. II121 Chức năng và tính chất hoạt động:
II.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM THỦY SẢN CỦA TỈNH KHÁNH HÒA SANG THỊ TRƯỜNG MỸ GIAI ĐOẠN 2003-
CỦA TỈNH KHÁNH HÒA SANG THỊ TRƯỜNG MỸ GIAI ĐOẠN 2003- 2005.
II.3.1.Khái quát về thị trường Mỹ:
II.3.1.1. Đôi nét vè nước Mỹ:
Mỹ là quốc gia có lịch sử hình thành còn non trẻ. Giành độc lập vào năm 1776 và thông qua Hiến Pháp(1789). Mỹ đã trở thành một nước dân chủ với tên gọi chính thức là hợp chủng quốc Hoa Kỳ (United States of America). Nước Mỹ có tổng diện tích là 9.159.123 km2, đứng thứ 4 thế giới sau Nga, Canada, Trung Quốc; chiếm
6,2% diện tích toàn cầu; từ Đông sang Tây rộng 4.500 km, từ Bắc xuống Nam rộng 2.500 km. Nằm ở vị trí trung tâm châu lục Bắc Mỹ: phía Đông giáp Đại Tây Dương, phía Tây giáp Thái Bình Dương, Nam giáp Mêxicô và vịnh mexico, Bắc giáp Canada; bang Alasca nằm phía Tây Bắc Canada, quần đảo Hawaii nằm ở Thái Bình Dương, Hoa Kỳ là một cường quốc kinh tế, khoa học công nghệ và quân sự hàng đầu của thế giới, là một trong ba trung tâm kinh tế tài chính quốc tế.
Dân số nước Mỹ khoảng 295.734.134 người chiếm trên 5% dân số thế giới. mật độ dân cư khoảng 30 người/km2. Đây là nước đông dân đứng thứ ba trên thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ. Mỹ là nước đa dân tộc với các dạng văn hóa khác nhau trong đó cộng đồng ngườI da trắng chiếm 77,1%, da đen 12,9%, châu Á 4,2%, thổ dân Mỹ 1,5%, thổ dân Alasca và Hawaii và các quần đảo TBD thuộc Mỹ 0,3%, các nhóm người khác khác 4%. Về tôn giáo: tin lành chiếm 56%, cơ đốc giáo La Mã chiếm 28%, do Thái chiếm 28%, các đạo khác chiếm 4%,không theo đạo 10%. Dân Mỹ nói tiếng Anh là chủ yếu, một bộ phận lớn người dân tộc thiểu số sử dụng ngôn ngữ Tây Ban Nha, Pháp và nhiều ngôn ngữ khác
Mỹ là một nước liên bang gồm 50 bang và một nhóm đảo nhỏ nằm ở Thái Bình Dương, trong đó có đảo Samoa, nơi có khoảng trên 300 công dân Việt Nam đang hợp tác lao động.
II.3.1.2. Khái quát về nền kinh tế Mỹ:
Mỹ là nước có nền kinh tế hùng mạnh và đa dạng, phát triển nhất thế giới, với sự áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, tiên tiến, với thu nhập bình quân dầu nguời 33.900 USD/ năm. Trong nền kinh tế thị trường năng động, với mức độ cạnh tranh gay gắt, các công ty Mỹ luôn đi đầu trong việc áp dụng các thành tựu công nghệ, đặc biệt là công nghệ tin học, y học, công nghệ vũ trụ.
Mỹ đạt tăng trưởng kinh tế cao, mức lạm phát thấp nhất và tỷ lệ thất nghiệp dưới 5%. Các công ty Mỹ đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Mỹ, chỉ tiêu chính phủ cũng chiếm một phần quan trọng trong toàn bộ chi tiêu khổng lồ của một xã hội tiêu dùng.
