5. Những đóng góp mới của đề tài
3.5. xuất biện pháp phòng chống bệnh sán lá gan cho trâu bò ở tỉnh
Thái Nguyên
Từ những kết quả nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ và hiệu lực của thuốc tẩy sán lá gan Fasciola, chúng tôi đề xuất một số biện pháp phòng chống bệnh sán lá gan cho trâu, bò ở tỉnh Thái Nguyên.
Biện pháp phòng chống tổng hợp gồm:
- Định kỳ tẩy sán lá gan cho trâu, bò bằng thuốc Han-Dertil B liều 12mg/kg TT hoặc Bio-Alben liều 3,35mg/kg TT để ngăn chặn mầm bệnh phát tán rộng rãi, đồng thời phòng ngừa cho súc vật không bị tái nhiễm.
Hàng năm nên tẩy sán cho toàn đàn ít nhất hai lần, lần đầu vào mùa xuân (trước mùa vật chủ trung gian phát triển), lần thứ hai vào cuối mùa thu nhằm diệt những sán đã nhiễm trong vụ Xuân - Hè, ngăn ngừa bệnh phát ra ở mùa đông. Trên những đồng cỏ có căn bệnh tiềm tàng, có thể tiến hành chăn dắt luân phiên giữa súc vật mẫn cảm (trâu, bò) với những súc vật ít khả năng cảm nhiễm (ngựa).
- Ủ phân theo phương pháp sinh học, lợi dụng quá trình lên men sinh nhiệt các chất hữu cơ trong phân của hệ vi sinh vật để tiêu diệt trứng sán lá gan trong phân trâu, bò. Biện pháp này có hiệu quả và đơn giản nhất, không những phòng được bệnh do sán Fasciola gây ra mà còn phòng được các bệnh ký sinh trùng khác.
- Xử lý các cơ quan có sán ký sinh: nếu gan nhiễm nhiều sán phải huỷ bỏ (chôn, rắc vôi bột, đốt) hoặc không huỷ bỏ mà để lại chế biến chín làm thức ăn gia súc.
- Diệt vật chủ trung gian của sán lá Fasciola: tháo cạn nước, làm khô những đồng cỏ, bãi chăn lầy lội, ẩm ướt. Dùng một số chất hoá học có khả năng diệt ốc (vôi bột, sulfat đồng...), đẩy mạnh chăn nuôi thuỷ cầm (vịt, ngan, ngỗng) và cá trắm đen.
- Tăng cường vệ sinh thức ăn, nước uống. Không chăn thả trâu, bò ở những bãi chăn lầy lội, ẩm thấp. Nếu khó khăn về bãi chăn thả thì chỉ chăn thả ở bãi chăn lầy lội, ẩm ướt 35 ngày vào mùa Thu, 50 ngày vào mùa Đông, rồi phải chuyển sang chăn ở bãi khác. Nếu lấy cỏ ở những chỗ ẩm ướt thì phải cắt cao hơn mặt nước để tránh Adolescaria, sau đó phơi khô, bảo quản trong 6 tháng rồi cho gia súc ăn. Nguồn nước uống phải sạch, không có vật chủ trung gian và Adolescaria.
- Không nhập trâu, bò từ vùng có bệnh, khi chưa kiểm tra và điều trị triệt để các bệnh, trong đó có bệnh sán lá gan.
Chƣơng 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận
* Về tình hình nhiễm sán lá gan lớn ở trâu, bò tại tỉnh Thái Nguyên
- Trâu, bò ở một số huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên nhiễm loài sán lá gan Fasciola gigantica là chủ yếu, với tần suất xuất hiện 100%.
- Tỷ lệ nhiễm sán lá gan trâu, bò ở 4 huyện của tỉnh Thái Nguyên là 47,80% biến động từ 39,62% - 55,84% đối với trâu; 38,39% biến động từ 27,54% - 49,52% đối với bò. Trâu có tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm sán lá gan cao hơn bò.
