Thanh tra chuyên ngành thủy sản Khánh Hòa

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho nghề lưới kéo ven bờ huyện vạn ninh, tỉnh khánh hòa (Trang 58 - 88)

Hình 3-13: Sơ đồ tổ chức bộ máy thanh tra chuyên ngành thủy sản

Tổng số nhân sự cho hoạt động thanh tra và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa gồm có 47 người. Chia thành:

1- Đội thanh tra chuyên ngành: Có chức năng thanh tra, kiẻm tra kết hợp với xử lý vi phạm của các đơn vị, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực Nông-Lâm-Thủy sản. Vè cơ cấu có 6 đội như sau:

- Đội thanh tra số 1 (Nha Trang):

Nhân sự: 04 người trong đó có 1 đội trưởng và 1 đội phó và 2 thanh tra viên;

CHÁNH THANH TRA PHÓ CHÁNH THANH TRA ĐỘI THANH TRA CHUYÊN NGÀNH ĐỘI THANH TRA HÀNH CHÍNH ĐỘI HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP

Cơ sở vật chất: 01 Ca Nô.

- Đội thanh tra số 2 (Cam Ranh-Khánh Sơn):

Nhân sự: 04 người trong đó có 1 đội trưởng và 03 thanh tra viên; Cơ sở vật chất: 01 Ca Nô.

- Đội thanh tra số 3 (Ninh Hòa):

Nhân sự: 05 người trong đó có 1 đội trưởng và 1 đội phó và 4 thanh tra viên; Cơ sở vật chất: 01 Ca Nô.

- Đội thanh tra số 4 (Vạn Ninh):

Nhân sự: 04 người trong đó có 1 đội trưởng và 1 đội phó và 03 thanh tra viên; Cơ sở vật chất: 01 Ca Nô.

- Đội thanh tra số 5(Cam Lâm-Trường Sa):

Nhân sự: 04 người trong đó có 1 đội trưởng và 1 đội phó và 2 thanh tra viên; Cơ sở vật chất: Chưa trang bị

- Đội thanh tra số 6 (Dien Khánh-Khánh Vĩnh):

Nhân sự: 04 người trong đó có 1 đội trưởng và 1 đội phó và 03 thanh tra viên; Cơ sở vật chất: Chưa trang bị

2- Đội thanh tra Hành chính: Gồm 04 cán bộ có chức năng thanh tra nội bộ bộ máy của Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn; thanh tra của cơ quan cấp trên đối với cơ quan, đơn vị, cá nhân cấp dưới.

3-Đội hành chính tổng hợp: Gồm 12 người có chức năng thực hiện các công tác liên quan phục vụ cho hoạt động của thanh tra sở, lưu trữ công văn, hồ sơ, giấy tờ, thực hiện các công tác bảo vệ tài sản và Phòng cháy chữa cháy cho cơ quan.

3.3.2. Thực trạng cơ sở vật chất cho công tác BVNLTS

Bảng 3-14: Phương tiện hỗ trợ phục vụ cho công tác tuần tra, kiểm soát

TT Phương tiện hỗ trợ Số lượng Kinh phí được cấp Hoạt động 01 Tàu kiểm ngư KN0007-

400cv

01 2500lít dầu/năm

02 Tàu kiểm ngư KN0001- 249cv

01 2000lít dầu/năm

Hoạt động kiểm tra theo kế hoạch

04 Ca nô vỏ composit 40cv 01 3.000.000đ/đợt 05 Ca nô vỏ composit 40cv 01 3.000.000đ/đợt 06 Ca nô vỏ composit 40cv 01 3.000.000đ/đợt

đi kiểm tra 1 đến 2 đợt

(Nguồn Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa)

3.3.3. Các hoạt động phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Do sự sút giảm nghiêm trọng của nguồn lợi, sự tàn phá của những đối tượng khai thác thủy sản mà đặc biệt là nghề lưới kéo ven bờ, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành có liên quan trong tỉnh phối hợp với tổ chức IUCN (Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên) lập dự án quy hoạch và xây dựng những khu bảo tồn biển trong phạm vi toàn tỉnh và cụ thể tại huyện Vạn Ninh như sau

Bảng 3-15. Một số dự án nhằm phục hồi nguồn lợi thủy sản ven bờ

Nội dung Đối tượng phục hồi Khu vực thực hiện Phục hồi, tái tạo các

đối tượng có nguy cơ tuyệt chủng

Rùa biển Vịnh Nha Trang, Vịnh Vân Phong

Tôm biển (Sú, Thẻ, ...) Vùng biển Khánh Hoà Phục hồi, tái tạo các

đối tượng đang bị

khai thác cạn kiệt Cá Ngựa

Đầm Thủy triều, Các khu Bảo tồn biển

Bảng 3-16. Một số dự án bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học

