5. Những đóng góp mới của đề tài
3.3.3. Xác định loài ốc nước ngọt – ký chủ trung gian của sán lá gan và sự
phân bố của chúng
Để xác định loài ốc nước ngọt - ký chủ trung gian của sán lá gan, chúng tôi đã thu thập mẫu ốc ở 4 huyện, định loài và so sánh sự phổ biến của các loài ốc này ở các địa phương đó. Kết quả được tổng hợp và trình bày ở bảng 3.13.
Bảng 3.13: Kết quả định loài và so sánh sự phổ biến của ốc nước ngọt – ký chủ trung gian của sán Fasciola
Địa phƣơng (huyện) Số ốc định loài (con) L. viridis L. swinhoei n (%) n (%) Võ Nhai 565 351 62,12 214 37,88 Đại Từ 310 160 51,61 150 48,39 Định Hóa 150 98 65,33 52 34,67 Đồng Hỷ 112 64 57,14 48 42,86 Tính chung 1.137 673 59,19 464 40,81
Qua bảng 3.13 cho thấy, tổng số ốc thuộc 2 loài thu thập được là 1.137 con, trong đó ốc L. viridis chiếm 59,19 % và ốc L. swinhoei chiếm 40,81 %. Số ốc thu thập được nhiều hơn ở huyện Võ Nhai và Đại Từ, ít hơn ở huyện Định Hóa và Đồng Hỷ.
Số lượng ốc L. viridis thu thập ở tất cả các địa điểm bao giờ cũng nhiều hơn ốc L. swinhoei. Ở huyện Võ Nhai, tỷ lệ ốc L. viridis thu thập được chiếm
62,12 %, ốc L. swinhoei là 37,88 %. Ở huyện Đại Từ, tỷ lệ đó là 51,61% và 48,39 %, ở huyện Định Hóa là 65,33 % và 34,67 %.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, 2 loài ốc L. swinhoei và L. viridis đều là ký chủ trung gian của sán lá Fasciola. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả: Đặng Ngọc Thanh và cs (1980) [25], Phan Địch Lân (1985) [17], Nguyễn Trọng Kim và Phạm Ngọc Vĩnh (1997) [15]. Sau khi định loài, chúng tôi cũng đã xác định sự phân bố của 2 loài ốc này tại 4 huyện ở tỉnh Thái Nguyên. Sự phân bố 2 loài ốc - ký chủ trung gian của sán Fasciola ở một số địa phương trên được trình bày ở bảng 3.14.
Bảng 3.14: Sự phân bố loài ốc – ký chủ trung gian của sán Fasciola ở một số địa phương
Loài ốc Phân bố (huyện) Tỷ lệ xuất hiện (%) Đồng Hỷ Võ Nhai Đại Từ Định Hoá
L. viridis + + + + 100
L. swinhoei + + + + 100
Số loài 2 2 2 2 100
* Ghi chú: (+): Có phát hiện được (-): Không phát hiện được
Kết quả bảng 3.13 và 3.14 cho thấy: tại 4 huyện của tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã thu thập được 2 loài ốc nước ngọt thuộc giống Lymnaea, đó là L. viridis và L. swinhoei.
Chúng tôi thấy rằng, các địa phương này đều có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và sinh sản của ốc (có hệ thống kênh mương dẫn nước vào ruộng lúa, có các rạch, suối, ao bèo, ao rau muống là những môi trường sống thích hợp cho ốc). Như vậy, với sự xuất hiện của cả 2 loài ốc tại mỗi địa phương cho thấy nguy cơ trâu, bò nhiễm bệnh sán lá gan tại khu vực này là rất cao.