I. KHÁI NIỆM
2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN LOGISTIC SỞ MỘT SỐ NƢỚC
2.3. THÁI LAN
Thái Lan cũng là một nƣớc chú trọng đến việc phát triển dịch vụ Logistics trong khu vực Đông Nam Á. Họ đã có những bƣớc đi chiến lƣợc góp phần thúc đẩy phát triển dịch vụ Logistics lên một tầm cao mới.
Trƣớc hết là những chính sách về hoạt động Logistics của chính phủ. Thái Lan đã xây dựng đƣợc một khung pháp lý thống nhất, vì vậy mọi hoạt động thƣơng mại dịch vụ của họ đƣợc phát triển đúng hƣớng và dễ dàng trong quản lý, đặc biệt, tạo lập đƣợc sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trƣờng. Để mở rộng thị trƣờng cho hàng hóa, chính phủ Thái Lan còn có hàng loạt các hoạt động hỗ trợ nhƣ: khuếch trƣơng và xúc tiến bán hàng thông qua quảng cáo bằng các phƣơng tiện thông tin đại chúng; phát triển thành lập các trung tâm chuyên mua bán sản phảm ở các tỉnh, địa phƣơng, qua đó tìm đƣợc đầu ra cho các sản phẩm để ngƣời sản xuất yên tâm đầu tƣ vào sản xuất ra những hàng hóa có chất lƣợng cao. Đặc biệt, họ rất quan tâm đến việc đầu tƣ phát triển dịch vụ viễn thông, thƣơng mại điện tử, thể hiện ở chỗ: xây dựng các website cung cấp thông tin, catalogue về sản phẩm, giá cả,... Hiện tại, chính phủ Thái Lan đang thực hiện chính sách mở cửa thị trƣờng dịch vụ Logistics nhƣng một mặt vẫn đang bảo hộ tích cực và hợp lý cho một số doanh nghiệp nhằm bảo vệ kinh doanh trong nƣớc. Chính sách bảo hộ đƣợc xác định phụ thuộc nhu cầu chung của nền kinh tế chứ không phụ thuộc nhu cầu của một ngành kinh tế cụ thể. Cam kết về dịch vụ trong khuôn khổ GATTS/WTO của Thái Lan tuy rộng về phạm vi nhƣng hẹp về mức độ cam kết đã phản ánh đƣợc chiến lƣợc phát triển của thị trƣờng dịch vụ Thái Lan. Riêng về dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển, chính phủ không áp dụng bất cứ giải pháp hạn chế nào đối với hàng hóa ra - vào các cảng Thái Lan, ngoại trừ hàng
do cơ quan chính phủ mua phải vận chuyển bởi tàu mang cờ nƣớc này. Ngoài ra, chính phủ Thái Lan cũng đang có kế hoạch tƣ nhân hóa dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng hàng không trong những năm tới. Theo đó, các nhà cung cấp dịch vụ của nƣớc ngoài chỉ đƣợc kinh doanh với mức vốn góp không quá 49%.
Trong khi đó thì vào tháng 11/2007 vừa qua, một nhóm gồm 30 công ty chuyên cung cấp dịch vụ Logistics nhỏ và vừa của Thái Lan đã thành lập nên Liên minh Logistics Thái Lan (Thai Logistics Alliance - TLA) nhằm mở rộng quy mô của ngành dịch vụ mà họ kinh doanh. Đây là bƣớc tiến nhằm bảo vệ chính họ khỏi sự xâm chiếm ngày càng lớn của các tập đoàn Logistics lớn trên thế giới, những ngƣời đang hi vọng mở rộng đƣợc thị phần đang nắm giữ. Đƣợc coi nhƣ một trong những ngành kinh doanh phát triển nhanh nhất của Thái Lan, với tỷ lệ tăng trƣởng hàng năm lên tới 8%, tƣơng đƣơng với 500 tỷ Baht. Với số vốn đăng ký ban đầu là 5 tỷ Baht, TLA đƣợc thành lập vào ngày 24 tháng 8 và đƣợc hỗ trợ bởi Phòng phát triển kinh doanh và Trung tâm Logistics. TLA là liên minh đầu tiên dành cho những công ty vừa và nhỏ trong ngành công nghiệp Logistics, với mục đích tăng cƣờng thế mạnh trong kinh doanh cũng nhƣ loại bỏ những mặt yếu kém. Chủ tịch Hiệp hội, ông Chumpol Saichuer cho biết Liên minh sẽ cung cấp dịch vụ Logistics thuê ngoài - 3PL - cạnh tranh với các công ty lớn của nƣớc ngoài. Họ có những thế mạnh nhƣ: các công ty đều có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động của mình, vốn lớn và hệ thống phƣơng tiện vận tải trị giá 3 tỷ Baht, và trên hết, liên minh có thể tạo ra thu nhập hơn 2 tỷ Baht/năm.
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG LOGISTICS TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM