lưới kéo, sản lượng khai thác phụ thuộc vào khối nước lọc qua của ngư cụ. Tuy nhiên, kết quả bảng 3 cho thấy, chiều dài dây giềng ngắn, nên sản lượng khai thác chắc chắn sẽ nhỏ hơn nếu so sánh với các tàu có cùng công suất nhưng có dây giềng (giềng phao và giềng chì) dài hơn, hoạt động trong cùng ngư trường.

Bảng 3-9: Các thông số cơ bản của lưới kéo (giá trị trung bình)

< 20cv 20÷44cv 45÷59cv 60÷89cv TT Thông số cơ bản của lưới kéo

N=10 N=70 N=10 N=10

1 Chiều dài giềng phao (m) 11,9±1,1 14,6±2,4 16,9±1,8 19,8±1,3

2 Chiều dài giềng chì (m) 12,8±1,2 15,7±1,8 18,2±1,4 21,2±1,8

3 Kích thước mắt lưới tại cánh (mm) 79,6±2,5 89,5±3,5 120,8±5,2 180,2±20,6 4 Kích thước mắt lưới của bao đụt (mm) 49,6±0,7 49,6±14 80,5±10,5 80,5±10,5 5 Kích thước mắt lưới tại đụt (mm) 11,7±0,5 12,6±1,3 16,4±1,6 16,8±2,2

Từ bảng 3-9 cho thấy, kích thước mắt lưới ở phần đụt lưới kéo đều nhỏ hơn quy định (2a=12÷19 mm) và 100 % mẫu lưới khảo sát đều vi phạm quy định của Nhà nước về kích thước mắt lưới tối thiểu được phép sử dụng trong nghề lưới kéo [5], [6].

Kích thước mắt lưới ở đụt thể hiện khả năng giữ cá lại trong đụt lưới, hay nói cách khác nó thể hiện khả năng chọn lọc của lưới kéo. Tại đụt lưới, thể tích không gian bị thay đổi đột ngột (so với phần thân và miệng lưới), mật độ cá tăng lên, đồng thời làm tăng va chạm cơ học giữa các cá thể, và giữa cá với các yếu tố khác như: dòng xoáy của nước, âm thanh,… Chính vì thế, phản ứng cá trốn thoát khỏi lưới tập trung ở đụt là lớn nhất. Bên cạnh kích thước mắt lưới nhỏ, ngư dân còn sử dụng tấm lưới có dạng mắt lưới hình thoi – là dạng mắt lưới bị khép lại khi hoạt động trong nước dưới tác dụng lực kéo của tàu và sức cản của cá trong đụt. Tốc độ kéo lưới càng lớn và đụt càng chứa nhiều cá thì độ khép của mắt lưới càng lớn và lúc đó khả năng trốn thoát của cá ra khỏi đụt càng giảm. Vì thế, tất cả các đối tượng khi đã bị dồn ép vào đụt sẽ không có khả năng trốn thoát. Điều đó cho thấy nghề lưới kéo ở đây khai thác không có tính chọn lọc. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nguồn lợi thủy sản và kích thước cá khai thác ngày càng suy giảm.

3.1.5. Thực trạng về lao động nghề LKVB huyện Vạn Ninh

Bảng 3-10: Thực trạng bố trí thuyền viên trên tàu lưới kéo ven bờ huyện Vạn Ninh Số người bố trí trên tàu theo nhóm công suất TT Chức danh trên tàu < 20cv 20÷44cv 45÷59cv 60÷90cv 90cv 1 Thuyền trưởng 1 1 1 1 2 Máy trưởng 1 1 1 1 3 Thuyền viên 2÷3 2÷3 3÷4 4÷5 5÷6 Tổng 2÷3 3÷5 5÷6 6÷7 7÷8

Theo Nghị định của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản [7], [11] thì trên tàu cá có lắp máy từ 20cv trở lên phải bố trí thuyền trưởng và máy trưởng có chứng chỉ đúng quy định; tàu lắp máy dưới 20 cv chỉ cần bố trí người lái tàu (không có thuyền trưởng). Số lượng thuyền viên trên tàu cá phải đáp ứng yêu cầu và đảm bảo an toàn sản xuất trên biển.

Tiến hành khảo sát tình hình bố trí thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên trên tàu lưới kéo ven bờ huyện Vạn Ninh, kết quả như bẩng 3-10.

