TRUNG QUỐC

Một phần của tài liệu nghiên cứu thị trường logistics miền bắc việt nam (Trang 31 - 33)

I. KHÁI NIỆM

2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN LOGISTIC SỞ MỘT SỐ NƢỚC

2.1. TRUNG QUỐC

thế kỷ XX nhƣng chất lƣợng còn khá yếu. Chi phí cho hoạt động Logistics lên tới 15% GDP. Tuy nhiên, cùng với việc gia nhâp WTO. Trung Quốc đã có nhiều nỗ lực trong việc phát triển ngành dịch vụ quan trọng này. Do có sự học hỏi kinh nghiệm từ nhiều quốc gia đi trƣớc, cùng với nhận thức đúng hƣớng của các nhà hoạch định đã khiến ngành Logistics của Trung Quốc gặt hái đƣợc nhiều thành tựu to lớn.

Theo Hội đồng cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc, trong kế hoạch năm năm lần thứ 10, Logistics đã đóng góp cho xã hội 158,7 nghìn tỉ NDT, tăng 1,4 lần so với 5 năm lần thứ 9; giảm chi phí cho nền kinh tế quốc dân từ 19,4% năm 2000 xuống còn 18,6% năm 2005. Tổng giá trị gia tăng đạt 1,2 nghìn tỉ NDT tăng 12,7% so với năm 2004, đặc biệt vấn đề phát triển Logistics nằm trong kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ 11 và là chƣơng trình nghị sự của Quốc hội Trung Quốc diễn ra vào tháng 3/2006 vừa qua

Với sự phát triển nhanh chóng của Logistics, nhiều tập đoàn quốc gia đã ra đời, trong đó phải kể đến China Ocean Shipping Company, China Shipping Company, Sinotrans, China Post, China Railway, China Storate & Transport..., cùng nhiều công ty tƣ nhân và các tập đoàn nƣớc ngoài cũng tham gia vào thị trƣờng tiềm năng này.

Để hỗ trợ tối ƣu cho việc phát triển ngành dịch vụ Logistics, cũng nhƣ các ngành kinh tế khác, chính phủ Trung Quốc đã đầu tƣ lớn về cơ sở hạ tầng nhƣ đƣờng bộ, đƣờng cao tốc, đƣờng sắt, đƣờng vận chuyển khí gas, cảng biển, hệ thống thông tin liên lạc... đặc biệt là quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, các công viên và trung tâm Logistics chuyên nghiệp phù hợp với Logistics hiện đại của thế giới. Bên cạnh sự đầu tƣ cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật thì Trung Quốc cũng rất chú trọng đến đào tạo con ngƣời cho ngành Logistics, trƣớc đây chỉ có một trƣờng đại học đào tạo về chƣơng trình Logistics, đến nay con số này đã tăng lên 165 trƣờng đại học, cao đẳng, ngoài ra còn nhiều trung tâm đào tạo khác.

hành những chính sách cũng nhƣ biện pháp thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ này. Năm 2004, chỉ có 9 bộ ngành tham gia soạn thảo, đóng góp ý kiến về Logistics thì đến nay, số bộ ngành tham gia đã lên tới 13 bộ dƣới sự quản lý của Hội đồng quốc gia. Song song với chính quyền trung ƣơng, các tỉnh thành cũng có những chính sách riêng nhằm phát triển Logistics cho phù hợp với điều kiện của mình. Chính phủ thống nhất đƣa ra nhiều chính sách ƣu đãi nhằm tạo điều kiện tối ƣu cho doanh nghiệp Logistics phát triển. Ví dụ nhƣ điều chỉnh chính sách thuế, thông thoáng trong chính sách hải quan, khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc, khuyến khích đầu tƣ cơ sở hạ tầng, mở cửa cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia thị trƣờng Logistics để tranh thủ nguồn vốn, công nghệ và trình độ kỹ thuật cao…

Một phần của tài liệu nghiên cứu thị trường logistics miền bắc việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)