0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Thời gian Miracidium thoát vỏ vào trong nước (thí nghiệm trong

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH SÁN LÁ GAN TRÂU, BÒ (FASCIOLOIS) Ở TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH (Trang 82 -84 )

5. Những đóng góp mới của đề tài

3.3.7.1. Thời gian Miracidium thoát vỏ vào trong nước (thí nghiệm trong

thu và mùa đông)

Trứng sán lá gan theo phân ra ngoài ngoại cảnh, gặp điều kiện thuận lợi (nước, ánh sáng, nhiệt độ, pH…) trứng sẽ nở thành Miracidium. Chúng tôi đã bố trí thí nghiệm theo dõi thời gian Miracidium thoát vỏ trong nước. Kết quả được trình bày ở bảng 3.19.

Kết quả ở bảng 3.19 cho thấy:

Mùa Thu, Miracidium thoát vỏ sớm và thời gian tất cả số trứng đều có

Miracidium thoát vỏ ngắn hơn so với mùa Đông. Thời gian Miracidium

thoát vỏ trong nước (pH 6 - 7) là 13 - 38 ngày (mùa Thu) và 21 - 54 ngày (mùa Đông).

Chúng tôi thấy rằng, trong mùa Thu, trứng phát triển nhanh và ngày thứ 13 đã có trứng nở thành Miracidium. Bình quân cứ sau 3 - 4 ngày kể từ ngày

Miracidium đầu tiên thoát vỏ thì trứng nở nhiều tới 80 - 90%, số trứng còn lại phát triển chậm hơn và sau 20 - 25 ngày tiếp theo thì trứng nở hoàn toàn. Mùa

Đông, trứng chậm phát triển hơn so với mùa Thu. Đa số trứng chỉ phát triển ở giai đoạn đầu, sau đó vẫn tồn tại và phát triển chậm. Vì vậy, sau 21 ngày (kể từ khi trứng rơi vào nước) mới có trứng đầu tiên nở thành Miracidium.

Như vậy, mùa Thu là mùa thích hợp cho sự phát triển của trứng sán lá gan. Mùa Đông, nhiệt độ thấp, trứng chậm phát triển.

Bảng 3.19: Thời gian Miracidium thoát vỏ trong nước

(Thí nghiệm trong mùa Thu và mùa Đông năm 2011)

Mùa Đợt thí nghiệm Số mẫu thí nghiệm pH nƣớc

Thời gian bắt đầu có

Miracidium thoát vỏ

Thời gian Miracidium

thoát vỏ hết Trong các đợt thí nghiệm

XmX

(ngày) Tính chung

XmX

(ngày) Trong các đợt thí nghiệm

XmX

(ngày) Tính chung

XmX

(ngày) Thu I 10 6 - 7 11,40 ± 0,58 13,03 ± 0,31 37,20 ± 2,79 38,10 ± 1,59 II 10 6 - 7 13,70 ± 0,30 38,00 ± 2,81 III 10 6 - 7 14,00 ± 0,21 39,10 ± 2,92 Đông I 10 6 - 7 19,00 ± 0,47 21,40 ± 0,15 49,30 ± 0,63 54,40 ± 0,86 II 10 6 - 7 20,90 ± 0,74 54,70 ± 0,79 III 10 6 - 7 24,30 ± 0,42 64,10 ± 1,57

Qua nghiên cứu, chúng tôi cũng thấy rằng, trứng sán lá F. gigantica phát triển không đồng đều và không nở thành Miracidium ở cùng một thời gian. Vì vậy, trong cùng điều kiện, Miracidium có thể thoát vỏ trong một khoảng thời gian khá dài (đặc biệt là trong mùa đông). Do đó làm tăng cơ hội nhiễm vào ốc - ký chủ trung gian và làm tăng tỷ lệ nhiễm sán lá gan của trâu, bò. Guralp

và cs (1964) [46] đã nghiên cứu và cho biết thời gian trứng F. gigantica phát triển thành Miracidium khác nhau phụ thuộc vào nhiệt độ. Khoảng 10 - 11 ngày ở 37 - 38oC (tương ứng với nhiệt độ mùa hè của nước ta), 21 - 24 ngày ở 25oC (tương ứng với mùa thu) và 33 ngày ở 17 - 22oC (mùa đông). Theo tác giả, trứng F. gigantica không phát triển đồng đều và nở thành Miracidium ở cùng một thời gian, vì vậy ở cùng một điều kiện Miracidium có thể nở trong khoảng một thời gian tới 14 tuần, trứng bị kích thích nở khi tiếp xúc ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng mạnh.

Như vậy, yếu tố nhiệt độ và ánh sáng ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của trứng sán lá F. gigantica và sự thoát vỏ của Miracidium. Nhiệt độ thích hợp giúp trứng phát triển nhanh; nhiệt độ thấp thì thời gian phát triển của trứng sán kéo dài. Ánh sáng là yếu tố giúp Miracidium thoát vỏ. Vì vậy, trong quá trình theo dõi thí nghiệm, chúng tôi thấy những ngày có ánh sáng mạnh và trung bình thì Miracidium thoát vỏ nhiều hơn rõ rệt so với những ngày ánh sáng yếu.

Theo Phan Địch Lân (1985) [17], nhiệt độ từ 28 - 300C, trứng F. gigantica

nở thành Miracidium sau 14 - 16 ngày. Grigoryan (1958) [45] cho rằng, nhiệt độ 24 - 26o

C và pH 6,5 - 7 là tốt nhất và ở điều kiện đó 70 - 80% trứng có thể phát triển. Trong nghiên cứu của chúng tôi, vào mùa Thu (t0

= 250- 300) trứng

F.gigantica nở thành Miracidium trong khoảng thời gian dài hơn: từ 13 – 38 ngày; thời gian này cũng dài hơn trong mùa Đông (so với kết quả nghiên cứu đã công bố của các tác giả trên).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH SÁN LÁ GAN TRÂU, BÒ (FASCIOLOIS) Ở TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH (Trang 82 -84 )

×