Kết quả phân tích chỉ số chảy của nhựa HDPE

Một phần của tài liệu Luận văn Nghiên cứu đề xuất công nghệ thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả tái chế nhựa HDPE và LDPE và xác định những tác động của công nghệ tái chế đến môi trường (Trang 61 - 63)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.6.2.4.Kết quả phân tích chỉ số chảy của nhựa HDPE

Hình 3.9: Kết quả chỉ số chảy hỗn hợp vHDPE/rHDPE thể hiện qua các tỷ lệ khác nhau

Theo phương pháp thử ASTM – D1238 thì chỉ số chảy của nhựa HDPE cho phép là 0.1 – 20 (gr/10phút). Qua hình 3.9 ta thấy ở mỗi tỷ lệ phối trộn giữa vHDPE và rHDPE khác nhau thì tương ứng với chỉ số chảy khác nhau. Tất cả ba tỷ lệ đều nằm trong giới hạn vì vậy rất thích hợp cho công nghệ ép đùn. Chỉ số chảy thể hiện tính năng chảy của vật liệu nên qua số liệu phân tích thì chỉ số chảy của nhựa HDPE tăng dần theo tỷ lệ phần trăm nhựa tái chế giảm và nguyên sinh tăng. Ở tỷ lệ 40% : 60% thì khối lượng nhựa nguyên sinh ít và nhựa phế thải nhiều so với hai tỷ lệ còn lại.

Khối lượng hạt nhựa nguyên sinh sử dụng ít thì giá thành sản phẩm thấp bên cạnh đó sử dụng nhiều hạt nhựa phế thải có thể giải quyết các vấn đề môi trường. Vậy với chỉ số chảy của nhựa HDPE thì tỷ lệ 40% vHDPE và 60% rHDPE là tối ưu nhất.

Tỷ lệ

Tên chỉ tiêu 40%/60% 50%/50% 60%/40%

3.6.3.Độ bền kéo đứt 3.6.3.1.Định nghĩa

Phương pháp đo độ bền kéo dùng để xác định tính chất cơ lý của mẫu nhựa đã lưu hóa và vật liệu có tính đàn hồi. Các tính chất cơ lý thông dụng là: độ kháng đứt, độ biến dạng đứt, độ kháng xé, độ chịu nén.

Việc kiểm tra cơ tính của mẫu sẽ bắt đầu từ việc chuẩn bị mẫu và kiểm tra mẫu. Phương pháp đo cơ tính dựa trên sự thống nhất của mẫu tiêu biểu. Phương pháp đo độ bền kéo của mẫu được thiết lập sau khi mẫu ban đầu không chịu ứng suất kéo được kéo dãn đến một giới hạn nhất định bắt đầu xuất hiện vết đứt. Việc kiểm tra mẫu, chỉ là một phần trong việc kiểm tra mẫu, chỉ có độ bền kéo không nói lên được toàn bộ tính chất của sản phẩm.

Độ bền kéo phụ thuộc vào các yếu tố sau: nhiệt độ, tốc độ kéo, độ ẩm, điều kiện mẫu trước khi kiểm tra…Do đó cơ tính của vật liệu chỉ nên được so sánh với trong cùng điều kiện kiểm tra. Nhiệt độ và tốc độ kéo ảnh hưởng quan trọng đến độ bền kéo nên phải được kiểm tra trong quá trình kiểm tra.

3.6.3.2.Thiết bị kiểm tra

Máy dùng để kiểm tra độ bền kéo mẫu gồm hệ thống hai ngàm kẹp mẫu có thể di chuyển theo phương thẳng đứng để thực hiện tác dụng kéo dãn hoăc nén ép mẫu.

Vận tốc kéo mẫu có thể thay đổi được trong một khoảng khá rộng, theo quy định thường được chọn là 450 – 500 mm/phút chọn khoảng cách tối thiểu là 750 mm. Dưới tác dụng của lực kéo, mẫu sẽ bị kéo dãn ra và cuối cùng bị đứt. Tại các thời điểm quy định ra các kết quả phản ánh các tính chất cơ lý thông dụng của mẫu nhựa.

Hình 3.10: Máy đo độ bền kéo

3.6.3.3.Mẫu kiểm tra

Mẫu dùng để đo và phương pháp được áp dụng theo tiêu chuẩn ASTM412, mẫu đo thông dụng là 3 mẫu có dạng quả tạ được cắt bằng dao cắt chuẩn từ một tấm phẳng nhựa đã được lưu hóa trong khuôn ép với bề dày không nhỏ hơn 1,3 mm và không lớn hơn 2,7 – 3,3 mm. Nếu mẫu đo dày quá khác biệt sẽ cho kết quả đo không thể so sánh được.

Dùng dao cắt chuẩn để cắt từ tấm phẳng ra ba dạng quả tạ. Lưu ý để dao cắt ở vị trí cắt không quá sâu có thể làm hỏng dao cắt. Luôn luôn lót một tấm bìa cứng bên dưới mẫu trong khi chỉnh dao và cắt mẫu. Sau khi tháo dao ra khỏi máy cắt cần phải đặt dao vào hộp bảo vệ, không tùy tiện để dao cắt trên các mặt thép cứng vì có thể làm hỏng dao cắt.

Hình

Một phần của tài liệu Luận văn Nghiên cứu đề xuất công nghệ thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả tái chế nhựa HDPE và LDPE và xác định những tác động của công nghệ tái chế đến môi trường (Trang 61 - 63)