I. KHÁI NIỆM
4. VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA LOGISTICS
4.1. Vai trò
4.1.1. Công cụ liên kết các hoạt động kinh tế quốc tế
Khi thị trƣờng toàn cầu phát triển, Logistics đƣợc các nhà quản lý coi nhƣ là công cụ, phƣơng tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lƣợc doanh nghiệp. Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp khi mà khái niệm biên giới quốc gia chỉ còn mang nghĩa tƣơng đối.
Lấy liên minh Châu Âu EU làm một ví dụ. Sau khi đồng tiền chung Châu Âu ra đời, liên minh này đã trở thành một thị trƣờng nội địa khổng lồ và điều đó buộc các nhà sản xuất và kinh doanh phải áp dụng các phƣơng pháp mang tính quốc tế đối với sản xuất, lƣu thông và phân phối. Trong một thị trƣờng thống nhất nhƣ EU nơi có nền sản xuất chuyên môn hoá đa quốc gia thì mỗi thành viên không cần thiết phải sản xuất một sản phẩm cụ thể hoặc dự trữ sản phẩm đó, họ chỉ cần một hệ thống vận tải hiệu quả để có thể giao hàng nhanh chóng từ quốc gia này sang quốc gia khác.
4.1.2. Tối ƣu hóa chu trình lƣu chuyển của sản xuất kinh doanh
Vấn đề chi phí, đặc biệt là chi phí vận chuyển luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Việc đọng vốn do duy trì hàng tồn kho cũng là một vấn đề đối với các doanh nghiệp. Vì vậy muốn tối ƣu hóa quá trình sản xuất phải cắt giảm tất cả các chi phí không chỉ trong hoạt động sản xuất mà cả trong các lĩnh vực khác nhƣ vận tải, lƣu kho, phân phối hàng hóa. Việc cắt giảm những chi phí này trong chu trình lƣu chuyển của sản xuất kinh doanh chỉ có thể đƣợc kiểm soát bằng hệ thống Logistics tiên tiến có sử dụng công nghệ thông tin hiện đại.
4.1.3. Hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh kinh doanh
Để đƣa ra đƣợc phƣơng án sản xuất kinh doanh tối ƣu, ngƣời sản xuất kinh doanh phải đối mặt với nhiều yếu tố khách quan cũng nhƣ chủ quan. Và
để đƣa ra đƣợc những quyết định chính xác, họ phải dựa trên những cơ sở nhƣ: nguồn nguyên liệu cung ứng ở đâu, thời gian nào, phƣơng tiện vận tải nào sẽ đƣợc lựa chọn để vận chuyển, địa điểm kho chứa nguyên liệu, hàng hóa,... Tất cả những vấn đề này muốn giải quyết có hiệu quả không thể thiếu đƣợc vai trò của Logistics. Logistics cho phép ngƣời quản lý kiểm soát ra quyết định chính xác những vấn đề nhƣ: vật liệu cung ứng, lƣu trữ trong kho, thời gian địa điểm cung ứng, phƣơng thức vận chuyển,... để giảm tối đa chi phí phát sinh, đảm bảo hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
4.1.4. Giúp các nhà kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải hoàn thiện và đa dạng hóa các dịch vụ của mình dạng hóa các dịch vụ của mình
Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho hàng hóa và sự vận động của chúng phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụ vận tải giao nhận. Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của tin học cho phép kết hợp chặt chẽ các quá trình cung ứng, sản xuất, lƣu kho hàng hóa, tiêu thụ với hoạt động vận tải giao nhận có hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn và đòng thời phức tạp hơn. Nó cho phép ngƣời giao nhận vận tải nâng cao chất lƣợng dịch vụ đối với khách hàng. Phát triển các dịch vụ truyền thống càng cao bao nhiêu, ngƣời vận tải giao nhận càng có khả năng đáp ứng yêu cầu thị trƣờng và mở rộng thị trƣờng bấy nhiêu.
Ngày nay ngƣời kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận không chỉ đơn thuần là ngƣời giao nhận vận chuyển nữa mà thực tế họ đã tham gia cùng với ngƣời sản xuất đảm nhận thêm các khâu liên quan đến quá trình sản xuất và lƣu thông hàng hóa nhƣ: lắp ráp, đóng gói, gom hàng, xép hàng, cung cấp kho hàng, lƣu trữ hàng, xử lý thông tin,... thậm chí cả những hoạt động khác trong quá trình sản xuất nhƣ cung cấp thông tin hay tạo ra những sản phẩm phù hợp cho những thị trƣờng cụ thể hay các quốc gia.
