Đánh giá quá trình sản xuất

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp phát triển thị trường trong nước cho công ty cổ phần cao su Sao Vàng (Trang 35 - 40)

II. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

3.Đánh giá quá trình sản xuất

3.1. Nguyên liệu đầu vào

Nguyên vật liệu để sản xuất các sản phẩm của Công ty có thể được chia thành 11 nhóm chính:

+ Nhóm 1: Bao gồm các loại cao su (cao su tự nhiên và cao su tổng hợp). + nhóm 2: Chất lưu hoá (chủ yếu là lưu huỳnh).

+ Nhóm 3: Chất xúc tiến D, axit stearic. + Nhóm 4: Chất xúc tiến ZnO.

+ Nhóm 5: Chất phòng lão D, phòng lão MB. + Nhóm 6: Chất phòng lão AP.

+ Nhóm 7: Chất độn, than đen, N330, SiO2, bột than BaSO4, cao lanh màu đỏ Fe3O4.

+ Nhóm 8: Chất làm mềm Parafin, Altynux 654. + Nhóm 9: Vải mành ô tô, xe máy, xe đạp. + Nhóm 10: Tanh các loại.

+ Nhóm 11: Các loại nguyên vật liệu khác như: bạt PA, xăng công nghệ. Hiện nay công ty có 2 nguồn cung cấp nguyên liệu chính là:

 Nguồn trong nước: cao su thiên nhiên từ các tỉnh Miền Trung và Miền Nam, dầu nhựa thông, ô xít kiềm, xà phòng.

 Nguồn nhập khẩu: SRC chủ yếu nhập các loại chất phụ gia và hoá chất dùng cho sản xuất từ nước ngoài, chủ yếu từ Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Úc, trước đây là Liên Xô, Trung Quốc. Công ty nhập theo 2 cách:

• Nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài với khối lượng lớn, giá cả rẻ hơn và không phải chi phí trung gian.

• Nhập khẩu qua các Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu trong

nước khi lượng nhập là nhỏ, phương thức này sẽ tiết kiệm được thời gian và hạn chế được tỷ lệ rủi ro, nhưng nhiều khi Công ty lại gặp khó khăn do bị phụ thuộc vào các nhà cung ứng, ảnh hưởng tới tốc độ sản xuất kinh doanh.

3.2.Dây chuyền công nghệ, kỹ thuật sản xuất

Nhìn vào phụ lục 3 ta có thể thấy được tình hình công nghệ hiện có của công ty cổ phần cao su Sao Vàng. Một thực tế không lấy gì làm hài lòng lắm về mặt chất lượng cũng như sự đổi mới trong công nghệ trong thời gian qua của công ty. Mặt dù với nguồn vốn hiện có thì đầu tư được các đây chuyền công nghệ như vậy là một điều đáng khích lệ đối với toàn bộ lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên của công ty, khi mà một mặt vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh, vừa chăm lo cho đời sống công nhân… thì việc đầu tư một khoản vốn lớn dành cho máy móc thiết bị là điều đáng cân nhắc của ban lãnh đạo công ty.

Các máy móc thiết bị chính của công ty hầu như đã được mua từ rất lâu, cái lâu nhất là vào năm 1956, tuy đến nay vẫn còn sử dụng được nhưng thật sự đã rất cũ và không còn đáp ứng được yêu cầu về mặt chất lượng của các sản phẩm mới của công ty.

Tuy nhiên với tổng vốn đầu tư 250 tỷ đồng, từ năm 2002 đến nay, các xí nghiệp, nhà máy của công ty đã được trang bị những dây chuyền sản xuất săm lốp vào loại tiên tiến nhất. Đặc biệt, với hệ thống thiết bị đo chiều dày màng cao su được nhập về từ Mỹ, phòng lưu hóa hiện đại được nhập về từ Nhật Bản, máy định hình lưu hóa lốp ô tô, máy kiểm tra độ bền lốp theo tiêu chuẩn Nhật Bản và hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2000, công ty không chỉ nâng cao đáng kể chất lượng sản phẩm mà còn rút ngắn được thời gian lưu hóa sản phẩm từ 6 đến 20 phút, làm cho vòng quay năng suất nhanh hơn, tiết giảm đáng kể chi phí sản xuất nhằm hạ giái thành sản phẩm.Nhìn chung sự đổi mới công nghệ trong những năm vừa qua hầu như chỉ là sự sữa chữa lớn, mua sắm các chi tiết bộ phận bị hỏng trong dây chuyền để lắp ráp.

3.3.Công tác R& D.

Dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc, công ty cũng đã có một trung tâm kiểm tra chất lượng, với nhiệm vụ: kiểm tra chất lượng đầu ra các sản phẩm và nghiên cứu, thử nghiệm các sản phẩm mới của công ty.

3.4. Kết quả sử dụng lao động

Bảng 5: Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty.

