Tổng quan công nghệ hiện có quá trình sản xuất nhựa của Nhà máy Nhựa Sài Gòn

Một phần của tài liệu Luận văn Nghiên cứu đề xuất công nghệ thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả tái chế nhựa HDPE và LDPE và xác định những tác động của công nghệ tái chế đến môi trường (Trang 28 - 33)

Sài Gòn

a. Giai đoạn tái chế

Nhựa phế liệu thải ra từ khâu sản xuất sẽ được tận dụng làm nguồn nguyên liệu đầu vào, sau đó được đưa vào máy nghiền để tạo ra thành những phần nhỏ có kích thước

khác nhau và tiếp tục được đưa vào kết hợp với nhựa nguyên sinh để tạo ra những sản phẩm theo mong muốn.

Hình ảnh nhựa phế và quy trình nghiền được thể hiện trong Hình 2.11; Hình 2.12; Hình 2.13.

Hình 2.11. Nhựa phế thải sẽ là nguyên liệu đầu vào cho quy trình sản xuất nhựa.

Hình 2.12. Giai đoạn nghiền nhựa phế. Hình 2.13 Nhựa phế sau khi được nghiền.

b. Giai đoạn tạo hạt

Nhựa phế thải được kết hợp với nhựa nguyên sinh để tạo ra những hạt nhựa tái chế trước khi đưa vào công đoạn tạo hình thành phẩm và quy trình được thể hiện trong Hình 2.14; Hình 2.15; Hình 2.16.

Hình 2.14 Quy trình tạo hạt nhựa tái chế của nhà máy Nhựa Sài Gòn.

Hình 2.15 Đóng thành phẩm. Hình 2.16 Hạt nhựa tái chế.

c. Giai đoạn hình thành sản phẩm

Quy trình tạo thành phẩm và một số sản phẩm mới của nhà máy Nhựa Sài Gòn được thể hiện trong Hình 2.17; Hình 2.18 và Hình 2.19.

Hình 2.17 Quy trình tạo thành phẩm.

Hình 2.19 Một số mẫu sản phẩm nhựa mới của nhà máy Nhựa Sài Gòn.

Pallet nhựa Két bia

Xe hơi điện Xe thu gom rác

Hình 2.20: Các sản phẩm điển hình của nhà máy Nhựa Sài Gòn.

2.1.5. Vấn đề môi trường tại các cơ sở tái chế nhựa

Thực tế cho thấy tất cả các cơ sở thu gom, phân loại và xay nhựa đều có qui mô nhỏ, diện tích sản xuất nhỏ (từ 10-100m2), mặt bằng sản xuất được tận dụng ở tầng trệt

hoặc các khoảng trống trong nhà ở. Nhựa phế liệu được thu gom từ các vựa ve chai về chất ngay trong nhà ở và các khoảng trống trên lối đi.

Vì vậy, không gian sinh hoạt hết sức chật chội và ô nhiễm. Với công nghệ sản xuất cũ kỹ và lạc hậu như trên, tình trạng ô nhiễm môi trường sống rất lớn và nguy cơ xảy ra sự cố cháy nổ cũng có thể xảy ra.

Theo báo cáo hiện trạng tái chế nhựa trên địa bàn TP.HCM đến nay có 97% cơ sở trong tổng số 473 cơ sở tái chế nhựa không có cán bộ chuyên trách về môi trường, chỉ có 13,4% cơ sở đóng phí về môi trường. Đặc biệt, 100% cơ sở không có hệ thống xử lý nước thải và 97% cơ sở không có hệ thống xử lý khí thải. Hiện tại, trên địa bàn TP.HCM có 1.022 cơ sở thu mua phế liệu, cơ sở tái chế nhựa và hơn 800 cơ sở sản xuất, gia công, kinh doanh nhựa từ nguồn nguyên liệu nhựa chính phẩm ở các quận 5, 6, 8, 11 và Tân Phú. Mỗi ngày chất thải rắn phát sinh khoảng 5.500 – 6.500 tấn, trong đó thành phần nhựa và nilon chiếm 10-20%. Tuy nhiên, do công nghệ tái chế của các cơ sở trên quá lạc hậu, thô sơ, nặng về thủ công nên gây nhiều tác động đến môi trường.

Một phần của tài liệu Luận văn Nghiên cứu đề xuất công nghệ thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả tái chế nhựa HDPE và LDPE và xác định những tác động của công nghệ tái chế đến môi trường (Trang 28 - 33)