II. Một số giải pháp
4. Xây dựng một chính sách giá hợp lý, mang tính cạnh tranh cao
Giá cả là một yếu tố cơ bản, một trong bốn biến số quan trọng của Marketing. Vì tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam mà đôi khi khách hàng có thể quyết định mua mặt khác kém chất lượng hơn một chút nếu giá thành của mặt hàng đó rẻ hơn tương đối so với các sản phẩm khác. Vì vậy việc xác định một chính sách giá đúng đắn là điều kiện cực kỳ quan trọng nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Để có được một chính sách giá hợp lý cần căn cứ vào nhiều yếu tố như: giái thành sản xuất, mức thuế do nhà nước quy định, chiến lược phát triển của công ty, giá của đối thủ cạnh tranh, quan hệ cung cầu trên thị trường ..
Tuy nhiên gia bán phải đảm bảo bù đắp được chi phí và đem lại cho doanh nghiệp một mức lợi nhuận mong muốn. Vì vậy muốn có một chính
sách giá thật sự cạnh tranh thì chỉ có một biện pháp duy nhất là giảm chi phí đến mức thấp nhất có thể.
Trong giá thành sản phẩm của Công ty chi phí về nguyên vật liệu (cả chính và phụ) chiếm khoảng 65%. Vì vậy, công ty cần thường xuyên rà soát, bổ sung, hoàn thiện các định mức kinh tế kỹ thuật cho phù hợp với thực tế. Đồng thời tăng cường công tác quản lý tránh hao hụt, mất mát trong vận chuyển, giao nhận, sản xuất và bảo quản. Các chi phí về hơi nóng, khí nén, điện năng cũng thường chiếm từ 10-13% trong tổng giá thành. Do vậy, cần có phương án bố trí, sử dụng hợp lý các thiết bị dùng điện, các hệ thống sả khí nén. Nếu làm tốt có thể tiết kiệm mỗi năm hàng nghìn Kw/h điện.
Chi phí về nhân công.
Giảm chi phí về nhân công không có nghĩa là giảm mức lương của cán bộ công nhân viên. Công ty cần tinh giảm bộ máy hoạt động của mình nhưng vẫn đảm bảo hoạt động có hiệu quả, năng suất lao động ngày càng cao. Tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý để tận dụng được năng lực sáng tạo của mọi thành viên trong công ty. Có chế độ khen thưởng thích hợp nhằm kích thích người lao động hăng hái tham gia sản xuất.
Chi phí bảo quản.
Công ty phải đảm bảo mức dự trữ hợp lý, một mặt vẫn đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng và dự phòng khi thị trường biến động, nhằm mục đích giảm lượng hang tồn kho không mong muốn; một mặt đạt được mức chi phí bảo quản, dự trữ là nhỏ nhất có thể. Muốn vậy, đòi hỏi công ty phải nghiên cứu, nắm bắt được tốt nhu cầu của khách hàng và tình hình biến động của thị trường .
Chi phí vận chuyển.
Để tiêu thụ được hàng hoá Công ty đã bố trí một mạng lưới tiêu thụ rộng khắp trong cả nước với 2 của hàng giới thiệu sản phẩm, 3 nhà phân phối
ở 2 khu vực miền Trung và miền Nam và gần 200 đại lý. Đối với những đại lý ở gần thì chi phí này có thể là không đáng kể, nhưng đối với những đại lý ở xa thì chi phí vận chuyển đóng góp một tỷ trọng tương đối lớn vào giá thành của sản phẩm. Vì vậy, công ty cần có biện pháp để giảm đến mức thấp nhất chi phí vận chuyển bằng cách tận dụng tối đa công suất của các phương tiện vân tải hoặc tăng độ bao phủ thị trường của hệ thống phân phối của công ty.
Việc xác định giá cả cho hàng hoá là một quá trình bao gồm sáu giai đoạn:
Giai đoạn 1: Công ty xác định kỹ mục tiêu hay mục tiêu phát triển thị trường của mình như đảm bảo sống sót, tăng tối đa lợi nhuận trước mắt, giành vị trí hàng đầu về thị phần hay chất lượng hàng hoá.
Giai đoạn 2: Công ty xây dựng cho mình một đồ thị đường cầu thể hiện số lượng hàng hóa chắc chắn sẽ bán được trên thị trường trong một khoảng thời gian cụ thể theo các mức giá khác nhau. Nhu cầu càng không co giãn thì thì giá cả do công ty định ra có thể càng cao.
Giai đoạn 3: Công ty tính toán xem tổng chi phí của mình thay đổi như thế như thế nào khi mức sản xuất khác nhau.
Giai đoạn 4: Công ty nghiên cứu giá của các đối thủ cạnh tranh để sử dụng chúng khi xác định vị trí giá cho hàng hoá của mình.
Giai đoạn 5: Công ty lựa chọn cho mình một trong các phương pháp tính gía sau:
-Chi phí bình quân cộng lãi.
- Phân tích điều kiện hoà vốn và đảm bảo lợi nhuận mục tiêu - Xác định giá căn cứ vào giá trị cảm nhận được của hàng hoá. - Xác định giá căn cứ vào mức giá hiện hành
- Xác định giá trên cơ sở đầu thầu kín.
Giai đoạn 6: Công ty quyết định giá cuối cùng cho hàng hoá có lưu ý đến sự chấp nhận về mặt tâm lý đầy đủ nhất đối với giá đó và nhất thiết phải
kiểm tra xem giá đó có được nhà phân phối, các nhà kinh doanh, nhân viên bán hàng của công ty, các nhà cung ứng và các cơ quan Nhà Nước có sẵn sàng chấp nhận chúng hay không