- Trâu, bò chủ yếu nhiễm ở mức độ nhẹ (trâu 52,81%, bò 60,93%), mức độ trung bình chiếm 30,63% đối với trâu và 29,41% đối với bò; 16,56% trâu nhiễm nặng và 9,66% bò nhiễm nặng.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan tăng dần theo tuổi của trâu, bò. Tuổi càng cao trâu bò càng nhiễm nặng (trâu biến động từ 28,77% - 70,26%, bò biến động từ 21,60% - 57,41%).
- Tỷ lệ nhiễm sán lá gan của trâu, bò ở mùa Hè là cao nhất, sau đó đến mùa Thu, mùa Đông và thấp nhất là vào mùa Xuân.
- Tính biệt ảnh hưởng không rõ rệt đến tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò.
* Về sự ô nhiễm trứng sán lá gan ở ngoại cảnh và trong ký chủ trung gian
- Tỷ lệ ô nhiễm trứng sán lá gan ở mẫu cặn nền chuồng và xung quanh chuồng trâu bò tương đối cao (trâu là 17,89% và 11,07%; bò là 13,55% và 8,76%).
- Tỷ lệ ô nhiễm trứng sán lá gan ở mẫu đất bề mặt bãi chăn là 7,43% và vũng nước đọng trên bãi chăn là 8,39%.
- Hai loài ốc L. viridis và L. swinhoei là ký chủ trung gian của sán lá F. gigantica. Ốc L. viridis phân bố nhiều hơn ốc L. swinhoei.
- Tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan trong ốc - ký chủ trung gian là 6,10%. Trong đó, loài ốc L. viridis nhiễm 8,47%, cao hơn so với loài ốc Lymnaea swinhoei (3,73%).
* Về sự phát triển của trứng, ấu trùng sán lá gan trâu, bò ở ngoại cảnh và trong ký chủ trung gian
- Thời gian trứng sán lá gan sống trong phân trâu, bò tương đối dài: trong phân để khô tự nhiên, trứng sống được 13 - 81 ngày (phân trâu), 10 - 69 ngày (phân bò); trong phân ẩm ướt, trứng sống được 52 - 116 ngày (phân trâu), 53 - 153 ngày (phân bò).
- Ẩm độ của đất càng cao thì thời gian trứng sán lá gan tồn tại trong đất càng dài. Ở ẩm độ dưới 10%, trứng sán lá gan tồn tại được 4 - 7 ngày trong đất vào mùa Thu và 6 – 8 ngày vào mùa Đông; khi ẩm độ của đất là 30 - 40% thì trứng tồn tại được 19 - 47 ngày (mùa Thu) và 22 – 57 ngày (mùa Đông).
- Mùa Thu, Miracidium thoát vỏ sớm và thời gian thoát vỏ ngắn hơn (13 - 38 ngày) so với mùa Đông (21 – 54 ngày).
- Khi không gặp ký chủ trung gian, Miracidium sống trong nước được 7 - 13 giờ vào mùa Thu và 4 - 8 giờ vào mùa Đông.
- Thời gian hoàn thành các giai đoạn ấu trùng sán lá gan trong ốc - ký chủ trung gian là 27 - 52 ngày (mùa Thu), 30 - 59 ngày (mùa Đông).
4.2. Đề nghị
* Đối với người chăn nuôi và các cơ sở chăn nuôi trâu bò
Áp dụng triệt để biện pháp phòng trừ sán lá gan tổng hợp cho trâu, bò. Đẩy mạnh công tác phòng bệnh bằng cách vệ sinh chuồng trại, bãi chăn thả, tiêu diệt trứng và ký chủ trung gian của sán lá gan ngoài ngoại cảnh nhằm cắt đứt vòng đời của sán lá gan và giảm thiệt hại do bệnh gây ra.
