Tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan của ốc nước ngọt (nhiễm tự nhiên)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolois) ở tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống bệnh (Trang 75 - 77)

5. Những đóng góp mới của đề tài

3.3.4.Tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan của ốc nước ngọt (nhiễm tự nhiên)

Sau khi thu thập mẫu ốc nước ngọt ngoài thực địa, chúng tôi tiến hành ép ốc để kiểm tra tỷ lệ ốc nhiễm tự nhiên ấu trùng sán lá gan. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.15.

Bảng 3.15: Tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan của ốc nước ngọt

Loài ốc L. viridis L. swinhoei Tính chung

Số lƣợng ốc kiểm tra (con) 673 464 1.137

Số ốc nhiễm ấu trùng SLG (con) 57 18 75

Tỷ lệ nhiễm (%) 8,47 3,88 6,60

Loại ấu trùng

Sporocyst Số ốc nhiễm (con) 29 6 35

Tỷ lệ nhiễm (%) 50,88 33,33 46,67

Redia Số ốc nhiễm (con) 33 8 41

Tỷ lệ nhiễm (%) 57,89 44,44 54,67

Cercaria Số ốc nhiễm (con) 35 7 42

Tỷ lệ nhiễm (%) 61,40 38,89 56,00

Kết quả ở bảng 3.15 cho thấy, tỷ lệ ốc - ký chủ trung gian nhiễm ấu trùng sán lá gan là 6,60 %. Trong đó, loài ốc L. viridis kiểm tra 673 con, có 57 ốc mang ấu trùng, chiếm tỷ lệ 8,47 %, cao hơn so với loài ốc L. swinhoei (tỷ lệ mang ấu trùng là 3,88 %).

- Trong 57 ốc L. viridis nhiễm ấu trùng sán lá Fasciola có 50,88 % nhiễm ấu trùng ở giai đoạn Sporocyst, 57,89 % nhiễm ấu trùng ở giai đoạn

Redia và 61,40 % nhiễm ấu trùng ở giai đoạn Cercaria.

- Trong 18 ốc L.swinhoei nhiễm ấu trùng sán lá Fasciola có 33,33 % nhiễm ấu trùng ở giai đoạn Sporocyst, 44,44 % nhiễm ấu trùng ở giai đoạn

Redia và 38,89 % nhiễm ấu trùng ở giai đoạn Cercaria.

Kết quả trên cho thấy, tỷ lệ nhiễm ấu trùng ở ốc tương đối thấp. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng, tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan của ốc thấp, song

một số lượng rất lớn ấu trùng cảm nhiễm (Adolescaria) vẫn được phát tán ra môi trường. Điều này cho thấy nếu không có biện pháp diệt ký chủ trung gian ở ngoại cảnh thì nguy cơ trâu, bò nhiễm sán lá gan là rất cao.

Trong một ốc có thể có 1 trong 3 dạng ấu trùng hoặc có tới 1 - 2 dạng ấu trùng (ở giai đoạn RediaCercaria). Số lượng ốc nhiễm ấu trùng giai đoạn

RediaCercaria nhiều hơn số lượng ốc nhiễm ấu trùng giai đoạn Sporocyst. Như vậy, ấu trùng sán lá gan đang trong giai đoạn phát triển ở ốc và chuẩn bị ra khỏi ốc để hình thành Adolescaria.

Trước đây, ở nước ta đã có một số công trình công bố về vật chủ trung gian của sán lá gan; tuy nhiên các nghiên cứu này có sự khác nhau về loài ốc vật chủ trung gian và tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan. Cụ thể như sau:

- Theo Phan Địch Lân (1985) [17], ốc L. viridis nhiễm ấu trùng sán lá gan trung bình khoảng 19,61 %, còn L. swinhoei nhiễm trung bình khoảng 20,85 %.

- Theo Hồ Thị Thuận và Nguyễn Ngọc Phương (1987) [32], tỷ lệ nhiễm nhiễm ấu trùng ở ốc rất thấp (1,1 %) còn kết quả điều tra của Nguyễn Thị Kim Thành và cs (1995) [26] là 0,7 - 3,0 %.

- Nguyễn Trọng Kim và Phạm Ngọc Vĩnh (1997) [15] cho biết: cả 2 loài ốc Lymnaea đều bị nhiễm ấu trùng sán lá gan với tỷ lệ rất cao 43,1 - 62,1 % ở tỉnh Hà Bắc (cũ), tỷ lệ nhiễm trung bình ở các tỉnh miền Bắc đối với ốc L. swinhoei là 20,8 % và ốc L. viridis là 19,6%.

- Đỗ Đức Ngái và cs (2006) [22] thông báo, tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan ở ốc L. swinhoei ở Đắk Lắk là 0,45%.

Từ kết quả ở bảng 3.15 và nhận xét của một số tác giả, chúng tôi thấy rằng, để hạn chế sự lây nhiễm sán lá Fasciola, cần diệt ký chủ trung gian của sán lá là ốc nước ngọt bằng các biện pháp: tháo cạn nước, làm khô những đồng cỏ, bãi chăn lầy lội, ẩm ướt; đẩy mạnh chăn nuôi thuỷ cầm (vịt, ngan, ngỗng) và cá trắm đen để diệt ốc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolois) ở tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống bệnh (Trang 75 - 77)