II. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG LOGISTICS TẠI MIỀN BẮC VIỆT
2. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÁC DOANH NGHIỆP GIAO NHẬN
Bắc Việt Nam
Căn cứ vào thông tin về tình hình hoạt động của một số doanh nghiệp điển hình tại miền Bắc Việt Nam cũng nhƣ so sánh với doanh nghiệp nƣớc ngoài đang hoạt động tại thị trƣờng miền Bắc, có thể đƣa ra một vài nét khái quát nhƣ sau:
2.1. Quy mô doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics nhỏ, kinh doanh manh mún
Nguồn lợi hàng tỷ đô này lại đang chảy vào túi các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ có một phần rất nhỏ trong miếng bánh khổng lồ và đang ngày càng phình to của thị trƣờng dịch vụ Logistics. Theo tính toán mới nhất của Cục Hàng hải Việt Nam, lĩnh vực quan trọng nhất trong Logistics là vận tải biển thì doanh nghiệp trong nƣớc mới chỉ đáp ứng chuyên chở đƣợc 18% tổng lƣợng hàng hóa xuất nhập khẩu, phần còn lại đang bị chi phối bởi các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Điều này thực sự là một thua thiệt lớn cho doanh nghiệp Việt Nam khi có đến 90% hàng hóa xuất nhập khẩu đƣợc vận chuyển bằng đƣờng biển.
Hiện tại, trên cả nƣớc có khoảng 800-900 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Logistics. Trong đó, VIFFAS có 97 hội viên (77 hội viên chính thức và 20 hội viên liên kết). Thời gian hoạt động trung bình của các doanh nghiệp là 5 năm với vốn đăng ký trung bình khoảng 1,5 tỷ đồng/doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp dịch vụ cho một số công đoạn của chuỗi dịch vụ khổng lồ này.
Sự “lép vế” của các doanh nghiệp trong nƣớc có thể thấy đƣợc qua thị phần của hai nhóm doanh nghiệp nhƣ sau:
Thị phần các doanh nghiệp (tính theo USD)
41%
59%
Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp nước ngoài
2.2. Hạ tầng cơ sở Logistics còn nghèo nàn, quy mô nhỏ, bố trí bất hợp lý
Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam bao gồm trên 17.000 km đƣờng nhựa, hơn 3.200 km đƣờng sắt, 42.000 km đƣờng thuỷ, 266 cảng biển và 20 sân bay. Tuy nhiên chất lƣợng của hệ thống này là không đồng đều, có những chỗ chƣa đảm bảo về mặt kỹ thuật. Hiện tại, chỉ có khoảng 20 cảng biển có thể tham gia việc vận tải hàng hoá quốc tế, các cảng đang trong quá trình Container hóa nhƣng chỉ có thể tiếp nhận các đội tàu nhỏ và chƣa dƣợc trang bị các thiết bị xếp dỡ Container hiện đại, hơn nữa còn thiếu kinh nghiệm trong việc điều hành và xếp dỡ Container.
Đƣờng hàng không hiện nay cũng không đủ phƣơng tiện chở hàng (máy bay) cho việc vận chuyển vào mùa cao điểm. Chỉ có sân bay Tân Sơn Nhất là đón đƣợc các máy bay chở hàng quốc tế. Các sân bay quốc tế nhƣ Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng vẫn chƣa có nhà ga hàng hóa, khu vực họat động cho đại lý logistics thực hiện gom hàng và khai quan nhƣ các nƣớc trong khu vực đang làm. Khả năng bảo trì và phát triển đƣờng bộ còn thấp, dƣờng không dƣợc thiết kế để vận chuyển container, các đội xe tải chuyên dùng hiện
đang cũ kỹ, năng lực vận tải đƣờng sắt không đựơc vận dụng hiệu quả do chƣa đƣợc hiện đại hóa.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lƣợng hàng hoá vận chuyển đƣờng sắt chiếm khoảng 15% tổng lƣợng hàng hoá lƣu thông. Tuy nhiên, đƣờng sắt Việt Nam vẫn đang đồng thời sử dụng 2 loại khổ ray khác nhau (1.000 và 1.435 mm) với tải trọng thấp. Chuyến tàu nhanh nhất chạy tuyến Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh (1.630 km) hiện vẫn cần đến 32 tiếng đồng hồ. Và khá nhiều tuyến đƣờng liên tỉnh, liên huyện đang ở tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.
2.3. Kinh nghiệm trong lĩnh vực Logistics còn yếu kém
Trong khi các doanh nghiệp nƣớc ngoài đã có lịch sử hàng trăm năm hoạt động trong lĩnh vực Logistics thì tại Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng, đa số các doanh nghiệp chỉ có tuổi đời trên duới 30 năm, thậm chí còn rất non trẻ. Không những thế, gần nhƣ toàn bộ các doanh nghiệp giao nhận vận tải chỉ mới chú trọng vào dịch vụ Logistics trong một vài năm gần đây. Còn đối với các công ty Logistics, đa phần chuyển đổi từ các công ty giao nhận vận tải.
Chính vì lẽ đó, ngoài cơ sở hạ tầng thiếu thốn cũng nhƣ quy mô nhỏ hẹp, các doanh nghiệp chƣa cung cấp đƣợc những dịch vụ hoàn hỏa, hoàn toàn làm hài lòng những khách hàng của mình. Bên cạnh đó là kinh nghiệm quản lý cũng nhƣ mức độ ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật hiện đại vào việc cung cấp những sản phẩm của doanh nghiệp còn rất hạn chế. Để đạt đƣợc trình độ cao, sánh ngang tầm với các doanh nghiệp nƣớc ngoài, doanh nghiệp Logistics của Việt Nam phải tổ chức và điều hành đƣợc mạng lƣới đủ rộng, cộng với sự trợ giúp của công nghệ thông tin để có thể quản lý chặt chẽ toàn bộ quy trình của sản phẩm dịch vụ. Trong thực tế, hầu hết doanh nghiệp Việt Nam mới đóng vai trò nhƣ những nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh cho các công ty Logistics nƣớc ngoài, nhƣ đảm nhận việc khai báo hải quan, cho thuê
phƣơng tiện vận tải, kho bãi... Chƣa có doanh nghiệp nào đủ sức tổ chức, điều hành toàn bộ quy trình hoạt động Logistics.
Thêm vào đó, ở Việt Nam một trong những nguyên nhân làm cho dịch vụ Logistics của nhiều doanh nghiệp cung cấp thiếu độ tin cậy là do trình độ ứng dụng công nghệ thông tin kém.
2.4. Nguồn nhân lực hạn chế
Nguồn nhân lực đối với bất cứ doanh nghiệp dịch vụ nào cũng đều là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp đó trên thƣơng trƣờng. Cũng xuất phát từ tuổi đời và kinh nghiệm nên một điểm yếu quan trọng khác của doanh nghiệp Việt Nam là thiếu nguồn nhân lực đƣợc đào tạo chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và hiểu biết luật pháp quốc tế. Bên cạnh đó, do tốc độ phát triển cua ngành dịch vụ Logistics trong những năm gần đây khá nhanh chóng nên nguồn nhân lực cung cấp cho thị trƣờng logistics tại Việt Nam hiện nay trở nên thiếu hụt trầm trọng.
III. Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn trong việc ứng dụng và phát triển Logistics ở miền Bắc Việt Nam