* Ưu điểm:
- Nắm bắt được các ngư trường, mùa vụ ngư dân thường khai thác, vùng cấm, nghề cấm, số lượng tàu thuyền, công suất máy… để quản quản lý chặt chẽ.
- Có hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện để công tác quản lý ngư trường có hiệu quả. Các văn bản này cũng được sửa đổi thường xuyên để phù hợp với công tác quản lý trong thực tế.
- Thanh tra Sở NN & PTNT và Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng đã phối hợp khá tốt với nhau trong công tác quản lý ngư trường. Nhờ phối hợp giữa hai lực lượng chặt chẽ giúp hỗ trợ tốt cho việc đảm bảo an toàn cho cán bộ khi thi hành công vụ; việc xử lý các vụ việc vi phạm hành chính có sự tham gia của hai bên đã thực hiện theo thẩm quyền; việc chuyển giao hồ sơ thụ lý đảm bảo tính pháp lý và khi thụ lý xong đều có sự phúc đáp kịp thời.
* Hạn chế:
- Các đối tượng vi phạm có nhiều thủ đoạn tinh vi trong khi lực lượng kiểm tra, kiểm soát còn mỏng, trang bị phương tiện còn thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy việc kiểm tra, kiểm soát không được tiến hành thường xuyên, hiện tượng chống người thi hành công vụ vẫn còn xảy ra.
- Việc quản lý các vi phạm về ngư cụ, kích thước mắt lưới, sử dụng chất nổ, xung điện… còn chưa chặt chẽ, nhiều vụ vi phạm vẫn chưa bị phát hiện và xử lý.
- Công tác giáo dục, tuyên truyền các chủ trương, chính sách vẫn chưa đạt hiệu quả cao khi chưa đến với từng người dân. Nhiều ngư dân không biết danh mục các loài thủy sản bị cấm, kích cỡ các loài được phép khai thác, kích thước mắt lưới tối thiểu cho phép khai thác…nên các vi phạm này vẫn còn nhiều. Các nghề giã cào, giã nhũi, xiết điện vẫn còn lén lút hoạt động trong các đầm, vịnh nhất là vào mùa đông. Đánh bắt thủy sản bằng hình thức hủy diệt thuốc nổ, chất độc… vẫn chưa bị xóa bỏ.