CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.6.2.2. Phương pháp đo
Máy đo chỉ số chảy bao gồm một cái nòng được gia nhiệt và một piston. Tải trọng được đặt lên trên những piston để tạo áp lực lên khối nhựa chảy nhớt ở nhiệt độ cao, dòng nhựa sẽ thoát ra ngoài thông qua một đầu khuôn có kích thước nhỏ khoảng 2 mm.
Khối lượng nhựa chảy ra trong 10 phút gọi là chỉ số chảy, đơn vị là gam/10 phút (hay còn gọi là chỉ số MFI, viết tắt của Melt Flow Index). Chỉ số chảy liên quan đến độ nhớt của nhựa hay tính kháng dòng chảy ở một ứng suất và nhiệt độ cố định.
Chỉ số chảy được đo tuân theo 2 tiêu chuẩn chính là ASTM D1238 và ISO 1133, đây là hai chuẩn như nhau. Tuy nhiên một số chi tiết và thao tác đo khác nhau, nên nếu đem cùng loại nhựa đo lần lượt theo 2 tiêu chuẩn này thì kết quả sẽ khác nhau. Mỗi tiêu chuẩn đều có hai cách phân tích là: Một cách thì vận hành bằng tay, đem đi cân và tính kết quả.
Cách còn lại đơn giản hơn, không cần phải cắt theo thời gian cố định và cũng không cần cân gì cả, do đó dựa trên thể tích nhựa chảy ra. Thể tích của nhựa đùn ra được có một thể tích nhất định. Theo cấu trúc hình học của xylanh và đoạn đường đi của piston trong một khoảng thời gian, nên thu được vận tốc một thể tích chảy trong một thời gian ml/10 phút. Từ giá trị này, dựa vào tỷ trọng của nhựa thì máy tự động suy ra được chỉ số chảy của nhựa. Thuận lợi của cách thứ hai so với cách thứ nhất là có thể lấy 20, 30, 40 số liệu trong một lần đo, và tính toán kết quả theo một quy tắc thống kê. Tuy nhiên, kết quả không còn đúng nếu như có xuất hiện của bọt khí hay những chất bẩn trong mẫu nhựa chảy ra. Thuận lợi thứ hai là số liệu ít bị sai số bởi thao tác người đo, vì vậy nên kết quả sẽ đúng và độ lặp lại cao hơn.