Hoạt động giao nhận vận tải thuần túy đã dần chuyển sang hoạt động tổ chức toàn bộ dây chuyền phân phối vật chất và trở thành một bộ phận khăng khít của chuỗi mắt xích "cung - cầu". Xu hƣớng đó không những đòi hỏi phải
phối hợp liên hoàn tất cả các phƣơng thức vận tải (dịch vụ vận tải đa phƣơng thức) mà còn phải kiểm soát đƣợc các lƣợng thông tin, luồng hàng hóa,... Chỉ khi tối ƣu hóa đƣợc quá trình này mới giải quyết đƣợc vấn đề đặt ra là: vừa làm tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, vừa làm tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận, đảm bảo đƣợc lợi ích chung.
4.2. Tác dụng
4.2.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh và gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp giao nhận vận tải doanh nghiệp giao nhận vận tải
Dịch vụ Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, tăng cƣờng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Vì theo nhƣ thống kê của một số tổ chức nghiên cứu về Logistics cho thấy chi phí cho Logistics là rất lớn. Cho nên, việc hình thành và phát triển dịch vụ Logistics sẽ giúp các doanh nghiệp cũng nhƣ toàn bộ nền kinh tế quốc dân giảm đƣợc chi phí trong chuỗi Logistics, làm cho quá trình sản xuất kinh doanh tinh giản và đạt hiệu quả hơn. Điều này góp phần làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng.
Dịch vụ Logistics có tác dụng tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động lƣu thông phân phối. Nhƣ ta đã biết, chi phí lƣu thông hàng hóa, chủ yếu là chi phí vận tải chiếm một tỷ lệ không nhỏ và là một bộ phận cấu thành giá cả hàng hóa trên thị trƣờng, đặc biệt là hàng hoá trong buôn bán quốc tế. Mà vận tải lại là yếu tố quan trọng của lƣu thông với nhiệm vụ đƣa hàng hóa đến nơi tiêu dùng và tạo khả năng để thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa. Vận tải cũng là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống Logistics cho nên dịch vụ Logistics ngày càng hoàn thiện và hiện đại sẽ tiết kiệm chi phí vận tải và các chi phí khác phát sinh trong quá trình lƣu thông dẫn đến tiết kiệm và giảm chi phí lƣu thông.
Dịch vụ Logistics còn góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của doanh nghiệp vận tải giao nhận. Đây là loại hình dịch vụ có quy mô mở rộng và
phức tạp hơn nhiều so với hoạt động giao nhận vận tải thuần túy. Trƣớc kia ngƣời kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải chỉ cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đơn giản, thuần túy và đơn lẻ, nhƣng ngày nay khách hàng ngày càng yêu cầu những loại hình dịch vụ đa dạng và phong phú. ngƣời vận tải giao nhận trở thành ngƣời cung cấp dịch vụ Logistics (Logistics Service Provider).
4.2.2. Mở rộng thị trƣờng buôn bán quốc tế
Vấn đề thị trƣờng là vấn đề luôn đƣợc các nhà sản xuất kinh doanh quan tâm. Thị trƣờng cung ứng và tiêu thụ sản phẩm càng tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển, sản xuất kinh doanh càng phát triển thì càng đạt hiệu quả cao. Xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ đã làm cho khoảng cách về mặt không gian giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngày càng trải rộng. Các nhà sản xuất kinh doanh muốn chiếm lĩnh và mở rộng thị trƣờng cho sản phẩm của mình phải có sự hỗ trợ của dịch vụ Logistics. Dịch vụ Logistics có tác dụng nhƣ chiếc cầu nối trong việc chuyển dịch hàng hóa trên các tuyến đƣờng mới đến các thị trƣờng mới đúng yêu cầu về thời gian và địa điểm đặt ra. Dịch vụ Logistics phát triển có tác dụng rất lớn trong việc khai thác và mở rộng thị trƣờng kinh doanh cho các doanh nghiệp.
4.2.3. Giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh, buôn bán và vận tải quốc tế
Một giao dịch trong buôn bán quốc tế thƣờng phải tiêu tốn nhiều loại giấy tờ, chứng từ và theo các chuyên gia buôn bán quốc tế thì riêng chi phí cho các loại giấy tờ, chứng từ rƣờm rà hàng năm ảnh hƣớng rất lớn đến các hoạt động buôn bán quốc tế.
