1. Chân dung doanh nghiệp
Từ những nhận định có được trong chương 2 và chương 3 chúng ta có thể đưa ra được một cái nhìn tổng quát nhất về hình ảnh của doanh nghiệp ở thị trường trong nước như sau:
Bảng 11: Chân dung các đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường
Công ty cổ phần cao su Sao Vàng(SRC): Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC): Yếu Trung bình Mạnh 1 2 3 4 5 1. Marketing - Mẫu mã sản phẩm - Thị phần 2. Sản xuất - Gía trị tổng sản lượng - Doanh thu 3. Nhân sự - Số lượng - tiền lương 4.Tài chính
Công ty cổ phần công nghiệp cao su Miền Nam( CASUMINA):
Nhìn vào kết quả đánh giá bảng 11 ta có thể thấy, so với hai đối thủ cạnh tranh chính còn lại là công ty cổ phần cao su đà Nẵng và công ty cổ phần công nghiệp cao su Miền Nam thì công ty cổ phần cao su Sao Vàng đang đững ở vị trí thấp nhất.
2. Ma trận SWOT về thị trường trong nước của công ty
Ma trận SWOT Những cơ hội (Opportunities)
1.Thị trường ở khu vực phía Nam còn rất màu mỡ, khách hàng có khả năng chi trả cao. 2. Tốc độ tăng trưởng của thị trường xe máy và ôtô đang ở giai đoạn nóng.
Những nguy cơ (Threats) 1. Các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới gia nhập thị trường Viêt Nam.
2. Cạnh tranh với các đối thủ mạnh trong nước. Những điểm mạnh(Strengths):
1. Đã xây dựng thương hiệu mạnh ở khu vực phía Bắc. 2. Nắm phần lớn thị trường khu vực phía Bắc.
3.Chất lượng sản phẩm, kiểu dáng, mẫu mã tương đối có chỗ đứng trên thị trường Việt Nam. 4. Hệ thống kênh phân phối đầy đủ
Kết hợp (S/O)
1.Phát triển thị trường khu vực phía nam
2. Đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất các sản phẩm mới có chất lượng tốt, kiểu dáng đẹp để đáp ứng đoạn thị trường mới. Kết hợp (S/T) 1. Giữ vững thị phần đang có
2. Giảm chi phí để hạ gía thành sản phẩm
Những điểm yếu(Weaknesses) 1. Thiếu vốn để nghiên cứu và phát triển thị trường.
2. Thị phần ở khu vực phía Nam còn nhỏ.
3. Quy mô sản xuất nhỏ so với hai đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường nội địa
4. Công ty đang gặp khó khăn về nguồn cung nguyên liệu cao su
Kết hợp (W/O)
1.Tăng cường đẩy mạnh công tác phân phối để thu hồi vốn cho việc mở rộng sản xuất 2.phát triển hoạt động nghiên cứu phát triển thị trường 3.Tập trung khai thác các thị trường mà đối thủ còn bỏ trống Kết hợp (W/T) 1. tìm mọi cách để hạ giá thành sản phẩm 2. huy động vốn để duy trì sản xuất bằng nhiều phương án
3. Dự báo dung lượng thị trường.
Với trên 15 triệu xe gắn máy, 10 triệu xe đạp, gần 500 ngàn xe ô tô, cộng với lợi thế của một vùng nguyên liệu cao su thiên nhiên rộng lớn, Việt Nam hiện đang được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng của ngành sản xuất săm lốp. Đây cũng chính là lý do khiến cho thị trường săm lốp thời gian gần đây sôi động, và càng trở nên sôi động hơn khi các nhà đầu tư nước ngoài vào cuộc.
Từ năm 2000 đến nay, rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia sản xuất, kinh doanh mặt hàng săm lốp tại Việt Nam. Tính đến nay, thị trường săm lốp Việt Nam đã có gần 20 nhãn hiệu. Trong đó có phân nửa là nhãn hiệu săm lốp nước ngoài như Yokohama, Inoue (Nhật Bản), Kenda, Shinfa (Đài Loan), Veloce, Camel (Thái Lan)…Sự có mặt của các nhãn hiệu nước ngoài đã giúp cho thị trường săm lốp ngày càng phong phú và đa dạng.