CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.6.4.3. Kết quả phân tích độ dãn dài của nhựa LDPE Tỷ lệ
nhau
Theo phương pháp thử ASTM –D638 thì độ dãn dài của nhựa HDPE cho phép là 200 – 400%. Qua hình 3.15 ta thấy ở mỗi tỷ lệ vHDPE và rHDPE khác nhau thì tương ứng với một độ dãn dài khác nhau. Độ dãn dài của nhựa HDPE tăng dần theo tỷ lệ phần trăm nhựa tái chế giảm và nguyên sinh tăng. Có hai tỷ lệ phối trộn nằm trong giới hạn tuy vậy, ở tỷ lệ 40% : 60% thì khối lượng nhựa nguyên sinh ít và nhựa phế thải nhiều so với hai tỷ lệ còn lại. Khối lượng hạt nhựa nguyên sinh sử dụng ít thì giá thành sản phẩm thấp bên cạnh đó sử dụng nhiều hạt nhựa phế thải có thể giải quyết các vấn đề môi trường.
Vậy với chỉ số dãn dài của nhựa HDPE thì tỷ lệ 40% vHDPE và 60% rHDPE là tối ưu nhất.
Khi độ dãn dài của nhựa càng cao thì sản phẩm tạo thành dễ uốn và tạo hình theo mong muốn.
3.6.4.3. Kết quả phân tích độ dãn dài của nhựa LDPE Tỷ lệ Tỷ lệ
Tên chỉ tiêu 40%/60% 50%/50% 60%/40%
Hình 3.16: Kết quả độ dãn dài hỗn hợp vLDPE/rLDPE thể hiện qua các tỷ lệ khác nhau
Theo phương pháp thử ASTM –D638 thì độ dãn dài của nhựa LDPE cho phép là 400 – 600%. Qua hình 3.16 ta thấy ở mỗi tỷ lệ vLDPE và rLDPE khác nhau thì tương ứng với một độ dãn dài khác nhau. Độ dãn dài của nhựa LDPE tăng dần theo tỷ lệ phần trăm nhựa tái chế giảm và nguyên sinh tăng. Có hai tỷ lệ không nằm trong giới hạn. Vậy với chỉ số dãn dài của nhựa LDPE thì tỷ lệ 40% vLDPE và 60% rLDPE là tối ưu nhất.
Khi độ dãn dài của nhựa càng cao thì sản phẩm tạo thành dễ uốn và tạo hình theo mong muốn.