0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH SÁN LÁ GAN TRÂU, BÒ (FASCIOLOIS) Ở TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH (Trang 30 -36 )

5. Những đóng góp mới của đề tài

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Theo tài liệu của nhiều nhà nghiên cứu giun sán học như: Trịnh Văn Thịnh (1963, 1966); Bùi Lập (1966); Nguyễn Thị Lê (1968, 1970, 1980, 1991, 1995); Hà Duy Ngọ (1987, 1990); Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [20] ... ở Việt Nam có cả 2 loài sán lá gan lớn F. hepaticaF. gigantica. Tuy nhiên, cho đến nay hầu hết các tác giả này chỉ mới thu được mẫu sán của loài F. gigantica còn loài F. hepatica hầu như chưa thu được mẫu.

Lê Thanh Hòa và Nguyễn Văn Đề (2002) [6], (2007) [7] đã nghiên cứu khi phân tích chỉ thị di truyền hệ gen ty thể của sán lá gan lớn trên gia súc và trên người đã xác định sán lá gan lớn của Việt Nam là F. gigantica. F. gigantica của Việt Nam có hệ số đồng nhất nội loài rất cao khi so sánh với các chủng khác vùng địa lý ở Việt Nam, nhưng tác giả cho rằng ở nước ta có “loài lai” tự nhiên của F. hepatica F. gigantica vì sự xuất hiện của một số cá thể có đặc điểm chung của 2 loài.

Nguyễn Thế Hùng và cs (2008) [8] đã thu thập ngẫu nhiên 25 sán lá gan lớn ở lò mổ Hà Nội và định loài bằng phương pháp PCR. Kết quả cho thấy, tất cả các mẫu sán được xác định là F. gigantica.

* Nghiên cứu tình hình nhiễm sán lá gan lớn ở trâu, bò

Trước đây, ở nước ta có nhiều cuộc điều tra về tỷ lệ nhiễm sán lá gan. Trịnh Văn Thịnh (1978) [28] cho biết, trâu trưởng thành mắc bệnh sán lá gan do F.gigantica, tỷ lệ nhiễm tới 50 - 70%.

Phan Địch Lân (1985) [17] tổng kết tình hình nhiễm sán lá gan ở trâu, bò cho thấy tỷ lệ nhiễm tăng theo lứa tuổi và tăng dần từ miền biển đến miền núi, trung du và đồng bằng; tỷ lệ nhiễm dao động từ 13,7 - 61,3%.

Kết quả điều tra của Hồ Thị Thuận, Nguyễn Ngọc Phương (1987) [32] ở các tỉnh miền Nam cho thấy tỷ lệ trâu, bò nhiễm sán lá gan từ 1,4 - 36,2%.

Vũ Sĩ Nhàn và cs (1989) [23] cũng cho thấy tỷ lệ nhiễm sán lá gan trâu, bò ở miền biển thấp (4,17%), còn ở đồng bằng cao hơn (44,5%).

Phan Địch Lân (1994) [18] đã điều tra 7359 trâu, bò ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam, kết quả thấy: trâu, bò ở vùng đồng bằng nhiễm sán lá gan cao nhất, sau đó đến vùng trung du, ven biển và miền núi (bình quân tỷ lệ nhiễm sán ở các vùng điều tra như sau: vùng đồng bằng từ 19,6% - 61,3%, vùng trung du từ 16,4% - 50,2%, vùng ven biển từ 13,7% - 39,6%, vùng núi từ 14,7% - 44,0%).

Phan Địch Lân (1994) [18] đã tổng hợp và cho biết, nước ta được xếp vào một trong 5 nước ở châu Á trồng lúa nước có đàn trâu, bò nhiễm bệnh sán lá gan với tỷ lệ cao nhất. Kết quả điều tra ở một số vùng cho thấy:

Ở 6 tỉnh thuộc vùng ven biển, tỷ lệ nhiễm sán lá gan là 36,7%; Ở 11 tỉnh miền núi, tỷ lệ nhiễm sán lá gan của trâu, bò là 39%; Ở 4 tỉnh trung du, tỷ lệ nhiễm sán lá gan của trâu, bò là 42,2%; Ở 5 tỉnh thuộc vùng đồng bằng, tỷ lệ nhiễm sán lá gan là 57,5%.

