II.2 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM THỦY SẢN CỦA TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2003-

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủy sản của tỉnh khánh hòa sang thị trường mỹ (Trang 34 - 47)

. II121 Chức năng và tính chất hoạt động:

II.2 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM THỦY SẢN CỦA TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2003-

CỦA TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2003-2005

II.2.1. Vai trò của hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủy sản đối với tỉnh và nền kinh tế:

II.2.1.1. Đối với nền kinh tế:

Ngành Thuỷ sản là ngành quan trọng cung cấp thực phẩm cho nhu cầu đời sống con người. Thực phẩm thuỷ sản ngoài những dặc trưng như tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống của con người nó còn có những đặc điểm riêng thể hiện ưu thế của mặt hàng thuỷ sản. Đó là thành phần chất dinh dưỡng rất cao như : protit, gluxit, lipit, vitamin…

Ngành thuỷ sản còn cung cấp thức ăn cho gia súc, gia cầm. Thức ăn cho gia súc từ thuỷ sản giàu chất đạm và giàu chất vi lượng có tác dụng kháng bệnh tốt.

Hàng năm nước ta sản xuất được khoảng trên 40000 tấn bột cá(2001), định hướng đến năm 2010 có thể đạt trên 100.000 tấn bột cá.

Ngành thuỷ sản còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành khác. Nhiều loạI giáp xác, nhuyễn thể, cá, rong cau… còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành như dược phẩm (algenat, chutozan), hoá chất thủcông mỹ nghệ.

Ngành thuỷ sản là nghành giữ vị trí quan trọng trong ngoại thương góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đây là ngành mang tính chất chiến lược lâu dài trong việc cung cấp hàng hoá cho xuất khẩu. Đối với nước ta, xuất khẩu thuỷ sản như đòn bẩy chủ yếu để tạo nên động lực phát triển. Chính vì vậy mà Đảng và nhà nước luông luôn xác định “ xuất khẩu thuỷ sản là một mũi nhọn quan trọng của nền kinh tế”.

II.2.1.2. Đối với tỉnh Khánh Hòa:

- Ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế chủ lực của tỉnh Khánh Hòa và giữ vị trí quan trọng trong việc phát triển tổng thể kinh tế miền biển cũng như vùng kinh tế khác của đất nước trong việc góp phần vào việc mở rộng thị trường nông thôn kết hợp kinh tế với an ninh quốc phòng. Gắn nghề cá nói riêng và nông lâm ngư nghiệp nói chung vớI công nghiệp và giao thông vận tải thành cơ cấu thống nhất.

- Ngành thủy sản còn đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập của ngư dân và cộng động dân cư ven biển, hải đảo, năm 2005 tổng số lao động là 80.323 người

- Ngành thủy sản còn đem lại giá trị ngoại tệ xuất khẩu tương đối cho tỉnh Khánh Hòa và giá trị ngoại tệ này tăng theo hàng năm.

Bảng 02 :giá trị xuất khẩu sản phẩm thủy sản của tỉnh Khánh Hòa giai

đoạn 2003-2005

- Ngành thủy sản đóng góp vào ngân sách nhà nước và cùng với các ngành khác góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Tổng số tiền mà Khánh Hòa nộp vào ngân sách nhà nước là 3.420 triệu đồng.

- Góp phần nâng cao dân trí, thúc đẩy khoa học phát triển.

- Góp phần quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.

II.2.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủy sản của tỉnh Khánh Hòa:

II.2.2.1. Điều kiện tự nhiên:

II.2.2.1.1.Vị trí địa lý:

- Địa hình: bờ biển dài 385 km, cấu tạo khúc khuỷu hình thành nhiều vũng, vịnh do nhiều núi nhô ra biển tạo nên. Bờ biển có độ dốc lớn, thềm lục địa hẹp cách bờ biển 60 km đã có độ sâu 1000 m, bờ biển trực tiếp với đại dương, đáy ít phù sa, chủ yếu cát pha bùn. Đã tạo nên nhiều hồ chứa, bến cá và hơn 500 ha bãi bồi, đầm phá nuôi trồng thủy sản.

Mức độ tăng trưởng Năm Tổng giá trị xuất khẩu

(nghìn USD) +(-) % 2003 158.889 2004 198.405 39.516 24,87 2005 230,000 31,595 15,92 tổng 587.294

- Cửa lạch: có 8 cửa lạch lớn nhỏ, nhìn chung dài và nông (trừ Cam Ranh) các cửa lạch dễ thay đổi diện mạo sau mỗi kỳ mưa cho nên không thuận tiện cho việc nuôi trồng thủy sản và xây dựng cầu đường.