Với việc cung cấp các dịch vụ đa dạng trọn gói, Logistics có tác dụng làm giảm rất nhiều chi phí cho giấy tờ, chứng từ trong buôn bán quốc tế. Ngƣời kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận thực hiện việc vận chuyển hàng từ kho ngƣời bán đến tận kho ngƣời mua (Door to Door) trên các phƣơng thức vận tải khác nhau mà chỉ cần một hợp đồng vận tải thể hiện trên một chứng từ
với một chế độ trách nhiệm thống nhất. Dịch vụ vận tải đa phƣơng thức đã loại bỏ đi rất nhiều chi phí cho giấy tờ thủ tục, nâng cấp và chuẩn hóa chứng từ cũng nhƣ giảm khối lƣợng công việc văn phòng trong lƣu thông hàng hóa, từ đó nâng cao hiệu quả buôn bán quốc tế.
Ngoài ra, việc phát triển Logistics điện tử (Electronic Logistics) sẽ tạo ra cuộc cách mạng trong dịch vụ vận tải và Logistics. Chi phí cho giấy tờ, chứng từ trong lƣu thông hàng hóa càng đƣợc giảm tới mức tối đa, chất lƣợng dịch vụ Logistics ngày càng đƣợc nâng cao sẽ thu hẹp hơn nữa cản trở về mặt không gian và thời gian trong dòng lƣu chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa.
II. Kinh nghiệm phát triển thị trƣờng Logistics tại một số nƣớc trong khu vực và trên thế giới
1. Đánh giá chung về tình hình phát triển Logistics trên thế giới trong năm 2007
Trong nhiều thập kỷ qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, hoạt động Logistics trên thế giới đã và đang phát triển vô cùng mạnh mẽ và ngày càng đóng vai trò to lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế của một quốc gia nói chung. Chúng ta đã có đƣợc một cái nhìn bao quát về lịch sử phát triển của Logistics trên thế giới và ít nhiều nắm đƣợc xu hƣớng chung của Logistics trong những năm vừa qua. Vì vậy, sau đây tác giả chỉ xin đƣa ra thống kê và đánh giá chung về thị trƣờng Logistics của 150 nƣớc trên thế giới năm 2007 đƣợc World Bank (WB) thực hiện thông qua việc xây dựng chỉ số LPI (Logistics Performance Index)
Chỉ số LPI
Chỉ số LPI đƣợc xây dựng dựa trên kết quả điều tra trên mạng internet của WB đối với hơn 800 nhà cung cấp dịch vụ Logistics chuyên nghiệp trên toàn cầu. Mỗi nhà cung cấp đƣợc đề nghị xếp hạng dựa trên 7 hiệu quả hoạt động của Logistics cho 8 nƣớc nơi họ đang tiến hành công việc kinh doanh của mình. Thang điểm đƣợc cho từ 1 đến 5 (điểm 5 là điểm cao nhất).
Bảy lĩnh vực để đánh giá hiệu quả hoạt động của Logistics bao gồm: Hải quan (thủ tục hải quan, thời gian thông quan, chi phí gián tiếp, ...). Cơ sở hạ tầng (kho bãi, vận tải, hệ thống công nghệ thông tin).
Vận chuyển quốc tế.
Năng lực quản lý Logistics nội địa.
Khả năng "track and trace" (theo dõi hàng hóa trong hệ thông Logistics). Chi phí Logistics nội địa.
Thời gian vận chuyển.
Bảng chỉ số LPI: (xem Phụ lục)
Nhìn chung, bảng thống kê trên đã cho thấy sự khác biệt quan trọng trong hiệu quả hoạt động Logistics giữa các quốc gia và khu vực trên thế giới. Nó không chỉ phản ánh sự khác biệt giữa các nƣớc phát triển và đang hoặc chƣa phát triển mà quan trọng hơn là cho thấy nét khác nhau cơ bản giữa những nƣớc có cùng một trình độ phát triển. Những nƣớc đứng đầu bảng xếp hạng là những nƣớc giữ vai trò chủ chốt trong ngành công nghiệp Logistics, trong khi đó những nƣớc cuối bảng bị kìm hãm trong cái vòng luẩn quẩn của những thủ tục hành chính rƣờm rà, chất lƣợng dịch vụ yếu kém và không đƣợc đầu tƣ đúng mức.
Đối với những nƣớc đang phát triển, nơi mà thƣơng mại đang là một nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, hiệu quả trong hoạt động Logistics cũng tốt hơn nhiều so với những nƣớc có cùng mức thu nhập. Một trong những ví dụ điển hình là: Nam Phi (xếp hạng 24/150), Malaysia (27), Chile (32), Thổ Nhĩ Kỳ (34) của nhóm nƣớc có thu nhập cao hơn trung bình; Trung Quốc (30), Thái Lan (31) của nhóm nƣớc có thu nhập thấp hơn trung bình; và Ấn Độ (39), Việt Nam (53) của nhóm nƣớc có thu nhập thấp.