I. Dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phát triển thị trường nôị địa của công
2.1. Áp lực từ nhà cung cấp
Công ty cổ phần cao su Sao Vàng hiện đang thực hiện thu mua nguyên liệu cao su theo một cách duy nhất là từ vùng nguyên liệu trong nước. Mặc dù vùng nguyên liệu này khá dồi dào nhưng nhưng giá cả lại thường xuyên biến
động phụ thuộc vào thời tiết hàng năm. Cho nên thị trường săm lốp trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào cao su thiên nhiên, dự đoán sự thiếu hụt của cao su thiên nhiên trong vòng 5 - 7 năm tới sẽ buộc thị trường săm lốp sử dụng cao su tổng hợp nhiều hơn. Giá cao su thiên nhiên đang tăng lên rất mạnh khiến các doanh nghiệp sản xuất sử dụng nguyên liệu cao su gặp khó khăn, nhiều mặt hàng càng sản xuất càng lỗ. Bên cạnh đó giá dầu thô tăng cao trong thời gian qua đã làm ảnh hưởng không nhỏ đối với cao su tổng hợp một sảnphẩm thay thế cho cao su tự nhiên.
Công ty cổ phần công nghiệp Cao su miền Nam (CASUMINA), Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) vẫn duy trì sản xuất do có các hợp đồng mua nguyên liệu ký trước đây, hơn nữa do vận chuyển gần, nên chi phí vận chuyển nguyên liệu thấp. Trong khí đó công ty cổ phần cao su Sao Vàng (SRC), đã phải mua cao su thiên nhiên với giá 53.000 đồng/kg, cộng với giá vận chuyển nguyên liệu từ các nguồn cung ở miền Nam ra Hà Nội cao làm cho sản xuất kém hiệu quả, có khả năng phải tạm ngừng sản xuất những sản phẩm cần nhiều nguyên liệu như lốp ôtô.
Không chỉ giá nguyên liệu sản xuất lên rất cao mà nguồn cung cũng rất thiếu. Bên cạnh đó, các loại nguyên liệu khác như: muội than, thép, v.v..., cũng đã tăng giá khi giá dầu mỏ tăng cao. Trên thị trường săm lốp xe đạp hiện nay lại xuất hiện một số nhà sản xuất mới, bán sản phẩm với giá khuyến mại thấp hơn giá các sản phẩm có thương hiệu nên càng làm cho sự cạnh tranh trở nên quyết liệt. nhìn một cách tổng quan thì các doanh nghiệp cao su nói chung và công ty cổ phần cao su Sao Vàng nói riêng đang phải chịu nhiều sức ép từ giá nguyên liệu tăng đến bị "đói" nguyên liệu do ngành cao su dồn sức thực hiện các hợp đồng xuất khẩu hiệu quả hơn.
Tóm lại: áp lực từ phía nhà cung cấp là rất lớn, nếu doanh nghiệp không tìm giải pháp mở rộng vùng nguyên liệu thì thì
việc mở rộng sản xuất, phát triển thị trường trong nước của công ty sẽ gặp nhiều khó khăn.
2.2.Áp lực đối thủ tiềm ẩn
Ngành săm, lốp cao su là một ngành đòi hỏi lượng vốn cao để đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc (chủ yếu là công nghệ của nước ngoài), công thêm nữa đây lại là loại hàng hoá mà người tiêu dùng mua theo sự nhận biết về thương hiệu. Do đó việc gia nhập và thị trường săm lốp là rất khó, nên áp lực từ phía các đối thủ tiềm ẩn là nhỏ.
Tuy nhiên các doanh nghiệp trong ngành cũng cần chú ý đến các đối thủ này bởi lẽ Việt Nam vừa vào WTO nên trong tương lai không xa sẽ xuất hiện rất nhiều công ty nước ngoài tham gia vào thị trường nội địa, các công ty này có nhiều lợi thế như thương hiệu, khả năng tài chính lớn mạnh, họ sẽ dùng sức mạnh tài chính để phát triển thương hiệu ở Việt Nam. Chính vì vậy mà công tác tìm kiếm và phát triển thị trường mới đang rất cần thiết đối với các doanh nghiệp săm lốp.
Tóm lại: áp lực từ phía đối thủ tiềm
ẩn làtương đối lớn, cần được doanh nghiệp quan tâm chú ý trong giai đoạn tiếp theo.