M? Nh?t

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủy sản của tỉnh khánh hòa sang thị trường mỹ (Trang 58 - 74)

- Tâm lý khách hàng Mỹ khi mua hàng thủy sản:

M? Nh?t

Nh?t EU Ðông Nam Á Th? tru?ng Mỹ Nhật Thị trường khác EU Đông Nam Á

cao KNXK thủy sản thì các doanh nghiệp chế biến thủy sản nên đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ làm thị trường trung tâm.

II.3.3.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủy sản của tỉnh Khánh Hòa sang thị trường Mỹ:

Trong cơ chế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh của tỉnh thường bị tác động bởi nhiều nhân tố khác nhau, sự tác động của các nhân tố lớn hay nhỏ phụ thuộc rất lớn vào điều kiện cụ thể của các doanh nghiệp.

Hầu hết các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong tỉnh thường bị tác động bởi nhiều yếu tố như: nhân tố về nguồn nguyên liệu, nhân tố về máy móc thiết bị, nhân tố về trình độ quản lý, chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh đó còn có các nhân tố thộc về môt trường kinh doanh cũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.

II.3.3.2.1. Nhân tố môi trường kinh doanh:

- Các yếu tố về kinh tế: trong thời gian qua với những đường lối đúng đắn, Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức khả quan nhất là về mặt kinh tế. Từng bước khẳng định uy tín với các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương và quốc tế.

+Những thành tựu nổi bật như: Việt Nam đã bình thường hóa ngoại giao các quan hệ kinh tế với Mỹ, HĐTM Việt Mỹ đã ký xong, ký kết hiệp định chung với EU, trở thành thành viên chính thức của ASEAN trong đó việc lập khu mậu dịch tự do ASEAN(gọi tắt là AFTA) đã lạo bỏ được hàng rào phi thuế quan và giảm thuế đánh và hàng xuất khẩu với mục đích chính của AFTA là tăng sức cạnh tranh với ASEAN trên thương trường quốc tế…tạo sự thuận lợi mới cho sự đi lên của Việt Nam.

+ Bên cạnh đó là sự tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, của xu thế toàn cầu, quốc tế hóa và khu vự hóa ngày càng mạnh mẽ sôi động. Việt Nam đã có vị trí thuận lợi nằm trên các tuyến giao thông quốc tế quan trọng nhất là nối liền với khu vực đông nam á, đông bắc á….Do đó có nhiều điều kiện thuận lợi để mở ra quan hệ kinh tế đối ngoại.

Tất cả các yếu tố trên là rất cần thiết, đã và đang tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu sang các thị trường nói chung và thị trường Mỹ của các doanh nghiệp chế

biến tỉnh Khánh Hòa nói riêng; tạo sân chơi bình dẳng cho các doanh nghiệp, việc xuất khẩu trở nên dễ dàng hơn. Hàng hóa của các doanh nghiệp sẽ được giảm thuế quan làm tăng khả năng xuất khẩu.

Song một số vấn đề các bên phải xem xét trong quá trình hội nhập là khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp với các doanh nghiệp nước khác có cao hơn không. Vì việc cắt giảm thuế quan không thể đảm bảo tuyệt đối cho các doanh nghiệp đứng vững trên thương trường. Cho nên các cấp lãnh đạo của tỉnh phải có những chính sách hỗ trợ, để các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm để giữ vững thị trường truyền thống, tìm kiếm khách hàng mới .

- Yếu tố về chính trị:

Nhìn chung nước ta có một nền kinh tế chính trị ổn định. Đây là động lực cho công cuộc đổi mới đất nước nói chung và cho ngành thủy sản nói riêng. đồng thờI tạo điều kiên thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến tỉnh Khánh Hòa có điều kiện đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường Mỹ.

Chính sách mà chính phủ việt nam và của tỉnh Khánh Hòa cụ thể là:

+ Hàng loạt các Nghị định của Chính phủ, các thông tư liên ngành của Bộ Thủy Sản ra đời nhằm vực dậy tiềm năng hải sản của Việt Nam và của tỉnh để đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu.

+ Thực hiện cải cách kinh tế, chủ trương xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

+ Khuyến khích ngư dân đóng tàu thuyền mới có công suất lớn, có khả năng khai thác xa bờ. Đồng thời cấm đánh bắt mang tính hủy diệt cao như sử dụng dòng điện, lưới kéo có thước mắt lưới nhỏ, chất nổ và tăng cường xây dựng các nhà máy chế biến thủy sản.

+ Bối cảnh quốc tế gần đây có nhiều biến động bất lợi như xung đột vũ trang, khủng bố, chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh đã ảnh hưởng mạnh đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nói chung và của tỉnh Khánh Hòa nói riêng.

- Điều kiện tự nhiên: + Vị trí địa lý:

* Địa hình: bờ biển dài 385 km, cấu tạo khúc khuỷu hình thành nhiều vũng vịnh do nhiều núi nhô ra biền tạo nên. Bờ biển có độ dốc lớn, thềm lục địa hẹp cách bờ biển 60 km đã có độ sâu 1000 m, bờ biển trực tiếp với đại dương, đáy ít phù sa, chủ yếu cát pha bùn. Đã tạo nên nhiều hồ chứa, bến cá và hơn 500 ha bãi bồI, đầm phá nuôi tồng thủy sản.

* Cửa lạch: có 8 cửa lạch lớn nhỏ, nhìn chung dài và nông (trừ Cam Ranh) các cửa lạch dễ thay đổi diện mạo sau mỗi kỳ mưa cho nên không thuận tiện cho việc nuôi trồng thủy sản và xây dựng cầu cảng.

* Vùng rạn san hô và đảo: có 7 bán đảo và trên 200 đảo nhỏ tạo thành nhiều đầm, vịnh kín gió tạo điều kiện cho các đàn cá đi đến sinh sản. Ven bờ có nhiều rạn san hô và là nơi có nhiều dạng hải sản sinh sống và có giá trị kinh tế cao.

* Đầm, vũng vịnh: có 10 đầm, vũng vịnh có diện tích 40.000 ha, trên đó có các công trình nuôi thủy sản và đặc sản có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt vinh Cam Ranh, Văn Phong, đầm Nha Phu thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản.

* Sông ngòi: có trên 10 sông, lưu lượng toàn bộ sông suối ở tỉnh khánh hòa có tới 2000 km2 nhưng sông ngắn độ dốc lớn, ít có giá tri kinh tế thủy sản.

* Diện tích biển: Bãi triều :1900 ha Dưới 20 m nước : 30.000 ha Dưới 50 m nước :100.000 ha Dưới 100 m nước : 200.000 ha Dưới 200 m nước : 400.000 ha

+ Khí hậu thời tiết:

* Mưa bão: mưa bão, gió mùa đông bắc cũng như áp thấp nhiệt đới chỉ ảnh hưởng đến vùng biển Khánh Hòa từ tháng 9-12, mùa khô khá dài từ tháng 1-8. Vì vậy rất thuận lợi cho nghề cá

* Hải lưu: biển Khánh Hòa chịu ảnh hưởng của 2 dòng hải lưu chính. Dòng chảy gió mùa Tây Nam có tốc độ trung bình 10 cm/s về phía Nam. Hướng dòng di chuyển về phía Đông Nam tốc độ dòng tầng đáy nhỏ hơn dòng tầng mặt. Dòng chảy gió mùa Đông Bắc, mùa Đông dòng chảy trên tầng mặt và tầng sâu đều có hướng Đông Nam. Dòng hải lưu nóng đưa theo nhiều ấu trùng, thức ăn loài cá và

tạo ngư trường phong phú, có sản lượng cao. Dòng hải lưu mạnh đẩy cá đi xa bờ gây khó khăn cho nghề khai thác thủy sản. Hoạt động chế độ hải lưu tạo thành hiện tượng nước trồi lưu động từ tháng 4 đến tháng 10. Đây là mùa cá chính của Khánh Hòa. Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, ảnh hưởng của nước triều yếu dẫn cá đi xa bờ làm sản lượng cá giảm rõ rệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Tính chất thủy triều: thủy triều Khánh Hòa thuộc loại thủy triều hỗn hợp thiên về nhật triều, trong một tháng có khoảng 20 ngày nhật triều. hoạt động thủy triều mạnh nhất là tháng 6-7 và tháng 11-12.

* Nhiệt độ: nhiệt độ không khí và nước biển khá cao trung bình từ 27- 280C rất thích hợp cho sự phát triển của sinh vật biển.

- Tiềm năng nguồn lợi thủy hải sản ở tỉnh Khánh Hòa:

Khánh Hòa là một trong những vùng đất địa hình thuận lợ và thiên nhiên ưu đãi, khí hậu ôn hòa. Ngoài lợi thế về du lịch - được xem là ngành công nghiệp “ không khói”. Khánh hòa còn có một lợi thế mạnh khác đó là nguồn lợI thủy sản phong phú đa dạng: cá, giáp xác, thân mềm, rong biển…có giá trị kinh tế cao. Kết quả thống kê cho thấy bước đầu các nguồn lợi hải sản gây nhiều ấn tượng mạnh mẽ, nghề khai thác thủy sản chỉ hoạt động ở vùng ven bờ (từ độ sâu 30 m trở vào chiếm hơn 80%tổng sản lượng khai thác). Trong 3 năm tổng sản lượng khai thác là…..