Bảng 3.11. Trình độ học vấn, chứng chỉ chuyên môn

Trình độ học vấn Đào tạo nghề nghiệp

Cấp học Số người Tỷ lệ (%) Loại hình Số người được hỏi Số người có chứng chỉ Tỷ lệ (%)

Tiểu học 304 67,6 Thuyền trưởng 100 39 39

Trung học CS 138 30,7 Máy trưởng 100 4 4

Trung học PT 8 1,7 Thuyền viên 250 53 21,2

Tổng 450 100 Tổng 450 96 21.3 Trung học PT, 1.7 Trung học CS, 30.7 Tiểu học, 67.6 Hình 3-9. Biểu đồ trình độ học vấn

Tuy nhiên thuyền trưởng, máy trưởng trên các tàu lưới kéo ven bờ huyện Vạn Ninh hầu hết chưa qua đào tạo vì thế chưa có đủ chứng chỉ. Kết quả khảo sát 450 lao động trên 100 tàu thuyền nghề lưới kéo ven bờ huyện Vạn Ninh được trình bày ở bảng 3-11.

Từ bảng 3-11 cho thấy do trình độ học vấn của ngư dân thấp, chủ yếu chưa học hết tiểu học (67,6%) cho nên vấn đề tham gia các lới bồi dưỡng cấp chứng chỉ chuyên môn là điều rất đáng ngại. Đây là bài toán khó mà các nhà quản lý địa phương cũng chưa có giải pháp hữu hiệu nào để giải bài toán này. Thực trạng này

dẫn đến việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nghề cá biển, đưa pháp luật vào cuộc sống của ngư dân... là hết sức khó khăn. Vì thế thực trạng này là một trong những yếu tố tác động rất lớn tới hoạt động khai thác có gây hại nguồn lợi và môi trường của nghề lưới kéo ven bờ.

3.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CỦA NGHỀ LKVB HUYỆN VAN NINH GÂY HẠI NGUỒN LỢI

3.2.1. Thực trạng tàu thuyền hoạt động trong vùng biển ven bờ huyện Vạn Ninh

Vùng biển ven bờ huyện Vạn Ninh rất thuận lợi cho nghề lưới kéo ven bờ, tàu thuyền nhỏ, đặc biệt là vào những ngày biển động. Do đó tàu thuyền của các địa phương bạn, như Bình Định, Phú Yên, Huyện Ninh Hòa, TP Nha Trang.. cũng thướng đến khai thác. Kết quả thống kê cho thấy ở bảng 3-12.

Bảng 3-12: Tàu thuyền LKVB địa phương khác vào khai thác ngư trường Vạn Ninh Số lượng tàu LKVB khai thác tại vùng ven bờ Vạn Ninh (chiếc) TT

Tàu thuộc địa

phương 2007 2008 2009 2010

1 Tỉnh Phú Yên 35 36 30 15

2 Tỉnh Bình Định 22 21 20 10

3 Huyện Ninh Hòa 30 32 25 27

4 TP Nha Trang 20 26 25 20

Tổng 107 115 100 72

(Nguồn: Đồn Biên phòng 358 (Đầm Môn) và Hội nông dân xã Đại Lãnh)

Từ bảng 3-12 cho thấy mật độ tàu thuyền hoạt động nghề lưới kéo ven bờ huyện Vạn Ninh ngày càng gia tăng không chỉ do sự gia tăng tàu thuyền của huyện mà còn do tàu thuyền từ các địa phương khác. Điều này thể hiện áp lực khai thác của nghề lưới kéo trên vùng biển ven bờ huyện Vạn Ninh đang là vấn đề đáng quan tâm.

3.2.2. Thực trạng về sản lượng và thành phần sản phẩm khai thác.

Tiến hành khảo sát sản phẩm khai thác trong 8 chuyến biển, 32 mẻ lưới, của cặp lưới kéo đôi KH02502TS và KH02511TS, chủ tàu là Biện Văn Lai và Đồng thị Nhỏ xã

Đại Lãnh huyện Vạn Ninh. Thời gian khảo sát là tháng 05/2010, ngư trường tàu hoạt động trên vùng biển ven bờ Đầm Môn Vạn Ninh. Cặp tàu này mỗi chuyến biển kéo dài 3 ngày 2 đêm, mỗi đêm thả 2 mẻ, sản phẩm khai thác được lựa chọn phân chia làm 2 phần:

Hình 3-10: Sản phẩm 1 mẻ lưới thu được

- Cá chọn (nhóm thương phẩm) gồm: mối, hố, cá đổng, cá phèn, cá liệt, cá nhồng cá nục, cá sơn thóc, cá bò da, cá sứa, cá lạt, cá dò, cá đuối, cá ngát, mực ống, mực nang,, tôm bạc, ghẹ...

- Cá tạp gồm cá phân và cá chưa trưởng thành.

Tổng sản lượng khai thác được trong 8 chuyến biển là 7620 kg, trong đó, nhóm cá tạp 5199.1kg (chiếm 68,23%) và nhóm cá thương phẩm 2420.9kg (chiếm 31,77 %). Sản lượng và tỷ lệ % thành phần của một số loài được thể hiện qua bảng 3.13.

