7. Cấu trúc của luận văn
1.4.3. Về phía học sinh
a) Thuận lợi:
+ Đối với hầu hết nội dung kiến thức của chƣơng trình Đại số 10, HS đã đƣợc giới thiệu, làm quen ở THCS. Vì vậy, việc học của học sinh có phần thuận lợi vì đã có nền tảng kiến thức từ trƣớc.
+ Trong SGK hiện hành, các tác giả đã cố gắng chỉ ra các hoạt động tại từng thời điểm thích hợp để HS xem xét, giúp các em bám sát mục tiêu bài giảng. Các hoạt động rất đa dạng: Ôn kiến thức cũ, nêu lí do xuất hiện những khái niệm mới và nhất là đặt bài toán để học sinh tự mình khám phá, giải quyết… Vì vậy sự đổi mới của SGK có tác dụng rất tốt đối với những HSYK. Ngoài ra SGK mới đƣa thêm vào những mẩu chuyện lịch sử Toán học, những bài toán dân gian, những điều “có thể bạn chƣa biết” giúp HS
cảm thấy Toán học bớt khô khan, khó hiểu.
+ Sự ra đời của máy tính bỏ túi và máy tính điện tử đã giúp đỡ một số phần việc của học sinh. Nó giúp học sinh tính toán, giải phƣơng trình, tính tỉ số lƣợng giác của các góc... đƣợc chính xác và đơn giản hơn. Nhờ có máy tính điện tử mà các hình ảnh đồ họa rất đẹp, rất trực quan giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức đƣợc dễ dàng hơn.
+ Nội dung phần thống kê đề cập đến những ứng dụng thực tiễn dễ thấy của toán học, tạo điều kiện thuận lợi cho GV gợi động cơ để HS hứng thú học tập.
b) Khó khăn:
+ Ở lớp 10, học sinh mới bƣớc vào cấp THPT nên các em còn rất bỡ ngỡ về môi trƣờng học tập, về mối quan hệ với thầy cô và bạn bè nên phần nào cũng ảnh hƣởng đến việc học tập của các em.
+ Chƣơng trình Đại số bậc THCS chỉ trình bày ở mức giới thiệu ban đầu, tính hệ thống và tính khái quát chƣa cao. Cho nên, khi học chƣơng trình Đại số 10, do tính hệ thống, tính khái quát cao và yêu cầu về tính chính xác cũng cao hơn dẫn đến những khó khăn nhất định trong nhận thức của HS.
+ Trong SGK mới có những hoạt động yêu cầu học sinh phải thực hiện, nếu HS không có đủ những kiến thức cơ bản về nội dung đó thì không thể thực hiện đƣợc. Nếu nhiều lần không thực hiện đƣợc sẽ gây tâm lí chán nản cho học sinh. Rõ ràng, để việc học có hiệu quả thì học sinh phải suy nghĩ và làm việc nhiều hơn.
+ Nội dung Đại số 10 gồm nhiều phần, với các chủ đề dàn trải, nội dung không thật gắn kết với nhau (thống kê, cung lƣợng giác...). Vì thế,
những HSYK gặp nhiều khó khăn hơn khi phải nắm vững nhiều nội dung thuộc nhiều chủ đề khác nhau.
+ Bản thân HS nhiều khi còn tồn tại thói quen tiếp thu một cách thụ động, chỉ chờ thầy đọc bài giảng để chép lại nhƣ ở những lớp dƣới.
1.5. Thực trạng giúp đỡ HSYK trong dạy học Đại số 10 ở các trƣờng THPT tỉnh Sơn La