Khánh Hòa cũng như các vùng biển ven bờ ở Việt Nam, có thể khai thác cá biển quanh năm, nhưng gọi là thời vụ thì có 2 vụ chính: vụ Bắc(từ tháng 11-2 năm sau) và vụ Nam( từ tháng 4-9). Qua kinh nghiệm khai thác đã đề ra những đặc trưng nhận dạng quan trọng khi thời tiết thay đổi, khí hậu oi bức, gió chuyển hướng, biển lặng…Là thời điểm có hiệu quả nhất, ở vùng ven biển khánh hòa sản lượng hải sản chủ yếu là các đối tượng di cư theo mùa được khai thác ở tầng mặt và tầng giữa. Công cụ khai thác cá di cư tầng mặt chiếm hơn 74,92% số lượng tàu thuyền và hơn 66,28% về công suất. đặt biệt ở tỉnh Khánh Hòa phát triển nghề đăng, đó là nghề truyền thống có tính mùa vụ khai thác trong năm khai thác cá nổi rất có hiệu quả.

Trữ lượng cá biển của vùng biển Khánh Hòa được đánh giá khoảng 150 nghìn tấn. Nếu chấp nhận rằng hệ sinh thái biển có đến 70% tổng năng suất các nguồn lợi

cá ở dạng dự trữ, sản lượng khai thác cá ở vùng ven bờ tỉnh Khánh Hòa ước tính 34,7 nghìn tấn/năm, dao động trong khoảng 28-38 nghìn tấn/năm.

Các hệ sinh thái san hô với khả năng sản xuất rất cao đã tạo cơ sở dinh dưỡng hữu cơ phong phú, cung cấp thức ăn không chỉ cho sinh vật trong hệ rạn mà cả vùng biển xung quanh.

Nguồn lợi sinh vật phong phú, đa dạng về thành phần loài đã phát hiện ở vùng biển Khánh Hòa tới 600 loài cá khác nhau, trong đó dự tính có hơn 50 loài có giá trị kinh tế. Cá nổi chiếm tỷ lệ cao trong tổng số, trữ lượng cá vùng ven bờ được đánh giá vào khoảng 55-116 nghìn tấn, sản lượng khai thác hợp lý tốI đa 38.000 tấn. khoảng 405 loài khai thác mang tính vãng lai, tức là có tính sinh thái biển và biển khơi di cư theo mùa và 105 số loài mang tính tại chỗ hay mang đặc trưng theo mùa và hay mang đặc trưng sinh thái cửa sông rừng ngập mặn. Ngoài ra còn có các nguồn lợi thân mềm như ốc nhảy, bào ngư; các nguồn lợi rong biển tất cả đều có giá trị kinh tế cao. Khánh Hòa còn được quản lý quần đảo Trường Sa, đây là một vùng đảo san hô đầy tiềm năng để tỉnh vươn ra làm chủ biển khơi.

Nhìn chung: Khánh Hòa có vị trí địa lý rất thuận lợi cho phát triển ngành kinh tế thủy sản nói chung và ngành nuôi trồng, khai thác, chế biến, cơ sở dịch vụ thủy sản nói riêng. Bên cạnh đó tỉnh Khánh Hòa còn nhiều trung tâm khoa học công nghệ như: trường Đại Học Thủy Sản, Trung tâm nghiên cứu thủy sản III, viện Hải Dương Học,…liên quan đến việc phát triển ngành thủy sản địa phương. Đảng và chính quyền địa phương rất chú trọng đến nghề cá, coi đây là thế mạnh của tỉnh Khánh Hòa. Nhờ vậy qua hơn 10 năm đổi mới, ngành kinh tế thủy sản tỉnh Khánh Hòa đã có những bước phát triển đáng kể, cụ thể một số ngành đánh bắt chủ lực như: đánh bắt, chế biến, nuôi trồng thủy sản và một số ngành liên quan đã tạo được 11-12% GDP chiếm hơn 65% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, thu hút 58.000 cơ sở hạ tầng của ngành và ngày càng tăng cường mối liên kết giưũa phát triển kinh tế thủy sản với củng cố an ninh quốc phòn.Ng được hình thành.