Nội dung Địa điểm triển khai

Đơn vị cơ quan thực hiện Dự kiến kinh phí thực hiện Triển khai Chỉ thị 01/1998/CT-TTg của TTCP Các huyện, thị xã, thành phố có biển trong tỉnh

Ban Chỉ đạo CTO1

Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp theo kế hoạch hoạt động hàng năm Quản lý khu bảo tồn

biển Rạn Trào trên cơ sở cộng đồng

Vạn Hưng - Vạn Ninh

UBND huyện Vạn

phục hồi, quản lý hệ sinh thái cỏ biển

Vịnh Vân Phong, Đầm Thủy triều UBND huyện Vạn Ninh, UBND thị xã Cam Ranh 300 Phục hồi, quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn Vạn Ninh, Ninh Hoà, Cam Ranh UBND huyện Vạn Ninh, UBND huyện Ninh Hoà, UBND thi xã Cam Ranh

1.200

3.3.4. Công tác tuyên truyền hướng dẫn công tác BVNLTS

Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản và Thanh tra Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn đã chỉ đạo các trạm bảo vệ nguồn lợi, các đội thanh tra phối hợp với các đồn biên phòng, trung tâm khuyến nông- khuyến ngư, cấp ủy chính quyền địa phương có nghề cá tổ chức họp dân, quán triệt chỉ thị 01/1998/CT/TTg, Nghị định 123/2006/NĐ – CP… và các văn bản có liên quan đến công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản để nhân dân biết thực hiện. Hàng năm chi cục tổ chức từ 24 -30 đợt tuyên truyền, tập huấn, phát hàng nghìn tờ rơi phổ biến, hướng dẫn các văn bản bảo vệ nguồn lợi thủy sản đến các hộ ngư dân. Số lượng ngư dân tham gia các buổi tuyên truyền cũng tương đối đông, trung bình 50 người/ buổi.

Qua công tác vận động giáo dục, thuyết phục, nhận thức của ngư dân đã được nâng lên một bước, phần đông họ đã nhận thức được tác hại của việc đánh cá bằng chất nổ, xiết điện và chất độc ảnh hưởng đến môi trường, nguồn lợi thủy sản. Các trường hợp vi phạm đánh bắt trong vùng cấm, sử dụng thiết bị và phương pháp khai thác bị cấm giảm hẳn. Đặc biệt đã giải quyết được việc khai thác bằng nghề giã nhũi ở đầm Nha Phu, đưa các đối tượng này chuyển đổi nghề sang nuôi trồng thủy sản (nuôi vẹm xanh)…

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cùng với Chi cục đã phối hợp và hội Nông dân phối hợp với Trường Đại học Nha Trang mở các lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng. Nhờ vậy đã nâng cao kiến thức nghiệp vụ cho ngư dân, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá.

3.3.5. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động nghề cá

Trước năm 2007 khi Thanh tra thủy sản còn thuộc Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì chi cục phối hợp với bộ chỉ huy biên phòng biên phòng tổ chức kiểm tra giám sát hoạt động nghề cá. Từ năm 2007 Thanh tra Thủy sản nay là thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT là lực lượng chính phối hợp với biên phòng trong việc tuần tra, kiểm tra trên biển, đảo và trên sông…Bắt, giữ, xử lý các đối tượng vi phạm ở Vịnh Vân Phong.

Thanh tra vừa độc lập, vừa phối hợp với bộ đội biên phòng qua tuần tra, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm chủ yếu về: Khai thác không có giấy phép, giấy phép trễ hạn, khai thác bằng thiết bị cấm, xung điện tại sông Tắc, sông Quán Trường, kích thước mắt lưới nhỏ so với quy định…Số tiền xử phạt, sung công quỹ hàng tỷ đồng.

- Công tác quản lý phương tiện nghề cá

Các phương tiện hoạt động nghề cá trước khi hoạt động đều được đăng ký, đăng kiểm và cấp giấy phép khai thác tại chi cục khai thác và BVNLTS Khánh Hòa. Tuy nhiên hiện nay mới chỉ đăng ký được cho 9540/10540 tàu cá hoạt động. Còn đến khoảng 1000 tàu chưa được đăng ký cấp phép hoạt động, trong đó hầu như là tàu cá ven bờ. Vì vậy việc quản lý các đối tượng này gặp rất nhiều khó khăn, cần phải có cơ cấu chuyển đổi nghề với các đối tượng trên cho phù hợp.