- Vùng rạn san hô và đảo: có 7 bán đảo và trên 200 đảo nhỏ tạo thành nhiều đầm, vịnh kín gió tạo điều kiện cho các đàn cá đi đến sinh sản. Ven bờ có nhiều rạn san hô và là nơi có nhiều dạng hải sản sinh sống và có giá trị kinh tế cao.

- Đầm, vũng vịnh: có 10 đầm, vũng vịnh có diện tích 40.000 ha, trên đó có các công trình nuôi thủy sản và đặc sản có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt vinh Cam Ranh, Văn Phong, đầm Nha Phu thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản.

- Sông ngòi: có trên 10 sông, lưu lượng toàn bộ sông suối ở tỉnh khánh hòa có tới 2000 km2 nhưng sông ngắn độ dốc lớn, ít có giá tri kinh tế thủy sản

- Diện tích biển: bãi triều :1900 ha dưới 20 m nước : 30.000 ha dưới 50 m nước :100.000 ha dưới 100 m nước : 200.000 ha dưới 200 m nước : 400.000 ha

II.2.2.1.2. Khí hậu thời tiết:

- Mưa bão: mưa bão, gió mùa đông bắc cũng như áp thấp nhiệt đới chỉ ảnh hưởng đến vùng biển khánh hòa từ tháng 12. Vì vậy rất thuận lợi cho nghề cá

- Hải lưu: biển khánh hòa chịu ảnh hưởng của 2 dòng hải lưu chính. Dòng chảy giá mùa Tây Nam có tốc độ trung bình 10 cm/s về phía Nam. Hướng dòng di chuyển về phía Đông Nam tốc độ dòng tầng đáy nhỏ hơn dòng tầng mặt. Dòng chảy gió mùa Đông Bắc, mùa Đông dòng chảy trên tầng mặt và tầng sâu đều có hướng Đông Nam. Dòng hải lưu nóng đưa theo nhiều ấu trùng, thức ăn loài cá và tạo ngư trường phong phú, có sản lượng cao. Dòng hải lưu mạnh đẩy cá đi xa bờ gây khó khăn cho nghề khai thác thủy sản. hoạt động chế độ hải lưu tạo thành hiện tượng nước trồi lưu động từ tháng 4 đến tháng 10. Đây là mùa cá chính của Khánh Hòa. Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, ảnh hưởng của nước triều yếu dẫn cá đi xa bờ làm sản lượng cá giảm rõ rệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tính chất thủy triều: thủy triều Khánh Hòa thuộc loại thủy triều hỗn hợp thiên về nhật triều, trong một tháng có khoảng 20 ngày nhật triều. hoạt động thủy triều mạnh nhất là tháng 6-7 và tháng 11-12.

- Nhiệt độ: nhiệt độ không khí và nước biển khá cao trung bình từ 27- 280C rất thích hợp cho sự phát triển của sinh vật biển.

II.2.2.1.3. Tiềm năng nguồn lợi thủy hải sản ở tỉnh Khánh Hòa:

Khánh Hòa là một trong những vùng đất địa hình thuận lợ và thiên nhiên ưu đãi, khí hậu ôn hòa. Ngoài lợi thế về du lịch - được xem là ngành công nghiệp “ không khói”. Khánh hòa còn có một lợi thế mạnh khác đó là nguồn lợI thủy sản phong phú đa dạng: cá, giáp xác, thân mềm, rong biển…có giá trị kinh tế cao. Kết quả thống kê cho thấy bước đầu các nguồn lợi hải sản gây nhiều ấn tượng mạnh mẽ, nghề khai thác thủy sản chỉ hoạt động ở vùng ven bờ (từ độ sâu 30 m trở vào chiếm hơn 80%tổng sản lượng khai thác). Trong 3 năm tổng sản lượng khai thác là

Khánh Hòa cũng như các vùng biển ven bờ ở việt nam, có thể khai thác cá biển quanh năm, nhưng gọi là thời vụ thì có 2 vụ chính: vụ bắc(từ tháng 11-2 năm sau) và vụ nam( từ tháng 4-9). Qua kinh nghiệm khai thác đã đề ra những đặc trưng nhận dạng quan trọng khi thời tiết thay đổi, khí hậu oi bức, gió chuyển hướng, biển lặng…Là thời điểm có hiệu quả nhất, ở vùng ven biển khánh hòa sản lượng hải sản chủ yếu là các đối tượng di cư theo mùa được khai thác ở tầng mặt và tầng giữa. Công cụ khai thác cá di cư tầng mặt chiếm hơn 74,92% số lượng tàu thuyền và hơn 66,28% về công suất. đặt biệt ở tỉnh Khánh Hòa phát triển nghề đăng, đó là nghề truyền thống có tính mùa vụ khai thác trong năm khai thác cá nổi rất có hiệu quả.