Vương Đức Chất (1994) [1] cho rằng, mặc dù được nuôi trong điều kiện vệ sinh tương đối tốt, đàn bò sữa ngoại thành Hà Nội vẫn bị nhiễm sán lá gan với tỷ lệ 34,42%.

Đoàn Văn Phúc và cs (1995) [24] thông báo: trâu, bò ở khu vực Hà Nội nhiễm sán lá gan với tỷ lệ 33,9%.

Lương Tố Thu, Bùi Khánh Linh (1996) [29] theo dõi tình hình nhiễm sán lá gan ở một số địa phương vùng đồng bằng sông Hồng, miền núi và trung du Bắc Bộ cho thấy, tỷ lệ nhiễm sán lá gan chung ở trâu, bò là 44,53%. Tác giả nhận xét tỷ lệ bò nhiễm sán lá gan là 54,21% nặng hơn trâu là 33,92%.

Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [20] kiểm tra thấy đàn bò sữa ở Ba Vì nhiễm sán là gan tới 46,23%.

Nguyễn Trọng Kim, Phạm Ngọc Vĩnh (1997) [15] công bố tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò ở Hà Bắc (cũ) là 49,95%; ở Nghệ An từ 25,27 - 32,65%; tỷ lệ nhiễm sán lá gan chung ở miền Bắc Việt Nam là 43,56%.

Lương Tố Thu và cs 2000 [31] cho biết, bò ở khu vực Hà Nội bị nhiễm với tỷ lệ 42,3 - 73,3%, ở trâu là 32,3 - 76,8%.

Kết quả nghiên cứu của Lê Hữu Khương và cs (2001) [13] cho thấy, tỷ lệ nhiễm sán lá gan trung bình trên cả nước ở trâu là 46,23%, dao động từ 8,74 - 61,09%, ở bò là 30,64%, tỷ lệ này tăng dần từ Nam ra Bắc.

Đỗ Đức Ngái và cs (2006) [22] thông báo, tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở Đắk Lắk từ 34,2 - 62,6%.

Phạm Văn Lực, Phạm Ngọc Doanh (2006) [21] và các cán bộ Phòng ký sinh trùng, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã tiến hành điều tra, nghiên cứu hiện trạng các bệnh ký sinh trùng lây truyền giữa người và động vật ở Gia Lai và Đắk Lắk. Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn ở trâu, bò khá cao (35 - 65%). Kết quả điều tra sán lá gan lớn cho thấy, tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn bình quân ở trâu, bò của nước ta như sau:

Vùng ven biển từ 13,7% đến 39,6%; Vùng núi từ 14,7% đến 44%;

Vùng trung du từ 16,4% đến 50,2%; Vùng đồng bằng từ 19,6% đến 61,3%.

Gần đây, theo Giang Hoàng Hà và cs (2008) [4], tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở bò sữa tại Hà Nội là 29,45%, trong đó, bê có tỷ lệ nhiễm là 22,03%, bò tỷ lệ nhiễm là 34,48%.

Geurden và cs (2008) [43] thông báo, tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò 3 - 24 tháng tuổi ở khu vực xung quanh Hà Nội là 28%, tỷ lệ này là 39% ở trâu, bò trưởng thành.

Nguyễn Hữu Hưng (2009) [9] kiểm tra 981 mẫu phân bò, kết hợp mổ khám 309 bò tại 4 huyện ở tỉnh Đồng Tháp cho thấy, bò nhiễm sán lá gan với tỷ lệ khá cao (53,31%), tỷ lệ nhiễm tăng dần theo lứa tuổi, nhiễm thấp nhất ở lứa tuổi dưới 1 năm tuổi (15,31%), cao nhất ở bò trên 2 năm tuổi (63,09%).