3.3.6 Phân tích đánh giá thực trạng công tác BVNLTS huyện Vạn Ninh

3.3.6.1. Thực thi các văn bản, chính sách

* Ưu điểm:

Mạng lưới quản lý từ tỉnh đến thành phố có mối quan hệ tương hỗ với nhau trong công tác quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, với thứ tự là từ Sở NN & PTNN đến phòng kinh tế Nha Trang; Chi cục Khai thác và BVNLTS kế đến là trạm BVNLTS Nha Trang tạo nên một khối các mắt xích có sự lien kết với nhau trong quản lý.

Các cơ quan phòng ban có sự gắn kết với nhau trong công việc, công việc của phòng ban này muốn thực hiện tốt phải có sự hỗ trợ của các phòng ban khác.

Văn bản ở trên ban xuống đều được thông qua tất cả các cấp, ngành tạo nên sự đồng bộ, nhất quán trong chỉ đạo và thi hành. Nếu có sự sai sót, hay thiếu tính khả thi thì trong khi thông qua nhiều cấp có thể kịp thời chỉnh sửa để tránh gây ra những sai lầm đáng tiếc.

* Hạn chế:

Các văn bản vì thông qua nhiều cấp nên tạo nên sự chậm trễ khi đến với người thi hành.

Các cấp dưới khi có đề xuất hay muốn ban hành một quy định, quyết định nào đó cũng cần chờ một thời gian dài để cấp trên thông qua mới đưa ra quyết định, vì vậy làm lỡ việc của cấp dưới. Có khi được thông qua rồi nhưng hạn chế một điều khoản trong đề xuất của cấp dưới làm công việc gặp nhiều khó khăn khi thực hiện. Điển hình như đánh bắt cá bằng mìn vẫn xảy ra tại khu vực Hòn Mun, Hòn Nọc… ( Khu bảo tồn vịnh Nha Trang), tuy nhiên đội bảo vệ trong khu bảo tồn biển không có thẩm quyền kiểm tra, xử phạt. Nếu thấy sai phạm, nhân viên của đội chỉ có thể lập biên bản và báo cáo cho UBND tỉnh, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa…

Khi người dân có những thắc nắc, khiếu nại cần được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì phải thông qua nhiều cấp. Công việc của cấp phường vẫn phải chờ sự chỉ đạo của thành phố làm mất thời gian của người dân, có khi lại không được giải quyết.

Việc thực thi các văn bản pháp luật vẫn chưa tốt như kế hoach đề ra. Để thực hiện tốt chỉ thị 01/CP-TTg thì Sở NN & PTNT đã ra quyết định giảm thiểu từ 70- 80% các vụ vi phạm nghề cấm như đánh mìn, xiết điện, hóa chất nhưng cho đến nay số vụ vi phạm mới giảm dược khoảng 50 – 60% so với trước. Nghị định của Chính phủ nghiêm cấm tất cả các hoạt động đánh bắt trong vùng lõi của vịnh Nha Trang, nhưng Quyết định ra ngày 11/3/2002 của UBND tỉnh Khánh Hòa thì lại cho phép hai đầm đăng tại Hòn Mun và Hòn Nọc được phép tồn tại và hoạt động hợp pháp. Lẽ ra, tỉnh Khánh Hòa phải điều chỉnh theo Nghị định của Chính phủ cho phù hợp, nhưng đến nay vẫn chưa thấy sự thay đổi nào.

3.3.6.2. Nhân sự và năng lực của cán bộ quản lý

Các cán bộ đều có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn.

Các cán bộ trẻ năng động, sáng tạo, có trình độ chuyên môn từ cao đẳng, đại học, am hiểu luật, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin nên công việc đạt hiệu quả cao.

Mạng lưới quản lý kỹ thuật được trải đều từ tỉnh đến thành phố, xã/phường và có sự chỉ đạo của cấp trên.

Có sự liên kết, phối hợp với các cơ quan, lực lượng khác trong công tác quản lý và BVNLTS như lực lượng biên phòng, cảnh sát biển, UBND các phường/xã…vì vậy mạng lưới quản lý trải rộng trên hơn trên địa bàn thành phố.