Trữ lượng cá biển của vùng biển khánh hòa được đánh giá khoảng 150 nghìn tấn. Nếu chấp nhận rằng hệ sinh thái biển có đến 70% tổng năng suất các nguồn lợi cá ở dạng dự trữ, sản lượng khai thác cá ở vùng ven bờ tỉnh Khánh Hòa ước tính 34,7 nghìn tấn/năm, dao động trong khoảng 28-38 nghìn tấn/năm.

Các hệ sinh thái san hô với khả năng sản xuất rất cao đã tạo cơ sở dinh dưỡng hữu cơ phong phú, cung cấp thức ăn không chỉ cho sinh vật trong hệ rạn mà cả vùng biển xung quanh.

Nguồn lợi sinh vật phong phú, đa dạng về thành phần loài đã phát hiện ở vùng biển Khánh Hòa tới 600 loài cá khác nhau, trong đó dự tính có hơn 50 loài có giá trị kinh tế. Cá nổi chiếm tỷ lệ cao trong tổng số, trữlượng cá vùng ven bờ được đánh giá vào khoảng 55-116 nghìn tấn, sản lượng khai thác hợp lý tối đa 38.000 tấn. khoảng 405 loài khai thác mang tính vãng lai, tức là có tính sinh thái biển và biển khơi di cư theo mùa và 105 số loài mang tính tại chỗ hay mang đặc trưng theo mùa và hay mang đặc trưng sinh thái cửa sông rừng ngập mặn. Ngoài ra còn có các nguồn lợi thân mềm như ốc nhảy, bào ngư; các nguồn lợi rong biển tất cả đều có giá trị kinh tế cao. Khánh Hòa còn được quản lý quần đảo Trường Sa, đây là một vùng đảo san hô đầy tiềm năng để tỉnh vươn ra làm chủ biển khơi.

Nhìn chung: Khánh Hòa có vị trí địa lý rất thuận lợi cho phát triển ngành kinh tế thủy sản nói chung và ngành nuôi trồng, khai thác, chế biến, cơ sở dịch vụ thủy sản nói riêng. Bên cạnh đó tỉnh Khánh Hòa còn nhiều trung tâm khoa học công nghệ như: trường Đại Học Thủy Sản, Trung tâm nghiên cứu thủy sản III, viện Hải Dương Học,…liên quan đến việc phát triển ngành thủy sản địa phương. Đảng và chính quyền địa phương rất chú trọng đến nghề cá, coi đây là thế mạnh của tỉnh Khánh Hòa. Nhờ vậy qua hơn 10 năm đổi mới, ngành kinh tế thủy sản tỉnh Khánh Hòa đã có những bước phát triển đáng kể, cụ thể một số ngành đánh bắt chủ lực như: đánh bắt, chế biến, nuôi trồng thủy sản và một số ngành liên quan đã tạo được 11-12% GDP chiếm hơn 65% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, thu hút 58.000 cơ sở hạ tầng của ngành và ngày càng tăng cường mối liên kết giưũa phát triển kinh tế thủy sản với củng cố an ninh quốc phòng được hình thành.

II.2.2.2. Điều kiện xã hội và đặc điểm kinh tế kỹ thuật của tỉnh Khánh Hòa:

Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngành thủy sản, đó là điều kiện xã hội. Xuất phát từ thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện khí hậu và tính cần cù chịu khó, có kinh nghiệm của người dân. Khánh hòa là một vùng có nghề cá được hình thành như Đại Lãnh, Đầm Môn, Khải Lương, Hòn Khói, Tân Thủy, Ngọc Diêm, Lương Sơn….nếu nghiên cứu lịch sử cũng như điều kiện hình thành

các làng này là tốt thì trên cơ sở đó quy hoạch hoặc phát triển mở rộng các làng cá hiện nay để tránh những áp lực chủ quan thiếu cơ sở khoa học.

II.2.2.2.1. Điều kiện lịch sử xã hội:

Như ta đã biết, ngành thủy sản Khánh Hòa đã có sự phát triển từ rất lâu. Trước năm 1975, ngành đã phát triển chủ yếu là trong khai thác thủy sản với các nghề truyền thống như nghề đăng và trong chế biến chủ yếu là công nghiệp chế biến khô, ướp muối, chế biến nước mắm….Dưới hình thức tự cung tự cấp trong đó chủ yếu phục vụ thị trường nội địa. Cho đến thập niên 80, với những kinh nghiệm vốn có của người dân tỉnh Khánh Hòa đã góp phần rất lớn đưa ngành thủy sản phát triển vượt bậc, sản lượng khai thác và nuôi trồng có xu hướng tăng nhanh, nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến ngày càng phong phú, đa dạng với nhiều chủng loại. Điều này đã kéo theo sự phát triển mạnh của ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là xuất khẩu các sản phẩm như chế biến khô, chế biến đông lạnh phục vụ tiêu thụ nội địa là chủ yếu chuyển dần sang phục vụ thị trường là trọng điểm.