* Đối với các cơ quan thú y
Tiếp tục nghiên cứu về bệnh sán lá gan trâu, bò với quy mô sâu rộng hơn, đặc biệt là sự hiểu biết về trứng và ấu trùng sán lá gan, về ốc - ký chủ trung gian của sán lá gan trâu, bò để đề ra một số biện pháp phòng bệnh trên phạm vi rộng, áp dụng vào thực tiễn, góp phần làm giảm thiệt hại do bệnh gây ra, thúc đẩy chăn nuôi trâu, bò phát triển.
Tuyên truyền sâu rộng cho người dân về các biện pháp vệ sinh chuồng trại, bãi chăn, vệ sinh thức ăn và kiến thức chăn nuôi trâu, bò bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1. Vương Đức Chất (1994), “Vài nhận xét về bệnh sán lá gan trâu, bò vùng ngoại thành Hà Nội và biện pháp tẩy trừ”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, 1 (5), tr. 90 - 91.
2. Nguyễn Quốc Doanh, Lê Thanh Hòa (2006), “Một số đặc điểm hình thái và phân tử của sán lá gan (Fasciola spp.) ở bò của tỉnh Nghệ An và Cao Bằng”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, 3 (5), tr. 59 - 67.
3. Phạm Ngọc Doanh, Nguyễn Thị Lê (2005), “Đặc điểm nhận dạng các nhóm ấu trùng sán lá và phân biệt ấu trùng sán lá gan ở ốc Lymnaea”,
Tạp chí Sinh học, 27 (3), tr. 31 - 36.
4. Giang Hoàng Hà, Nguyễn Thị Giang Thanh, Đào Thị Hà Thanh (2008), “Tình hình nhiễm bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa của đàn bò sữa tại Hà Nội và vùng phụ cận”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, 15 (2), tr. 58 - 62.
5. Hoàng Văn Hiền, Phạm Ngọc Doanh, Nguyễn Văn Đức, Phạm Văn Lực, Đặng Thị Cẩm Thạch, (2011), “Tình hình nhiễm sán lá gan trâu bò ở Việt Nam”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, 18 (1), tr. 80 - 83.
6. Lê Thanh Hòa, Nguyễn Văn Đề (2002), “Xác định sán lá gan lớn Fasciola spp. ở Việt Nam bằng sinh học phân tử gen ty thể sử dụng gen NAG1 (Nicotinamide de hydrogenase subunit 1)”, Tạp chí phòng chống sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, số 4, tr. 53 - 59.
7. Lê Thanh Hòa, Nguyễn Văn Đề (2007), “Xác định lai ngoại loài giữa F. Gigantica và F. Hepatica trong quần thể sán lá gan lớn ở Việt Nam trên cơ sở sinh học phân tử”, Tạp chí y học TP Hồ Chí Minh, số 2, tr. 89 - 97. 8. Nguyễn Thế Hùng, Lê Thanh Hòa, Giang Hoàng Hà (2008), “Kết quả định
loại sán lá gan lớn thu thập ở lò mổ Hà Nội bằng phương pháp PCR”,
Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, 15 (3), tr. 50 - 55.
9. Nguyễn Hữu Hưng (2009), “Điều tra tình hình nhiễm sán lá gan trên bò tại một số địa phương tỉnh Đồng Tháp”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y,
10. Nguyễn Hữu Hưng (2011), “Tình hình nhiễm sán lá gan ở bò tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và thử hiệu quả tẩy trừ”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, 18 (2), tr. 29 - 38.
11. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Lê Đức, Trần Khắc Tiệp, Cái Văn Tranh (1996), Phương pháp phân tích đất, nước, phân bón và cây trồng, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
12. Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996), Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 53 - 62.
13. Lê Hữu Khương, Nguyễn Văn Khanh, Huỳnh Hữu Lợi (2001), “Tình hình nhiễm sán lá gan trên trâu bò thuộc các vùng sinh thái ở Việt Nam”, Khoa học kỹ thuật thú y, số 1, tr. 36 - 40.