Năm 2004 tổng GDP của Mỹ là 12.952 nghìn tỷ USD, tăng trưởng GDP là 8%, GDP bình quân trên đầu người đạt 36.200USD. Qua đó cho thấy Mỹ là một nước có nền kinh tế hùng mạnh, đa dạng, phát triển và là một siêu cường quốc kinh tế thế
giới. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ năm 2005 là 12.760 tỷ đôla, chiếm 31% GDP toàn thế giới. GDP theo đầu người là 43.555 đôla. Trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ chiếm khoảng 80%, công nghiệp 18%, nông nghiệp 2%.
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ chiếm khoảng 25 GDP, là nước xuất, nhập khẩu lớn nhất thế giới. Năm 2005 Mỹ xuất khẩu trị giá 1.272 tỷ đôla và nhập khẩu trị giá 1.998 tỷ đôla. Các bạn hàng buôn bán lớn nhất của Mỹ là Canada, Mexico, Nhật, ASEAN, Trung Quốc, Anh, Đức, Pháp, Hà Lan. Mỹ bị thâm hụt thương mại ở mức cao liên tiếp trong gần 2 thập kỷ đặc biệt tăng liên tục ở mức kỷ lục là 728 tỷ đôla năm 2005, chiếm 5,8%, vượt mức báo động (5,5%GDP).
Sau một thời gian rơi vào suy thoái (3/2001-1/2002), kinh tế Mỹ nhanh chóng tăng trưởng trở lại. Chính quyền Bush đã sử dụng các biện pháp chính để đối phó kinh tế suy thoái: tăng chi chính phủ, cắt giảm lãi suất cho vay và giảm thuế. Ngoài ra, do kinh tế Mỹ đang ở trong giai đoạn chuyển đổi, năng suất lao động tăng mạnh do ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ thông tin, chu kỳ khủng hoảng kinh tế rút ngắn lại, giúp kinh tế mỹ sớm thoát ra khỏi khủng hoảng so với các chu kỳ kinh tế trước đây. Năm 2001 GDP Mỹ tăng 0,8%, năm 2002 tăng 1,9%, năm 2003 tăng 3%, năm 2004 là 4,4% và năm 2005 là 3,5%.
Kể từ khi HĐTM có hiệu lực đến nay, quan hệ buôn bán giữa hai nước tăng nhanh, kim ngạch buôn bán 2 chiều năm 2005 đạt 7,8 tỷ USD, tăng gấp 5 lần năm 2001(1,5 tỷ USD). Hiện có khoảng hơn 1.000 doanh nghiệp Hoa Kỳ đang hoạt động tại Việt Nam. Trong quá trình mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại đã nảy sinh một số tranh chấp do chính sách bảo hộ của Hoa Kỳ như vấn đề cá tra, cá basa, tôm, hàng dệt…
II.3.1.3. Đặc điểm của thị trường Mỹ đối với hàng thủy sản:
Với dân số khoảng 300 triệu dân và thu nhập tính theo đầu người rất cao (33.900 USD/người/năm) nhưng mức tiêu thụ thủy sản bình quân còn rất thấp, khoảng 7,5 kg/người/năm thấp hơn mức tiêu thụ bình quân của người Việt Nam vào thị trường Nhật. Cho nên đây là thị trường đầy triển vọng nếu biết cách kích thích tiêu dùng hàng thủy sản.
Thật vậy, chỉ sau lệnh cấm vận bãi bỏ một năm thì kim ngạch buôn bán giữa hai nước lên đến 500 triệu USD. Giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đứng
thứ 10 trong số hơn 120 quốc gia bạn hàng của Mỹ. Nếu năm 1993, chưa có tấm hàng rào việt nam nào vào thị trường Mỹ theo đường chính ngạch, có chăng chỉ bán qua một nước thứ 3 thì sau ngày 3/2/1994, ngày Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam, hàng Việt Nam mới từ từ nhập vào thị trường lớn này. Đến năm 2000, sau hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết vào 3/7/2000 thì tổng kim ngạch trao đổi mậu dịch thương mại giữa hai nước đã đạt khoảng 1,1 tỷ USD tăng gấp 5 lần so với năm 1994. Năm 2005 tổng kim ngạch trao đổi mậu dịch thương mại tăng hơn nhiều, đặc biệt là mặt hàng thủy sản đạt gần 2,5 tỷ .
Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam hiện nay, Mỹ được đánh giá là thị trường đầy triển vọng. Trong định hướng giai đoạn 2005-2010 của ngành thủy sản việt nam, Mỹ sẽ chiếm tỷ trọng 25-28% vào năm 2010. Ngành thủy sản Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu vào thị trường Mỹ vào năm 1994 với trị giá ban đầu còn thấp chỉ có 6 triệu USD. Từ đó giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tiếp tục tăng qua các năm, năm 2005 đạt 2,5 tỷ USD.
Tuy nhiên hiện nay, hàng thủy sản Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 6% về kim ngạch xuất khẩu, so với các nước ASEAN thì Việt Nam đứng thứ 3 về xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ.
Như vậy cho thấy tỷ lệ này còn quá khiêm tốn so với khả năng và tiềm lực nguồn thủy sản Việt Nam.
- Tình hình tiêu thụ thủy sản ở Mỹ:
Nhìn chung các mặt hàng thủy sản có thể tiêu thụ ở Mỹ rất phong phú và đa dạng bao gồm: tôm đông lạnh nhập khẩu được người Mỹ ưa thích cả về hình thức và kích cỡ phổ biến. Người tiêu dùng thường mua tôm với nhiều cỡ khác nhau, thông dụng nhất là cỡ 26-30 con/pound và 36-40 con/pound. Ngoài ra tôm sú, tôm nâu, tôm hùm cũng là mặt hàng tiêu thụ nhiều ở Hoa Kỳ. Cá ngừ đóng hộp cũng là một trong những sản phẩm thủy sản ưa thích của người Mỹ, trong khi cá ngừ tươi mới chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong danh sách thủy sản nhập khẩu của Hoa Kỳ. Sản phẩm cá ngừ đánh bắt nội địa và nhập khẩu là philê, cắt lát, sashimi và sushi. Cùng với sự phát triển của thị trường, nhập khẩu cá ngừ những năm qua cũng tăng trưởng ổn định. Ước tính tiêu thụ cá tươi của Hoa Kỳ đạt 35.000 tấn/năm và nhập khẩu đáp
ứng trên 70% nhu cầu của người tiêu dùng. Loài nhập khẩu chủ yếu là cá ngừ vây xanh, cá ngừ mắt to, cá ngừ vây vàng và cá ngừ vây dài.
Mặt hàng cua biển bao gồm: cua sống, cua đông, cua luộc, thịt cua đông, những mặt hàng này cũng được ưa chuộng tại thị trường Mỹ.
Nhóm hàng thủy sản đặc sản: yến sào, ngọc trai, agar, cua, ốc hương, sò huyết. Ngoài ra còn có hộp thủy sản: là sản phẩm được người Mỹ ưa chuộng với đủ các loại như hộp cá, hộp tôm, hộp cua, hộp mực…
- Chính sách thuế quan:
Hàng thủy sản Việt Nam được nhập vào Mỹ được khuyến khích thuế kể cả hàng Việt Nam. Đặc biệt sau hiệp định thương mại Việt- Mỹ có hiệu lực thì hàng hóa của Việt Nam được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường hấp dẫn này với sự ưu đãi về mức thuế nhập khẩu(MFN) là 7,5%, ốc thuế suất tương ứng là 5% và 20%, cá philê tươi và đông là 0,5% và 0-0,5%…
- Nhu cầu về chất lượng:
Trong cơ chế quản lý thực phẩm và dược phẩm hoa kỳ(FDA) đã thông báo hạn định từ 18/12/1997 trở đi, hàng thực phẩm có nguồn gốc từ thủy sản muốn vào thị trường Mỹ phải có giấy chứng nhận đã thực hiện HACCP.
Thị trường thủy sản Mỹ là thị trường khó tính của thế giới. Hàng thủy sản nhập khẩu vào Mỹ phải qua kiểm tra chặt chẽ của cục quản lý thực phẩm và dược phẩm hoa kỳ theo các tiêu chuẩn HACCP.