Như vậy, với sự phát triển của ngành thủy sản Khánh Hòa trong những năm qua đã chứng tỏ được người dân khánh hòa ngày càng có kinh nghiệm hơn trong các lĩnh vực của ngành và chứng tỏ quan tâm đầu tư, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước nói chung và của Sở Thủy Sản nói riêng trong những năm qua và cũng như trong thời những năm tới.

II.2.2.2.2.Lao động, học vấn, tỉ lệ đói nghèo, nguồn thu nhập…tại các vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa:

Hiện nay ngư dân nghề cá nhỏ ven biển phải đương đầu ngày càng tăng với vấn đề nguồn lợi bị giới hạn, điều đó dẫn những xung đột trong nội bộ của họ. Khai thác quá mức ở diện rộng và sử dụng công cụ khai thác bất hợp pháp như: xiết điện, giã cào, chất độc xyanua,…do ngư dân nghề cá ven bờ sử dụng đã ảnh hưởng bất lợi đến nguồn lợi thủy sản ven bờ và thủy sản ven biển.

tập quán và kinh nghiệm sản xuất của ngư dân, ngư dân Khánh Hòa đã hình thành thói quen lao động tập quán sản xuất có tính chất lịch sử. Vì thói quen và tập quán sản xuất được thay đổi thông qua thời gian dưới tác động của khoa học công nghệ, nhưng việc thay đổi cơ cấu nghề để hình thành các ngành nghề chuyên môn hóa mới phụ thuộc rất lớn vào yếu tố này (đây là lực cản trong quá trình phát triển). Vì

vậy, công tác khuyến ngư và trình diễn kỹ thuật mới nhằm thay đổi tập quán sản xuất của ngư dân có ý nghĩa quyết định.

Theo số liệu điều tra của Sở Thủy Sản Khánh Hòa đối với nông thôn ven biển tỉnh khánh hòa đến thời điểm năm 2003 xác định 20,5% hộ thu nhập khá 74%, hộ thu nhập trung bình và có 5,5% hộ nghèo (theo tiêu chuẩn của Bộ Lao Động - Thương binh và xã hội). Như vậy hộ nghèo chiếm tỷ lệ như trên là khá cao so với tỷ lệ của tỉnh. Từ khi có chính sách đổi mới các cơ chế quản lý kinh tế, thu nhập và đời sống ngư dân Khánh Hòa được nâng cao, nhiều hộ nghèo đã trở thành khá giả. Bình quân lao động trên thu nhập khó đánh giá chính xác, ước tính cho lao động khai thác khoảng 18-24 triệu đồng/năm,nuôi tôm 25-30 triệu đông/năm, chế biến 8,5 triệu đồng/năm. Số lao động của ngề khai thác và nuôi tôm chỉ hoạt động trong những ngày thời tiết thuận lợi.

Sự phát triển đó làm cho lao động nghành thủy sản tăng lên nhanh chóng, năm 2005 tổng số lao động toàn ngành là 80.323 người, trong đó lao động đánh cá trong toàn ngành là 35.000 người, lao động chế biến đông lạnh là 15.000 người, lao động đóng sửa tàu thuyền là 800 người, lao động nuôi trồng là 17.000 người, lao động dịch vụ khác là 2.800 người, thu hút lao động nghề cá 9.723 người. Bên cạnh đó cơ cấu lao động trong từng ngành nghề đã có sự thay đổi bởi vì sự phát triển trong nội bộ công nghiệp chế biến thủy sản có vai trò quan trọng trong việc bố trí chuyên môn hóa sản xuất trong khai thác và nuôi trồng thủy sản, làm cơ chế ngành nghề phát triển theo hướng tập trung vào nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Ta thấy hiên nay tại tỉnh Khánh Hòa, lao động trong nghề khai thác giảm, còn lao động trong nghề nuôi trồng, chế biến, dịch vụ thì tăng lên, đặc biệt nghề nuôi tôm. Đây là xu hướng phát triển chung của đất nước.

Tóm lại: có thể nói được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến ngành thủy sản của tỉnh tạo nên động lực phát triển đồng thời ngày càng có nhiều gia đình bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực hải sản. Năm 2004 vốn của người dân đầu tư vào ngành thủy sản là 206.000 triệu đồng và năm 2005 là 207.252 triệu đồng. Đây là một thuận lợi cho tỉnh phát triển ưu thế về ngành thủy sản của mình hơn nữa.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủy sản của tỉnh khánh hòa sang thị trường mỹ (Trang 34 - 47)