2: Hình dạng mẫu kiểm tra

Một phần của tài liệu Luận văn Nghiên cứu đề xuất công nghệ thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả tái chế nhựa HDPE và LDPE và xác định những tác động của công nghệ tái chế đến môi trường (Trang 63 - 64)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.12: Hình dạng mẫu kiểm tra

Mẫu đo phải phẳng và các cạnh cắt phải đều. Vạch 2 vạch ghi trên mẫu dạng quả tạ cách nhau L0 = 19,02 – 20,08 mm. Hai vạch phải nằm cách đều tâm của mẫu thử và được vạch thật song song với nhau và thẳng góc với cạnh mẫu thử.

Đo độ dày của các mẫu quả tạ bằng dụng cụ đo bề dày. Bề dày của mẫu được đo tại ba điểm ở phần hẹp của mẫu quả tạ và lấy trung bình sai số <0,025 mm.

Bề rộng của mẫu quả tạ lấy trị số chuẩn là: w = 6 mm

Mẫu phải được ổn định hóa ở nhiệt độ bình thường ít nhất 3 giờ trước khi đem đo. Trong trường hợp không thể cắt mẫu theo hình dạng quả tạ có thể cắt mẫu theo hình dạng mẫu thẳng do dải mẫu hẹp dùng cho vật liệu cách điện có hình dạng nhỏ.

Các mẫu này cũng được cắt sao cho có chiều dài vừa đủ để có thể gắn vào ngàm kẹp. Việc đánh dấu mẫu cũng sẽ được thực hiện như đối với mẫu quả tạ.

3.6.3.4.Phương pháp đo

Điều chỉnh vận tốc kéo mẫu theo đúng vận tốc quy định là 500 mm/phút, khoảng cách tối thiểu giữa hai ngàm kẹp là 64 mm.

Chọn thang đo lực kéo thích hợp thường là thang 100 mm.

Mắc mẫu đo dạng quả tạ vào ngàm. Phải cân cẩn thận mắc mẫu thẳng đứng để sức kéo phân bố trên toàn bộ tiết diện của mẫu, nếu không kéo lệch sẽ làm cho hai vạch mức đánh dấu sẽ không còn song song khi kéo dãn, trong điều kiện đó mẫu sẽ không chịu được lực tối đa.

Cho ngàm di chuyển đi lên. Khi xác định lực định dãn Modul 100%, Modul 300% cần phải báo hiệu và ghi lại kết quả đúng lúc.

Một phần của tài liệu Luận văn Nghiên cứu đề xuất công nghệ thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả tái chế nhựa HDPE và LDPE và xác định những tác động của công nghệ tái chế đến môi trường (Trang 63 - 64)