Nguyên liệu nhựa phế thải và hệ thống thu mua phế liệu

Một phần của tài liệu Luận văn Nghiên cứu đề xuất công nghệ thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả tái chế nhựa HDPE và LDPE và xác định những tác động của công nghệ tái chế đến môi trường (Trang 37 - 38)

c. Nguy cơ cháy nổ

2.1.7.5Nguyên liệu nhựa phế thải và hệ thống thu mua phế liệu

Thuận lợi

trong khoảng 300 − 6000 đ/kg. So với các loại nguyên liệu chính phẩm thì nguyên liệu thứ phẩm nhất là những nguyên liệu có nguồn gốc từ chất thải có giá rẻ hơn rất nhiều và đây chính là một trong những lợi thế nhất định của nguyên liệu tái chế.

Hệ thống thu mua phế liệu hoạt động hiệu quả với mạng lưới đa cấp, địa bàn thu mua rộng khắp, tính đa dạng, linh hoạt cao và thu mua triệt để các chất thải có thể tái chế.

− Khó khăn

Hệ thống thu mua nhựa phế liệu gồm nhiều cơ sở nhỏ lẻ. Đây là một thế mạnh nhưng cũng là một nhược điểm gây khó khăn cho hoạt động tái chế chất thải nói chung và tái chế nhựa nói riêng. Nhựa phế thải được thu mua từ rất nhiều nguồn, thành phần và chất lượng rất khác nhau do không có sự quản lý đồng bộ, các cơ sở thu mua chất thải chỉ làm công đoạn phân loại mà không theo một qui định nào nên chất lượng nguyên liệu đầu vào cho các cơ sở tái chế không đồng nhất. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho công đoạn tái chế vì phải điều chỉnh các điều kiện tái chế cho phù hợp với từng loại nguyên liệu đầu vào. Quan trọng hơn, chính điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm tái chế.

Mặt khác sản phẩm tái chế vẫn còn lẫn nhiều tạp chất, nhựa và nylon phế thải, đặc biệt là từ rác sinh hoạt không được phân loại ngay từ nguồn nên thường lẫn nhiều tạp chất, thường là lẫn rác thực phẩm, đất cát. Điều này gây khó khăn cho công việc tái chế vì phải trải qua nhiều công đoạn làm sạch và tách các thành phần. Nếu không được làm sạch cẩn thận, các tạp chất này ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm nhựa tái chế.

Nhìn chung, cũng như các loại phế thải khác nguồn cung cấp nhựa phế thải không ổn định về số lượng và chất lượng do phụ thuộc vào quá trình phát sinh chất thải của quá trình sản xuất và sinh hoạt. Chính sự phụ thuộc này làm cho ngành tái chế chất thải nói chung và ngành tái chế nhựa nói riêng khó có thể lên được kế hoạch sản xuất cụ thể và không dám mở rộng qui mô tái chế, đây là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của ngành tái chế.

Một phần của tài liệu Luận văn Nghiên cứu đề xuất công nghệ thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả tái chế nhựa HDPE và LDPE và xác định những tác động của công nghệ tái chế đến môi trường (Trang 37 - 38)