14. Nguyễn Trọng Kim (1997), Nghiên cứu sự liên quan giữa tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan ở ốc (KCTG) với tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu bò (KCCC) để đánh giá tình hình dịch tễ của bệnh một số vùng ở Miền Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sỹ nông nghiệp, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
15. Nguyễn Trọng Kim, Phạm Ngọc Vĩnh (1997), Kết quả điều tra tình hình nhiễm sán lá gan trâu, bò ven biển Nghệ An và biện pháp phòng trừ, Kết quả nghiên cứu khoa học, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, quyển 5, tr. 400 - 402.
16. Nguyễn Thị Kim Lan, Phan Địch Lân, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Văn Quang (1999), “Phát hiện bệnh giun sán đường tiêu hoá ở dê và dùng thuốc điều trị”, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Thái Nguyên, 1(9), tr. 42 - 48.
17. Phan Địch Lân (1985), “Những nghiên cứu về sán lá gan và bệnh sán lá gan trên trâu bò ở nước ta”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, số 6, tr. 29 - 32. 18. Phan Địch Lân (1994, 2004), Bệnh ngã nước trâu bò, Nxb Nông nghiệp
Hà Nội, tr. 5 - 55.
19. Nguyễn Thị Lê, Đặng Tất Thế, Đỗ Đức Ngái, Hà Duy Ngọ (1995), “Ấu trùng sán lá và sán dây ở ốc Lymnaea”, Tạp chí Sinh học 17, tr. 11 - 18.
20. Nguyễn Thị Lê, Hà Duy Ngọ, Nguyễn Thị Minh, Đặng Tất Thế, Đỗ Đức Ngái, Phạm Ngọc Doanh, Nguyễn Kim Ninh, Nguyễn Thị Công (1996), “Kết quả nghiên cứu tình hình nhiễm sán lá gan và biện pháp phòng chống ở đàn bò sữa Ba Vì - Hà Tây”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, 3 (3), tr. 76 - 80.
21. Phạm Văn Lực, Phạm Ngọc Doanh (2006), “Bệnh sán lá gan và các yếu tố nguy cơ lây nhiễm sang người ở tỉnh Đắk Lắk”, Tạp chí thú y thực hành, số 9, tr. 41 - 43.
22. Đỗ Đức Ngái, Phạm Văn Lực, Nguyễn Văn Đức, Phạm Ngọc Doanh, Nguyễn Văn Hà, Nguyễn Thị Minh (2006), “Tập quán chăn nuôi và tình hình nhiễm bệnh sán lá gan trâu bò ở tỉnh Đắk Lắk”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, 3(5), tr. 68 - 72.
23. Đoàn Văn Phúc, Nguyễn Thị Hiền Thảo, Vũ Thị Thuận (1980), Dùng Dertil B cho uống tẩy sán lá gan trâu Việt Nam, Kết quả nghiên cứu khoa học và kỹ thuật thú y (1968 - 1978), NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 24. Đoàn Văn Phúc, Vương Đức Chất, Dương Thanh Hà (1995), “Kết quả
điều tra sán lá gan trâu, bò khu vực Hà Nội và ứng dụng điều trị”, Công nghệ và Nông nghiệp thực phẩm, Tạp chí khoa học công nghệ và quản lý kinh tế, Hà Nội, 1/1995, tr. 36 - 37.
25. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên (1980), Định loại động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, tr. 250.
26. Nguyễn Thị Kim Thành và cs (1995), “Nghiên cứu bệnh sán lá gan của trâu ở xã Cổ Nhuế từ 1987 - 1995”, Tạp chí Nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, số 5, tr. 212 - 214.
27. Trịnh Văn Thịnh (1963), Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông thôn Hà Nội, tr. 281 - 292.
28. Trịnh Văn Thịnh, Đỗ Dương Thái (1978), Công trình nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt Nam, Tập 2: Giun sán ở động vật nuôi, Nxb Khoa học kỹ thuật Hà Nội.