Bảng 3-13: Sản lượng và tỷ lệ thành phần sản phẩm khai thác nghề LKVB Vạn Ninh

Nhóm thương phẩm Nhóm cá tạp-Cá chưa trưởng thành Tên sản phẩm Khối lượng (kg) Tỷ lệ (%)

Tên sản phẩm Khối lượng (kg) Tỷ lệ (%) Cá mối 323.9 4.25 Cá mối 91.4 1.2 Cá đổng 97.5 1.28 Cá đổng 45.7 0.6 Cá hố 122.7 1.61 Cá hố 32.0 0.42 Cá phèn 0.8 0.01 Cá phèn 68.6 0.9 Cá liệt 9.1 0.12 Cá liệt 23.6 0.31 Cá nhồng 26.7 0.35 Cá sơn thóc 506.7 6.65 Tôm sú 11.4 0.15 Cá bò da 358.1 4.7 Cá nục 720.9 9.46 Cá đuối 68.6 0.9 Cá sơn thóc 571.5 7.5 Cá đổng 53.3 0.7 Mực nang 33.5 0.44 Cá hố 61.0 0.8 Mực ống 67.8 0.89 Cá phân 3138.7 41.19 Cá bò da 43.4 0.57 Mực 233.9 3.07 Cá sứa 3.0 0.04 Ghẹ 93.7 1.23 Cá lạt 67.8 0.89 Tôm 423.7 5.56 Cá dò 16.0 0.21 Tổng 5199.1 68.23 Ghẹ 246.1 3.23 Cá đuối 47.2 0.62 Cá ngát 11.4 0.15 Tổng 2420.9kg 31.77

Qua Bảng 3-13 ta thấy rằng, nhóm cá tạp, cá chưa trưởng thành chiếm tỷ lệ rất lớn, chiếm 68,23% tổng sản lượng đánh bắt được. Trong thành phần “cá phân” là tổng hợp tất cả các loài cá con, cá nhỏ, ghẹ, mực nhỏ - nhóm cá này thường được bán cho các lồng bè nuôi hải sản và cho các nhà máy chế biến bột cá nên giá trị kinh tế rất thấp. Trong nhóm này chứa đựng rất nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao như cá Hồng, Mú, Đổng, Phèn nhưng đều bị khai thác ngay từ lúc còn rất nhỏ. Nếu những

loài cá này đạt kích thước cho phép khai thác sẽ là nhóm cá có giá trị lớn và hiệu quả khai thác sẽ cao hơn.

Sản phẩm khai thác của nghề lưới kéo mang tính đa loài, mỗi mẻ lưới có rất nhiều đối tượng bị khai thác. Dùng 27kg “cá phân” trong tổng sản phẩm 6 chuyến biển để phân tíhc xác định thành phần loài đã tìm thấy có 53 loài. Trong đó, có tới 23 loài có sản lượng cá chưa đạt kích thước cho phép khai thác chiếm 47,24%. Ngoài ra, các loài còn lại thuộc nhóm cá có giá trị kinh tế thấp, nên chưa xác định được có đảm bảo kích thước cho phép khai thác hay không (vì chưa có quy định về kích thước cho phép cho các đối tượng này).

Qua số liệu điều tra thực tế [24] từ tháng 04/2010 – 10/2010 cho thấy vào vụ Nam người dân chủ yếu đánh bắt cá Hố, mực và tôm là những loài có giá trị kinh tế cao và chiếm từ 50-70% khối lượng mẻ lưới, những loài khác thường gặp như cá Phèn, cá Mối, Ghẹ chiếm 10-15% khối lượng mẻ lưới và còn lại là cá tạp chiếm một tỉ lệ tương đối cao. Tuy nhiên có một điều đáng nói ở đây, cá tạp hay còn gọi là cá phân không phải là những loài có giá trị kinh tế thấp mà đa phần trong mẻ lưới đánh bắt được những loài cá có giá trị kinh tế cao nhưng kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với kích thước cho phép khai thác mà không thể bán thương phẩm nên tập trung bán cá phân để làm thức ăn gia súc hoặc phân bón.

Từ kết quả trên cho thấy, nghề lưới kéo ven bờ đang phát triển một cách tự phát, vô tổ chức, không thân thiện với nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của chúng. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, cần có chính sách phù hợp cũng như cần phối hợp nhiều giải pháp nhằm phát triển nghề cá hợp lý và đảm bảo an sinh xã hội.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho nghề lưới kéo ven bờ huyện vạn ninh, tỉnh khánh hòa (Trang 45 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)