CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.2. GIỚI THIỆU VỀ TỪNG LOẠI NHỰA
Ở những nước công nghiệp, có hàng trăm loại nguyên liệu nhựa có giá trị thương mại. Ở những nước có nền kinh tế kém phát triển, nhựa được sử dụng ít hơn ở những nước công nghiệp. Ở cả những nước kém phát triển và những nước công nghiệp, có 5 loại nhựa tái chế thông thường là: polyethlene(PE), polypropylene (PP), polystyrene (PS) và polyvinyl Chloride (PVC) và Polyethylene Terephthalate (Pet ) Chúng được phân loại theo tính chất, thành phần và phương thức sản xuất.
• Polyethylene (PE)
Có 2 loại chính của Polyethlene (PE) là: Polyethlene tỉ trọng thấp (LDPE) và Polyethlene tỉ trọng cao (HDPE).
LDPE thì mềm, dẻo, dễ cắt giống như là sáp nến. Nó trong suốt khi ở dạng mỏng và có màu trắng sữa khi dày, trừ khi cho thêm màu. LDPE được sử dụng làm túi mỏng, bao tải hoặc nấm phủ, chai nhựa, hộp đựng thức ăn, các ống nhựa dẻo, vật dụng trong nhà như: xô, chén bát, đồ chơi…
HDPE thì dai và cứng hơn và nó có màu trắng sữa, nó được dùng làm túi xách và giấy bao công nghiệp, chai uống nước các loại chai đựng hóa mĩ phẩm đồ chơi, thùng rác và các vật dụng trong nhà khác…
• Polypropylene (PP)
PP thì cứng hơn PE và sắc bén hơn khi bị vỡ ra. Được sử dụng làm ghế, các dụng cụ gia đình chất lượng cao như: bình acqui, vali, thùng đựng rượu, sọt, ống nước, máy móc, dây cáp, lưới, dụng cụ phẫu thuật, bình sữa em bé, thùng đựng thức ăn…
• Polyethylene Terephthalate (Pet )
Pet là một polymebans kết tinh (mờ) được tổng hợp từ phản ứng trùng ngưng. Monomercuar nó có thể được tổng hợp bằng phản ứng ester hóa giữa terephtalicacid và ethleneglycol (sản phẩm phụlà nước)
Bảng 3.1: Tính chất cơ lý của nhựa Pet
Tính chất Đơn vị Điều kiện đo Giá trị
Nhiệt độ chuyển thủy tinh hoá Tc
K DSC 342-388
Nhiệt độ chảy Tm K DSC 538
Ứng suất đứt (khi kéo) MPa Kéo 50
Modul Young MPa 1700
Độ dãn tối đa % Kéo 180
Độ dãn (khi chảy) % Kéo 4
Độ bền va đập J/m Khắc IZOD-ASTMD-
256-86
90
Độ cứng Rockwell R105
Độ thấm nước % Sau 24h 0.5
(Nguồn: Nguyễn Văn Dán, Công nghệ vật liệu mới - NXB ĐH Quốc Gia Tp.HCM)
• Polystyrene ( PS)
Ở dạng thô Polypropylene thường dễ gãy và trong suốt. Nó thường được trộn với các nguyên liệu khác để đạt được những đặc tính mong muốn. Polystyrene chất lượng cao (HIPS) được tạo ra bằng cách cho thêm cao su vào. Polystyrene ở dạng bột thường được chế tạo bằng cách kết hợp với một chất khác được thổi vào trong suốt
quá trình sản xuất. PS được sử dụng để sản xuất những dụng cụ nhà bếp trong suốt, rẻ tiền như đèn trang trí, chai lọ, đồ chơi, thùng đựng thức ăn…
• Polyvinyl chloride (PVC)
Polyvinyl chloride thì cứng và dễ gãy, trừ khi cho thêm vào chất làm mềm. Thông thường PVC thường dùng làm các loại chai lọ, bao đóng gói trong suốt, tấm phủ mỏng, ống nước máng xối, khung cửa sổ, bảng hiệu.. nếu cho thêm chất làm mềm dẻo thì nó sẽ là PPVC (Plasticized Polyvinyl Chloride). PPVC mềm, dễ uốn và ít bị gãy hơn, được dùng để làm các sản phẩm thổi phồng như: trái banh, ống phun nước, vòi sen, giày dép, áo mưa, vỏ bọc dây cáp….