Kết quả điều tra trên 800 trâu, bò ở 3 miền (Bắc, Trung và miền Nam Việt Nam) cho thấy, tỷ lệ nhiễm sán lá gan chung qua xét nghiệm phân trung bình là 35,0%, dao động từ 0 - 60%, qua xét nghiệm gan là 10,0 - 50,0%, với cường độ nhiễm từ 1 - 246 cá thể sán/bộ gan mật. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan giảm dần từ miền Bắc đến Nam: tỷ lệ nhiễm trung bình ở các tỉnh miền Bắc là 50,0%, dao động 36 - 60%; ở miền Trung và Tây Nguyên là 38,7%, dao động 24 - 56%; ở miền Nam là 7,0%, dao động 0 - 28% (Hoàng Văn Hiền và cs, 2011 [5]).

Theo Nguyễn Hữu Hưng (2011) [10], tỷ lệ nhiễm sán lá gan qua kiểm tra phân của đàn bò tại 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (Sóc Trăng, Đồng Tháp và An Giang) là 51,91%. Tỷ lệ nhiễm tăng dần theo lứa tuổi bò: bò dưới 1 năm tuổi (30,43%), bò trên 2 năm tuổi (62,81%).

* Nghiên cứu về triệu chứng lâm sàng

Phan Địch Lân (1994) [18] đã theo dõi 37 trâu bị bệnh sán lá gan nặng, thấy các triệu chứng thường lặp đi lặp lại như: gầy rạc, suy nhược cơ thể (37/37); phân nhão không thành khuôn, có lúc ỉa lỏng (32/37); niêm mạc mắt nhợt nhạt, thiếu máu kéo dài (27/37); lông xù, da mốc, lông dễ rụng (26/37); phân đen, thối khắm (22/37); mắt sâu, có dử (18/37); bụng ỏng, ỉa chảy kéo dài (13/37); thuỷ thũng ở nách, hai chân trước, gan to (11/37); thuỷ thũng ở ngực, ức liên tục (9/37).

* Nghiên cứu đặc điểm sinh học và vòng đời của sán lá gan

Trong vòng đời của sán Fasciola bắt buộc phải có sự tham gia của ốc nước ngọt Lymnaea - với vai trò là ký chủ trung gian. Ở Việt Nam có ít tài liệu về ốc Lymnaea. Duy nhất trong cuốn sách “Định loại động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam” của Đặng Ngọc Thanh và cs (1980) [25] có mô tả 2 loài L. viridis L. swinhoei ở miền Bắc Việt Nam.

Đặc biệt, có rất ít nghiên cứu về sinh thái của 2 loài ốc này. Công trình nghiên cứu của Phan Địch Lân (1985) [17] cho thấy, ốc L. viridis phân bố rộng ở tất cả các vùng, ở vùng núi chiếm 75% trong số 2 loài ốc Lymnaea thu được, còn ở vùng trung du chiếm 66,5%, ven biển chiếm 51,5% và vùng đồng bằng là 42,0%. Trong khi loài L. swinhoei phân bố hẹp hơn, tập trung chủ yếu ở đồng bằng và ven biển, còn ở vùng núi và trung du ít hơn, đặc biệt ở miền núi rất ít, có nhiều nơi không có, vùng đồng bằng chiếm 25%.

Cũng theo Phan Địch Lân (1985) [17], trứng ốc có thể nở được quanh năm với tỷ lệ rất cao, từ 89,1 - 100%, chỉ trong một thời gian ngắn trứng đã nở và phát triển thành thế hệ kế tiếp. Trong vụ hè - thu cần 5,5 ngày và vụ đông - xuân là 8,5 ngày. Về hình thái, có thể phân biệt những cá thể trưởng thành của 2 loài ốc này, tuy nhiên với những cá thể còn non thì việc phân biệt

2 loài này không phải dễ dàng. Vì vậy, còn có những thông báo khác nhau về vai trò là vật chủ trung gian truyền bệnh sán lá gan của 2 loài ốc này.

Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy: với nhiệt độ từ 28 - 300C, trứng F. gigantica nở thành Miracidium sau 14 - 16 ngày. Gây nhiễm

Miracidium cho ốc sạch thấy thời gian từ Miracidium phát triển thành

Sporocyst mất 7 ngày, từ Sporocyst đến Redia con cần 8 - 21 ngày, từ Redia

đến Cercaria non cần 7 - 14 ngày và từ Cercaria non đến già cần 13 - 14 ngày. Ở môi trường, Cercaria chui ra khỏi ốc, sau 2 giờ rụng đuôi tạo thành

Adolescaria bám vào cây cỏ thủy sinh hoặc lơ lửng trong nước. Khoảng thời gian cần thiết cho chu trình phát triển của sán lá gan F. gigantica ở nước ta là 50 - 73 ngày trong ốc L. viridis hoặc L. swinhoei.

Theo Phan Địch Lân (1985) [17], ở miền Bắc nước ta, cả 2 loài ốc L. viridisL. swinhoei đều đóng vai trò là vật chủ trung gian của sán lá gan. Qua 3 đợt theo dõi tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan ở 2 loài ốc này thì kết quả như sau: ốc L. viridis nhiễm trung bình khoảng 19,61%, còn L. swinhoei nhiễm trung bình khoảng 20,85%.

Vũ Sĩ Nhàn và cs (1989) [23] cho biết ốc L. swinhoei ở Đắk Lắk nhiễm ấu trùng sán lá gan với tỷ lệ là 40,0 - 50,0%. Hồ Thị Thuận, Nguyễn Ngọc Phương (1987) [32] cũng công bố cả 2 loài ốc trên ở các tỉnh miền Nam đều là vật chủ trung gian của sán lá gan, nhưng tỷ lệ nhiễm nhiễm rất thấp (1,1%). Điều tra trong nhiều năm của Nguyễn Thị Kim Thành và cs (1995) [26] ở Cổ Nhuế, Hà Nội cũng cho kết quả tương tự, tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan ở 2 loài ốc chỉ từ 0,7 - 3,0%.

Nguyễn Thị Lê và cs (1995) [19] đã không tìm thấy ấu trùng sán lá gan trong hơn 1000 ốc Lymnaea thu thập ở tỉnh Hà Tây (cũ).

Nguyễn Trọng Kim, Phạm Ngọc Vĩnh (1997) [15] thông báo rằng, cả 2 loài ốc Lymnaea đều bị nhiễm ấu trùng sán lá gan với tỷ lệ nhiễm rất cao

43,1 - 62,1% ở tỉnh Hà Bắc (cũ), tỷ lệ nhiễm trung bình ở các tỉnh miền Bắc ở ốc L. swinhoei là 20,8% và ở ốc L. viridis là 19,6%.

Kết quả điều tra của Phạm Ngọc Doanh và Nguyễn Thị Lê (2005) [3] cho thấy, chỉ 0,06% và 1% ốc L. viridis ở Đông Anh và Phú Xuyên, Hà Nội bị nhiễm ấu trùng sán lá gan.

Đỗ Đức Ngái và cs (2006) [22] thông báo rằng, tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan ở ốc L. swinhoei ở Đắk Lắk là 0,45%.

Nguyễn Quốc Doanh và Lê Thanh Hòa (2006) [2] đã nghiên cứu về trứng sán lá gan và cho biết trứng của F. gigantica ký sinh ở bò thuộc tỉnh Cao Bằng, tỉnh Nghệ An có 4 loại khác nhau rõ rệt: loại bầu dục to có độ dài 0,15 - 0,21 mm, chiều rộng 0,07 - 0,11 mm; loại bầu dục bầu có độ dài 0,13 - 0,19 mm, chiều rộng 0,08 - 0,16 mm; loại bầu dục nhỏ có độ dài 0,08 - 0,16 mm, chiều rộng 0,03 - 0,08 mm; loại trứng gần tròn có đường kính từ 0,07 - 0,12 mm (loại này rất ít).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH SÁN LÁ GAN TRÂU, BÒ (FASCIOLOIS) Ở TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH (Trang 30 -36 )

×