29. Lương Tố Thu, Bùi Khánh Linh (1996), “Tình hình nhiễm sán lá gan (Fasciola) và kết quả thử nghiệm Fasinex tẩy sán lá gan cho trâu, bò”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, 3 (1), tr. 74 - 81.
30. Lương Tố Thu, Đoàn Văn Phúc, Norman Anderson (1997), “Nhận định về các loại thuốc trị sán lá gan và kết quả thử nghiệm trên trâu bò ở Việt Nam”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, 4 (3), tr. 6 - 15.
31. Lương Tố Thu và cs (2000), Tình hình bệnh sán lá gan (Fasciolosis) trên trâu bò, kết quả thử nghiệm hiệu lực của một số loại thuốc mới và các công thức phối hợp thuốc để điều trị bệnh, Kết quả nghiên cứu khoa học thú y, Viện thú y 1996 - 2000, tr. 338 - 346.
32. Hồ Thị Thuận, Nguyễn Ngọc Phương (1987), “Kết quả điều tra bệnh sán lá gan trâu bò và biện pháp phòng trừ”, Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp, số 2, tr. 85 - 88.
II. Tài liệu dịch
33. Skrjabin K. I. and Petrov A. K. (1977), Nguyên lý môn giun tròn thú y (Bùi Lập và Đoàn Thị Băng Tâm dịch từ nguyên bản tiếng Nga), tập I, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 56 - 57.
III. Tài liệu tiếng nƣớc ngoài
34. Alicata J. E. (1938), “Observations on the life history of Fasciola gigantica, the common liver fluke of cattle in Hawaii and the intermediate host Fossaria ollula”, Bulletin of the Hawaii Agricultural Experimental Station 80, pp. 22.
35. Asanji M. F. (1988), “The snail intermediate host of Fasciola gigantica
and the behaviour of miracidia in host selection”, Bulletin of Animal Health and Production in Africa 36, pp. 245 - 250.
36. Bitakaramire P. K. (1968), Lynmaea natalensis laboratory culture and production of Fasciola gigantica metacercariae, Parasitology 58, pp. 653 - 656.
37. Boray J. C. (1966), “Studies on the relative susceptibility of some lymnaeids to infection with Fasciola gigantica and Fasciola hepatica
and on the adaption of Fasciola spp.”, Annals of Tropical Medicine and Parasitology 60, pp. 114 - 124.
38. Da Costa C., Dreyfuss G., Rakotondravao C., Rondelaud D. (1994), “Several observations concerning cercarial sheddings of Fasciola gigantica from Lymnaea natalensis”, Parasite 1, pp. 39 - 44.
39. Dinnik J. A., Dinnik N. N. (1956), Observation on the succession of redial generations of Fasciola gigantica Cobbold in a snail host,
Zeitschrift fur Tropenmedizin und Parasitologie 7, pp. 397 - 419.
40. Dinnik J. A., Dinnik N. N. (1963), “Effect of the seasonal variations of temperature on the development of Fasciola gigantica in the snail host in the Kenya highlands”, Bulletin of Epizootic Disease of Africa
11, pp. 197 - 207.
41. Dreyfuss G., Rondelaud D. (1994), “Comparative study of cercarial
shedding by Lymnaea tomentosa infected with either Fasciola gigantica Cobbold or F. hepatica Linne”, Bulletin de la Société Francaise de Parasitologie 12, pp. 43 - 54.
42. Dreyfuss G., Rondelaud D. (1997), “Fasciola gigantica and F. hepatica: a comparative study of some haracteristics of Fasciola infection in Lymnaea truncatula infected by either of the two trematodes”, Veterinary Research 28, pp. 123 - 130.
43. Geurden T., Somers R., Thanh N. T. G., Vien L. V., Nga V. T., Giang H. H., Dorny P., Giao H. K., Vercruysse J. (2008), Parasitic infections in dairy