Ảnh hƣởng của phân bón đến khả năng chống chịu của giống lúa J

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa J01 vụ xuân và vụ mùa 2011 tại tỉnh Yên Bái (Trang 59 - 60)

- Thời gian và phương pháp bón phân.

3.6.2 Ảnh hƣởng của phân bón đến khả năng chống chịu của giống lúa J

Bảng 3.11: Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng chống chịu của giống lúa J01 ĐVT: Điểm Chỉ tiêu Công thức Khả năng chống đổ Sâu đục thân 2 chấm Sâu cuốn lá nhỏ Bệnh khô vằn Bệnh đạo ôn VX VM VX VM VX VM VX VM VX VM P1(đ/c) 1 1 1 1 0 0 1 1 0 0 P2 1 1 1 1 0 1 1 1 0 0 P3 1 1 1 1 0 1 1 1 0 0 P4 1 1 1 1 0 1 1 1 0 0 P5 3 3 1 3 1 3 1 3 1 0 P6 3 3 1 3 1 3 1 3 1 0

Khả năng chống đổ: Qua theo dõi cả vụ xuân và vụ mùa, khả năng chống đổ của giống lúa J01 ở tất cả các công thức thí nghiệm là rất tốt và được đánh giá ở điểm 1.

Khả năng chống chịu sâu bệnh: Trong vụ xuân và vụ mùa có 4 loại sâu, bệnh chính trên ruộng lúa thí nghiệm: Bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, sâu đục thân, sâu cuốn lá. Tuy nhiên, mật độ của các loại sâu gây hại không cao và mức độ ảnh hưởng của chúng đến từng công thức thí nghiệm khác nhau.

Sâu đục thân 2 chấm (Schonobius incertellu walk): Nhìn chung ở tất cả các vụ xuân và vụ mùa mức độ gây hại của sâu đục thân đối với các công thức thí nghiệm rất thấp được đánh giá ở điểm 1. Ở vụ mùa ở công thức P5 (160N : 140P205 :160K20) và công thức P6 (180N:160P205:180K20) bị hại nặng hơn ở điểm 3.

Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphaloccrcismedinalis Guenee): Qua theo dõi các công thức thí nghiệm cho thấy mật độ loại sâu này tăng khi bón tăng mức phân. Trong đó công thức P5 (160N:140P205:160K20) và công thức P6 (180N : 160P205 : 180K20) bị hại nặng nhất, mức độ gây hại ở vụ mùa được đánh giá ở điểm 3, các công thức còn lại được đánh giá ở điểm 0 và điểm 1. Ở vụ xuân các công thức tham gia thí nghiệm bị nhiễm nhẹ hơn được đánh giá ở điểm 0 và điểm 1.

Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani malo): Qua theo dõi trên các ô thí nghiệm cho thấy bệnh khô vằn gây hại chủ yếu ở bẹ lá, phiến lá và cổ bông, các bẹ lá nằm sát ở phía dưới gốc thường là nơi phát sinh bệnh đầu tiên.

Trong vụ mùa diễn biến của bệnh khô vằn trong ruộng thí nghiệm cho thấy khi tăng mức phân bón thì mức độ nhiễm bệnh tăng, Tại công thức P5 (160N : 140P205 : 160K20) và công thức P6 (180N : 160P205 : 180K20) bị bệnh khô vằn nặng hơn so với các công thức khác, được đánh giá ở điểm 3. Các công thức còn lại của thí nghiệm được đánh giá ở điểm 1. Ở vụ xuân các công thức thí nghiệm bị nhiễm nhẹ, được đánh giá ở điểm 1.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa J01 vụ xuân và vụ mùa 2011 tại tỉnh Yên Bái (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)