II.3.3.2.2. Những nhân tố vi mô:

Là các yếu tố nội tại bên trong mỗi doanh nghiệp, góp phần quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của mỗi doanh nghiệp sang thị trường Mỹ nói riêng và các thị trường khác nói chung.

- Khách hàng:

Là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Mục tiêu của ngành là xuất khẩu sang thị trường Mỹ, sự thành công của hoạt động này là sản phẩm của mỗi doanh nghiệp được khách hàng của thị trường này biết đến và trở nên ưa chuộng. Hiện nay, sản phẩm mà các doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường Mỹ chủ yếu là tôm, cá. Nhìn chung mặt hàng còn đơn điệu.

- Nhà cung ứng nguyên liệu:

Để hoạt động sản xuất sang thị trường Mỹ được diễn ra liên tục thì cần có nguồn nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa chủ yếu là các trạm thu mua, các đại lý và ngư thương(cung cấp không ổn định) nên ảnh hưởng nhiều đến quá trình sản xuất.

- Đối thủ cạnh tranh:

Hiện nay các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa cũng chịu chung số phận như các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cả nước. đó là thị trường mỹ cho rằng chất lượng hàng kém hơn so với các thị trường khác nên bị ép giá và đánh thuế cao so với các đối thủ khác như Thái Lan, Trung Quốc.

II.3.3.2.3. Nhân tố thuộc về trình độ quản lý chất lượng sản phẩm:

Muốn xuất khẩu sang thị trường Mỹ thì chương trình HACCP( phân tích các mối nguy thông qua theo dõi liên tục các điểm kiểm soát nóng) do các doanh nghiệp xây dựng và thực hiện trong sản xuất phải được nhà nhập khẩu chấp nhận. Tuân thủ quy định trên, trong thời gian qua các doanh nghiệp đã tích cực triển khai chương trình này.

Chương trình HACCP là sự đảm bảo chặt chẽ nhất, ít tốn kém nhất đối với an toàn thực phẩm. Thế mạnh này rất phù hợp với xu hướng thay đổi đánh giá chất lượng như hiện nay.

Trong kế hoạch sắp tới, trên cơ sở phát huy những tiềm năng sẵn có như lao động địa phương, nguồn lợi thủy sản, đa dạng hóa mặt hàng sản phẩm. Các doanh nghiệp tiếp tục hoàn thiện chương trình quản lý chất lượng HACCP nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn, giá thành hạ và tính cạnh tranh cao trên thị

trường Mỹ nói riêng và thị trường khác nói chung, góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của tỉnh.

II.3.3.2.4. Nhân tố về nguyên vật liệu:

Nguồn nguyên vật liệu có ảnh hưởng chủ yếu vào chất lượng của sản phẩm. Về chất lượng nguyên liệu thu mua: khác với nguồn nguyên liệu công nghiệp khác, nguyên liệu thủy sản có nhiều yếu tố bất thuận lợi hơn vì sau khi tách khỏi môi trường sống chúng sẽ nhanh chóng bị chết và nhanh chóng bị phân giải, phân hủy, thối rửa dưới tác dụng của nước, không khí, ánh sáng, vi sinh vật. Do đó mà nguyên liệu dễ bị ươn thối, nếu không bảo quản và xử lý kịp thời thì sản lượng nguyên liệu bị giảm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Mặt khác chất lượng sản phẩm nguyên liệu còn là yếu tố hàng đầu nội tại tự nhiên của sản phẩm, con người không thể làm tăng thêm chất lượng của nó mà chỉ dùng các phương tiện, biện pháp để duy trì bảo quản chất lượng nguyên liệu mà thôi. chất lượng nguyên liệu còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tự nhiên như: khí hậu, thời tiết, cách thức thu mua nguyên liệu, giá cả cách thức vận chuyển và dự trữ. Vì thế một khi nguyên liệu đã biến chất thì không có một kỹ thuật nào có thể cứu vãn nổi và chất lượng không bao giờ có chất lượng sản phẩm tốt.

Thực tế nguồn nguyên liệu các doanh nghiệp chế biến tỉnh được mua từ các vùng lân cận như Phú Yên, Ninh Thuận… và tại các ngư trường đánh bắt của địa phương. Do đó nguồn nguyên liệu tương đối tốt, đảm bảo về chất lượng mà sản xuất các mặt hàng xuất khẩu đạt tiêu chuẩn cao là rất hiếm. Hầu hết các nguyên liệu ban đầu thường đạt tiêu chuẩn về độ tươi rắn chắc nhưng không đạt cảm quan chẳng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủy sản của tỉnh khánh hòa sang thị trường mỹ (Trang 58 - 74)