* Hạn chế:

Trong đề án kiện toàn tổ chức của Chi cục khai thác và BVNLTS thì biên chế cần phải có là 51 cán bộ, chi cục sẽ có phòng quản lý khai thác và nguồn lợi thủy sản cùng với phòng quản lý tàu cá sẽ thực hiện quản lý khai thác, bảo vệ nguồn lợi trong tỉnh và kiêm luôn cả khu vực thành phố Nha Trang như Trạm khai thác và BVNLTS Nha Trang như hiện nay. Theo đề án này thì 2 phòng trên sẽ có biên chế mỗi phòng từ 8-9 cán bộ, trong khi hiện tại trạm Khai thác và BVNLTS Nha Trang hiện nay chỉ có 7 cán bộ. Thanh tra Sở NN & PTNT cũng cần 60 cán bộ trong đó mỗi đội thanh tra chuyên ngành cũng cần từ 6 – 7 cán bộ để có thể thực hiện tốt công việc. Nhưng trong thực tế thì chỉ có 47 người, riêng Đội thanh tra số 1 (Nha Trang) mới chỉ có 4 cán bộ. Qua đó có thể thấy sự phân công cán bộ trên các địa bàn để quản lý có trải đều nhưng lực lượng quá mỏng không thể quản lý hết được tất cả các khu vực do đó vẫn còn nhiều vi phạm xảy ra.

Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý và BVNLTS còn hạn chế. Chi cục phải thuê nhà dân với diện tích khá chật chội cho công việc văn phòng 80x3 m2. Trạm Khai thác và BVNLTS Nha trang cũng phải làm việc chung với Chi cục trong văn phòng chật hẹp này. Phương tiện phương tiện phục vụ công tác điều tra, giám sát như ca nô, tàu tuần tra đã tương đối cũ, công suất thấp nên không thể tuần tra ở khu vực khơi được. Các phương tiện này hiện nay vẫn còn thiếu nên công tác quản lý vẫn còn nhiều khó khăn. Hơn thế, kinh phí cho các phương tiện này hoạt động còn hạn chế. Xăng dầu cho canô mỗi năm là 500 triệu đồng, cấp cho tàu kiểm ngư KN07 là 2500l dầu/năm, KN01 là 2000l/năm. Qua nhận xét của chú Thành - đội

trưởng đội hành chính tổng hợp - thanh tra Sở NN & PTNT thì lượng dầu này chỉ đủ hoạt động trong 6 tháng, do đó phải “ liệu cơm gắp mắm” khi tiến hành kiểm tra, giám sát các phương tiện nghề cá. Cũng vì kinh phí eo hẹp mà Chi cục khai thác và BVNLTS hiện nay đang đề xuất cắt giảm số lượng cộng tác viên BVNLTS từ 60 xuống còn 10 người, do tiền trợ cấp cho mỗi người Chi cục phải tự trả từ nguồn thu để lại.

3.3.6.3. Quản lý tàu thuyền

* Ưu điểm:

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý với phần mềm quản lý tàu cá đã làm cho công việc đạt hiệu quả cao: quản lý hồ sơ, quản lý xuất nhập tàu thuyền và thống kê, báo cáo - phần mềm được cấu trúc chặt chẽ, tra cứu dễ dàng.

Phân cấp quản lý tàu thuyền theo đó số thuyền nhỏ có công suất dưới 20 CV được phân cấp về thành phố/huyện quản lý. Giúp giảm gánh nặng cho Chi cục khai thác và BVNL đồng thời đảm bảo các tàu được thực hiện đăng kí, đăng kiểm trước khi ra khơi khai thác.

Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh Khánh Hòa đã tham mưu cho địa phương và trực tiếp quản lý tàu thuyền ngư dân bằng cách đăng ký cho mỗi tàu thuyền đánh bắt ngoài khơi một tần số riêng và giữ bí mật cho họ. Biện pháp này khiến ngư dân tin tưởng và thường xuyên liên lạc với Bộ đội Biên phòng, tránh được nhiều thiệt hại nếu có bão.

* Hạn chế:

Hiện nay mới chỉ đăng ký được cho 9540/10540 tàu cá hoạt động. Tình trạng phương tiện hoạt động không đăng kiểm, không có bản số, mua bán sang tên, hoán đổi máy, vỏ chưa thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước vẫn còn xảy ra.

Các cơ quan chức năng vẫn chưa nắm rõ được số lượng tàu thuyền dưới 20CV. Do đó rất khó khăn trong việc quản lý tàu thuyền, nhất là trong mùa mưa bão.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho nghề lưới kéo ven bờ huyện vạn ninh, tỉnh khánh hòa (Trang 58 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)