Năm Chỉ tiêu ĐVT 2002 2003 2004 2005 2006 DT Trđ 368732 432874 492102 572650 667000 LN Trđ 2519 41678 78295 142415 227644 Số LĐ Người 2837 2586 2585 1497 1490 NSLĐ Trđ 129,97 167,39 190,37 382,53 447,65 Lương bình quân Đồng 1257000 1470000 1485000 1518000 1547000 ( Nguồn: phòng tổ chức nhân sự)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy được một cái nhìn khả quan đối với công tác quản lý lao động của SRC. Biểu hiện là năng suất lao dộng cuả toàn thể cán bộ công nhân viên công ty không ngừng tăng trong thời gian qua, năm 2002 là 129,97 triệu đồng/người đến năm 2006 con số này đã lên đến 447,65 triệu đồng/người, tăng gần 344,43% so với năm 2002.

Bên cạnh việc thúc đẩy nâng cao năng suất lao động thì công ty cũng không quên chăm lo cho đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty, cụ thể là mức lương trung bình trong công ty liên tục tăng, từ 1,275 triệu đồng năm 2002, năm 2006 lên đến 1,547 triệu đồng năm 2006, đây là một mức lương tương đối cao đối với một doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội.

Bảng 6: Cơ cấu sử dụng lao động của Công ty

(ĐVT: người)

Năm Tổng số

LĐ gián tiếp LĐ trực tiếp Nam Nữ Đại học số lượng tỷ lệ % số lượng tỷ lệ % số lượng tỷ lệ % số lượng tỷ lệ % số lượng tỷ lệ % 2002 2837 262 9,24 2575 90,7 6 1847 65,10 990 34,9 0 316 11,14 2003 2586 264 10,2 1 2322 89,79 1799 69,57 787 30,4 3 318 12,30 2004 2585 267 10,3 3 2318 89,6 7 1777 68,74 808 31,2 6 307 11,88 2005 1497 205 13,6 9 1292 86,3 1 1081 72,21 416 27,79 248 16,57 2006 1490 197 13,22 1293 86,7 8 1085 72,82 405 27,18 252 16,91 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

Bảng 6 này cho chúng ta thấy rõ hơn nữa tình hình nguồn nhân lực trong công ty trong giai đoạn 2002-2006. Nhìn chung lao động công ty có xu hướng giảm theo tiêu chí tinh giảm biên chế của ban lãnh đạo công ty, với mục tiêu lao động hiệu quả lên hàng đầu. Năm 2002 toàn công ty có 2837 lao động, đến năm 2006 chỉ còn 1490 người. Chất lượng lao động ngày càng

được nâng cao, biểu hiện là tỷ lệ lao động có trình độ Đại Học liên tục tăng, năm 2002 toàn công ty có 316 lao động có trình độ Đại Học, chiếm 11,14% trong tổng số lao động, đến năm 2006 toàn công ty có 252 lao động có trình độ Đại Học, chiếm 16,91% trong tổng số.

Trong thời gian qua công ty đang cố gắng giảm tỷ lệ lao động trực tiếp, tăng tỷ lệ lao động gián tiếp, cụ thể năm 2002 tỷ lệ lao động trực tiếp của công ty 90,97%, năm 2006 tỷ lệ này là 86,77%. Với chính sách này công ty đã giảm đáng kể chi phí cho nhân công. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.5. Hiệu quả sử dụng vốnBảng 7: Hiệu quả sử dụng vốn 2002 – 2006 Bảng 7: Hiệu quả sử dụng vốn 2002 – 2006 (ĐVT: triệu đồng) Chỉ tiêu Tổng vốn Doanh thu tỷ trọng DT trong TV(%) Lợi nhuận tỷ trọng LN trong TV(%) 2002 88619 368732 416,09 2519 2,84 2003 88957 432874 486,61 41678 46,85 2004 90572 492102 543,33 78295 86,45 2005 91705 572650 624,45 142415 155,30 2006 92382 667000 722,00 227644 246,42 ( Nguồn : phòng kế toán)

Cùng với sự cố gắng, nỗ lực của cán bộ công nhân viên toàn Công ty cổ phần cao su Sao Vàng nên hiệu quả sử dụng vốn ngày càng được nâng cao. Nếu tỷ trọng DT/TV của năm 2002 là 416,09% thì sang năm 2006 lên tới 722,00%. Còn nếu xét hiệu quả sử dụng vốn qua chỉ tiêu tỷ trọng LN/TV cũng cho ta một kết quả tương tự, chỉ tiêu này cũng liên tục tăng trong giai đoạn vừa qua, năm 2002 là 2,84% đến năm 2006 con số này đã là246,42%. Qua hai chỉ tiêu này ta có thể thấy được mặc dù là một công ty nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp phát triển thị trường trong nước cho công ty cổ phần cao su Sao Vàng (Trang 35 - 40)