Nhân sự và năng lực của cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho nghề lưới kéo ven bờ huyện vạn ninh, tỉnh khánh hòa (Trang 63 - 65)

Các cán bộ đều có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn.

Các cán bộ trẻ năng động, sáng tạo, có trình độ chuyên môn từ cao đẳng, đại học, am hiểu luật, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin nên công việc đạt hiệu quả cao.

Mạng lưới quản lý kỹ thuật được trải đều từ tỉnh đến thành phố, xã/phường và có sự chỉ đạo của cấp trên.

Có sự liên kết, phối hợp với các cơ quan, lực lượng khác trong công tác quản lý và BVNLTS như lực lượng biên phòng, cảnh sát biển, UBND các phường/xã…vì vậy mạng lưới quản lý trải rộng trên hơn trên địa bàn thành phố.

* Hạn chế:

Trong đề án kiện toàn tổ chức của Chi cục khai thác và BVNLTS thì biên chế cần phải có là 51 cán bộ, chi cục sẽ có phòng quản lý khai thác và nguồn lợi thủy sản cùng với phòng quản lý tàu cá sẽ thực hiện quản lý khai thác, bảo vệ nguồn lợi trong tỉnh và kiêm luôn cả khu vực thành phố Nha Trang như Trạm khai thác và BVNLTS Nha Trang như hiện nay. Theo đề án này thì 2 phòng trên sẽ có biên chế mỗi phòng từ 8-9 cán bộ, trong khi hiện tại trạm Khai thác và BVNLTS Nha Trang hiện nay chỉ có 7 cán bộ. Thanh tra Sở NN & PTNT cũng cần 60 cán bộ trong đó mỗi đội thanh tra chuyên ngành cũng cần từ 6 – 7 cán bộ để có thể thực hiện tốt công việc. Nhưng trong thực tế thì chỉ có 47 người, riêng Đội thanh tra số 1 (Nha Trang) mới chỉ có 4 cán bộ. Qua đó có thể thấy sự phân công cán bộ trên các địa bàn để quản lý có trải đều nhưng lực lượng quá mỏng không thể quản lý hết được tất cả các khu vực do đó vẫn còn nhiều vi phạm xảy ra.

Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý và BVNLTS còn hạn chế. Chi cục phải thuê nhà dân với diện tích khá chật chội cho công việc văn phòng 80x3 m2. Trạm Khai thác và BVNLTS Nha trang cũng phải làm việc chung với Chi cục trong văn phòng chật hẹp này. Phương tiện phương tiện phục vụ công tác điều tra, giám sát như ca nô, tàu tuần tra đã tương đối cũ, công suất thấp nên không thể tuần tra ở khu vực khơi được. Các phương tiện này hiện nay vẫn còn thiếu nên công tác quản lý vẫn còn nhiều khó khăn. Hơn thế, kinh phí cho các phương tiện này hoạt động còn hạn chế. Xăng dầu cho canô mỗi năm là 500 triệu đồng, cấp cho tàu kiểm ngư KN07 là 2500l dầu/năm, KN01 là 2000l/năm. Qua nhận xét của chú Thành - đội

trưởng đội hành chính tổng hợp - thanh tra Sở NN & PTNT thì lượng dầu này chỉ đủ hoạt động trong 6 tháng, do đó phải “ liệu cơm gắp mắm” khi tiến hành kiểm tra, giám sát các phương tiện nghề cá. Cũng vì kinh phí eo hẹp mà Chi cục khai thác và BVNLTS hiện nay đang đề xuất cắt giảm số lượng cộng tác viên BVNLTS từ 60 xuống còn 10 người, do tiền trợ cấp cho mỗi người Chi cục phải tự trả từ nguồn thu để lại.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho nghề lưới kéo ven bờ huyện vạn ninh, tỉnh khánh hòa (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)