5. Những đóng góp mới của đề tài
1.1.7. Chẩn đoán bệnh do sán lá Fasciola gây ra
Việc chẩn đoán có thể được tiến hành trên súc vật còn sống hoặc đã chết. Tuỳ điều kiện thực tế mà áp dụng biện pháp phù hợp.
- Đối với súc vật còn sống:
Để chẩn đoán bệnh do Fasciola gây ra, thường áp dụng các biện pháp như: chẩn đoán lâm sàng, kết hợp đặc điểm dịch tễ, xét nghiệm phân con vật nghi bệnh và chẩn đoán miễn dịch học.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh sán lá gan thường dễ thấy nhất là: kiệt sức, suy nhược, rụng lông, phù thũng ở ngực, ức… Tuy nhiên, các biểu hiện trên không chỉ thấy ở bệnh do Fasciola gây nên. Vì vậy, triệu chứng lâm sàng không phải là căn cứ duy nhất để kết luận bệnh.
Những dẫn liệu dịch tễ học của bệnh cần xem xét là: yếu tố mùa vụ, vùng và tuổi súc vật bệnh. Song, những dẫn liệu này chỉ là những thông tin cần xem xét trong chẩn đoán chứ không phải là sở cứ quan trọng nhất trong chẩn đoán.
Việc xét nghiệm phân tìm trứng Fasciola là biện pháp có tính quyết định trong chẩn đoán. Thường dùng phương pháp gạn rửa nhiều lần. Theo Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996) [12], phương pháp này phổ biến nhưng chưa phát hiện được tất cả mọi gia súc nhiễm sán Fasciola, nhất là ở những trâu, bò nhiễm ít hoặc ở giai đoạn sán còn non. Khi xét nghiệm phân, cần phân biệt trứng Fasciola với trứng Paramphistomum ký sinh ở dạ cỏ (phân biệt về màu sắc, hình dạng, tế bào noãn hoàng và kích thước).
Bảng 1.1: Phân biệt đặc điểm hình thái trứng Fasciola với trứng Paramphistomum
Đặc điểm hình thái Trứng Fasiola Trứng Paramphistomum
Màu sắc Hình dạng
Tế bào noãn hoàng
Kích thước
Màu vàng nâu
Hình bầu dục, phình rộng ở giữa và hai đầu thon nhỏ gần đều nhau
To đều và xếp kín trong vỏ trứng, ranh giới giữa các phôi bào rõ ràng 0,13 - 0,16 × 0,06 - 0,10 mm
Màu tro nhạt
Hình trứng, phình rộng ở giữa, thon về hai đầu không đều nhau, đầu nhỏ có nắp trứng Phôi bào trong trứng xếp không đều nhau, có khi dồn lại thành đám lớn
0,13 - 0,15 × 0,16 - 0,08 mm
Phương pháp miễn dịch học để phát hiện súc vật nhiễm Fasciola đã được sử dụng là: dùng kháng nguyên tiêm nội bì, căn cứ vào phản ứng nơi tiêm để kết luận. Các phương pháp như: phương pháp miễn dịch men ELISA, phương pháp miễn dịch huỳnh quang… Tuy nhiên, do khó khăn về phương tiện và việc chế kháng nguyên chuẩn nên các phương pháp này còn ít được dùng trong bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh sán lá gan nói riêng.
- Đối với trâu, bò chết:
Khi trâu, bò chết, mổ khám tìm sán Fasciola ở giai đoạn ấu trùng và trưởng thành trong ống dẫn mật, gan, xoang bụng… Phương pháp này chính xác hơn cả, vì tìm thấy cả sán non ở giai đoạn di hành.