Thực trạng hoạt động giúp đỡ HSYK trong dạy học môn Toán lớp

Một phần của tài liệu biện pháp sư phạm trong dạy học đại số 10 cho học sinh yếu kém môn toán ở trường trung học phổ thông tỉnh sơn la (Trang 45 - 47)

7. Cấu trúc của luận văn

1.5.3. Thực trạng hoạt động giúp đỡ HSYK trong dạy học môn Toán lớp

10 ở trường THPT tỉnh Sơn La

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng giảng dạy và hoạt động giúp đỡ HSYK môn Toán thông qua phiếu thăm dò ý kiến của 24 GV ở 3 trƣờng THPT (THPT Nguyễn Du, THPT Yên Châu, THPT Quỳnh Nhai) trên địa bàn tỉnh Sơn La, kết quả cho thấy:

- Việc sử dụng tài liệu phục vụ chuyên môn: Nhìn chung các GV ở những trƣờng chúng tôi điều tra đã có đủ SGK, sách GV và một số sách tham khảo phục vụ cho việc dạy học môn Toán, các tài liệu này chủ yếu mƣợn của thƣ viện nhà trƣờng. Tuy nhiên sách tham khảo còn ít, có nhiều cuốn cũ không phù hợp với xu hƣớng đổi mới chƣơng trình và phƣơng pháp giảng dạy Toán hiện nay. Việc sử dụng thiết bị dạy học chƣa thƣờng xuyên, chƣa có đủ thiết bị phục vụ dạy học. Chẳng hạn, tại trƣờng THPT Quỳnh Nhai nơi tôi điều tra chỉ có ba phòng đƣợc trang bị máy chiếu, các giờ học thông thƣờng GV rất ít sử dụng mà chủ yếu phục vụ cho những giờ thao giảng, đồ dùng dạy học đã cũ và ít khi GV sử dụng.

- Cách soạn giáo án: GV thực hiện đủ các bƣớc lên lớp theo quy định, song một số bài soạn chƣa xác định đúng trọng tâm kiến thức bài học, soạn theo kiểu diễn giảng là chính. Phần lớn các GV chƣa đầu tƣ vào việc thiết kế các hoạt động tƣơng thích với nội dung dạy học và chƣa xây dựng đƣợc hệ thống câu hỏi phát vấn đòi hỏi phát triển tƣ duy ở HS, ít xây dựng tình huống có vấn đề trong học tập. Chẳng hạn, tại trƣờng THPT Nguyễn Du nơi tôi điều tra có GV lên lớp với bài soạn quá sơ sài, thiếu hệ thống các câu hỏi gợi mở, dẫn dắt HS, các tình huống có vấn đề … Trong bài soạn gần nhƣ chỉ sử dụng phƣơng pháp thuyết trình.

- Phương pháp giảng dạy: Phần lớn GV dạy chƣa phù hợp với mục tiêu đã đề ra, chất lƣợng và hiệu quả bài giảng chƣa cao, chƣa chú trọng cải tiến phƣơng pháp giảng dạy. Chẳng hạn, khi dạy nội dung “Định lí về dấu của tam thức bậc hai” có những GV yêu cầu HS phát biểu nội dung định lí trong SGK sau đó GV nêu ví dụ áp dụng định lí xét dấu tam thức bậc hai ứng với 3 trƣờng hợp của  rồi nhanh chóng chuyển sang nội dung khác.

Đa số GV sắp xếp, phân bố thời gian chƣa hợp lí, nhất là dành quá nhiều thời gian cho việc trình bày bảng của GV và việc ghi chép bài của HS. Chẳng hạn, GV để rất nhiều thời gian cho việc ghi các tiêu đề, chép lại các định nghĩa, định lí,... lên bảng và nhiều GV không quan tâm lúc đó HS làm gì miễn là lớp học vẫn trật tự. GV chủ yếu tập trung dạy theo nội dung SGK mà ít tổ chức các tình huống cho HS hoạt động dẫn đến truyền thụ kiến thức một chiều. Khi giảng bài GV có đặt câu hỏi cho HS nhƣng chất lƣợng câu hỏi chƣa cao, hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt chƣa logic, chƣa phù hợp cho từng đối tƣợng, có những tiết GV còn nói lan man, ngoài lề chƣa khắc sâu kiến thức trọng tâm. Chẳng hạn, khi dạy nội dung “Cách giải và biện luận phƣơng trình: ax + b = 0”, có những giáo viên dạy nhƣ sau:“Cách giải và biện luận phương trình dạng ax + b = 0 được tóm tắt trong bảng sau: ax b 0 (1) Hệ số Kết luận 0 a (1) có nghiệm duy nhất b x a   0 ab0 (1) Vô nghiệm 0

b (1) nghiệm đúng với mọi x

Chẳng hạn, Giải và biện luận phương trình sau theo tham số m.

 4 5 2

m x  x

chức các tình huống cho HS hoạt động dẫn đến truyền thụ kiến thức một chiều, chƣa gây hứng thú học tập cho HS.

Hình thức dạy học chƣa đa dạng, phong phú, cách thức truyền đạt chƣa sinh động, chƣa gây hứng thú cho HS. Một số GV có cố gắng đổi mới PPDH thì khá lúng túng, mất nhiều thời gian để xử lí tình huống, nhất là: khi HS không thực hiện đƣợc yêu cầu nhƣ mong muốn, HS giải sai, HS không trả lời đƣợc câu hỏi, HS trả lời không theo dự kiến.Việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan, tranh ảnh, sách tham khảo còn hạn chế, chƣa khai thác hết tác dụng của đồ dùng dạy học, chƣa quan tâm đến tất cả các đối tƣợng HS trong lớp, GV chỉ chú trọng vào các em HSKG và coi đây là chất lƣợng chung của cả lớp. Vì vậy việc hƣớng dẫn và giúp đỡ HSYK môn Toán không đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, đa số GV chỉ vận dụng một số biện pháp sƣ phạm chung cho nhiều đối tƣợng HS nên chƣa khuyến khích và động viên đƣợc đối tƣợng HSYK tham gia vào quá trình nhận thức. Chẳng hạn, trong tiết lý thuyết bài “Bất đẳng thức” tại lớp 10A3 trƣờng THPT Yên Châu mặc dù thầy giáo giảng bài rất nhiệt tình và có cả tổ chuyên môn đến dự giờ nhƣng quan sát thấy nhiều HS lại không chú ý, tỏ ra thờ ơ với bài học, làm việc riêng trong giờ, không hứng thú với bài giảng của thầy cô và để đảm bảo vấn đề thời gian của tiết học GV cũng tỏ ra cẩn thận không yêu cầu đối tƣợng này trả lời bất kì câu hỏi nào.

Một phần của tài liệu biện pháp sư phạm trong dạy học đại số 10 cho học sinh yếu kém môn toán ở trường trung học phổ thông tỉnh sơn la (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)