Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Luận văn Nghiên cứu đề xuất công nghệ thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả tái chế nhựa HDPE và LDPE và xác định những tác động của công nghệ tái chế đến môi trường (Trang 93 - 97)

5.1. KẾT LUẬN

Hơn 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng của ngành nhựa Việt Nam luôn ở mức 15 – 20%. Tuy nhiên, giá trị thặng dư của ngành này không cao vì hầu hết nguyên liệu đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp nhựa lao đao với bài toán đầu vào nguyên liệu. Theo đó, việc nghiên cứu đề tài là bước khởi đầu trong nỗ lực giảm bớt gánh nặng khó khăn về nguyên liệu cho doanh nghiệp (DN). Nguồn phế liệu nhựa trong nước rất dồi dào nhưng chúng ta vẫn chưa tận dụng được. Nguyên nhân là do hệ thống thu gom nhỏ lẻ, không tập trung; phế liệu hầu như không được xử lý và phân loại theo đúng quy cách; công nghệ lạc hậu.

Hàng năm chúng ta tiêu thụ một lượng lớn chai nhựa, điều đó khiến việc tiêu hủy chúng rất có hại cho môi trường và tốn chi phí lớn cho việc tiêu hủy. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài tìm giải pháp tái chế nhựa để giảm lượng khí thải và giảm chi phí tiêu hủy rác. Tái chế nhựa sẽ giúp chúng ta giảm lượng lớn khí thải và giảm chi phí tiêu hủy rác.

Nguồn nguyên liệu từ tái chế có thể coi là vô tận, vì có sản xuất là có rác thải và có cơ hội cho tái chế. Mặc khác, tái chế còn là một giải pháp hữu hiệu làm giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí xử lý chất thải và do đó hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh những lợi ích kinh tế, tái chế góp phần làm giảm các thiệt hại môi trường do rác thải gây ra hạn chế chất thải rắn ra bãi chôn lấp giải quyết các vấn đề về môi trường, đồng thời nâng cao uy tín và giúp gắn mác sinh thái cho các sản phẩm của công ty. Xét trên tổng thể, thực hiện tốt biện pháp tái chế đem lại môi trường trong sạch hơn, cải thiện sức khỏe cộng đồng và là một trong những giải pháp quan trọng đảm bảo sự phát triển

Đề tài được hoàn thành có những kết quả như:

 Nêu rõ được tình trạng tái chế nhựa hiện nay ở Tp.HCM.

 Hiểu rõ về công nghệ tái chế nhựa và đề xuất được công nghệ phù hợp

 Kết quả nghiên cứu trên 2 loại mẫu nhựa là HDPE và LDPE với những tỷ lệ khác nhau cho kết luận lựa chọn nhựa LDPE với tỷ lệ 60%:40% và HDPE với tỷ lệ 40%:60% là tối ưu nhất với kết quả thu được:

- Với tỷ lệ 60 vLDPE : 40 rLDPE + Tỷ trọng: 0.95 g/cm3

+ Chỉ số chảy: 8.2 gr/10 phút + Độ bền kéo đứt:120.8 kg/cm2 + Độ dãn dài: 683 %

+ Độ kháng xé: 170 N - Với tỷ lệ 40 vHDPE : 60 rHDPE

+ Tỷ trọng: 0.964 g/cm3 + Chỉ số chảy: 1.5 gr/10 phút + Độ bền kéo đứt: 238 kg/cm2 + Độ dãn dài: 366 %

+ Độ kháng xé: 250 N

Để đạt được kết quả như mong muốn đòi hỏi các cơ sở phải phân loại thật kỹ càng, đồng thời làm sạch các tạp chất, thay đổi cải tiến công nghệ trang thiết bị, máy móc.

5.2. KIẾN NGHỊ

5.2.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động

Hoạt động tái chế nhựa thủ công ở địa bàn TP.HCM đang tác động rất lớn đến môi trường. Trong đó, khí thải có mùi do quá trình nấu chảy nhựa và nước thải từ hoạt động xay rửa phế liệu, cũng như lưu chứa chất thải và phế liệu nhựa không được quan tâm khiến cho môi trường ở các khu dân cư bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Để phát triển bền vững, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới ngành tái chế Nhựa cần phải phát triển theo hướng hiện đại, tăng cường tự động hóa, đầu tư thẳng vào công nghệ tiên tiến, quy hoạch thật cụ thể cho từng bước phát triển, phù hợp với thị trường.

5.2.2. Kiến nghị thực hiện

Hiện nay, có rất ít trường đào tạo các chuyên ngành về ngành nhựa nhằm cung cấp nguồn nhân lực cho ngành, điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của ngành tái chế Nhựa Việt Nam, nhất là những ngành đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật cao.

Nhà trường cần có thêm nhiều hỗ trợ cho sinh viên trong quá trình nghiên cứu đề tài.

Cần có thêm nhiều nghiên cứu kế thừa kết quả phân tích của nhóm.

Các doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng và phát triển rộng khắp hệ thống đại lý tiêu thụ sản phẩm, phát huy vai trò của các chi nhánh nhằm tăng tính chủ động trong kinh doanh. Đồng thời, các doanh nghiệp trong Ngành tái chế nhựa cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc cạnh tranh về giá đối với các sản phẩm nhập ngoại, không tự cạnh tranh lẫn nhau trong nội bộ ngành dẫn đến thiệt hại chung. Tăng cường đầu tư cho công tác điều tra, nghiên cứu, dự báo thị trường và xúc tiến thương mại để có các dữ liệu đầy đủ, chính xác và kịp thời về thị trường, mục tiêu của các doanh nghiệp sản xuất.

Các cơ sở tái chế nhựa cần có những chính sách hỗ trợ nhân viên chuyên trách môi trường cũng như tạo cơ hội việc làm cho sinh viên ngành môi trường.

Về phía Nhà nước, cần khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu trong nước, khuyến khích sử dụng và sản xuất nhựa tái sinh, tạo điều kiện và cho phép doanh nghiệp nhập phế liệu nhựa, nhập khẩu nhựa phế thải sạch về tái chế hạt nhựa để có thể đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu, máy móc đang thiếu hụt hiện nay nhằm tăng năng lực sản xuất cho các doanh nghiệp nhựa. Đồng thời khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia sản xuất nguyên liệu nhựa ở Việt Nam trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu dầu khí trong nước. Nhà nước cần có một cơ chế chính sách thích hợp và bền vững nhằm hạn chế những khó khăn mà ngành tái chế Nhựa Việt Nam đang gặp phải. Ví dụ như các doanh nghiệp nhựa cần được ưu tiên vay vốn để mở rộng sản xuất và chủ động hơn về nguồn nguyên liệu.

Một phần của tài liệu Luận văn Nghiên cứu đề xuất công nghệ thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả tái chế nhựa HDPE và LDPE và xác định những tác động của công nghệ tái chế đến môi trường (Trang 93 - 97)