Khái quát:

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH (Trang 85 - 87)

III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH

3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

3.2.1. Khái quát:

Vùng Bắc Trung Bộ nằm ở vị trí trung gian của đất nước, bao gồm 6 tỉnh và thành phố tương đương cấp tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, với diện tích: 34,7 nghìn km2, chiếm 10,5% diện tích cả nước. Dân số năm 2007 là: 6,2 triệu người, chiếm 7,3% dân số cả nước. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp Bình Định, phía Tây giáp Lào, phía Đông giáp biển Đông.

Nằm trên một mảnh đất đầy biến động trong suất chiều dài lịch sử, có lẽ không một vùng nào trên nước ta có nhiều nét tương phản sâu sắc cả về tự nhiên lẫn kinh tế xã hội, lịch sử.

Hình thành và phát triển trên một địa bàn phức tạp do các hiện tượng giao lưu chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam; giữa hai đơn vị kiến tạo lớn, và là nơi gặp gỡ giữa hai luồng thực vật di cư từ Himalaya qua Vân Nam lan xuống và từ Malaixia lên, đã tạo cho thiên nhiên vùng này một sắc thái độc đáo, muôn hình muôn vẻ. Khoảng 4/5 diện tích của vùng là đồi núi và cồn cát bị chia cắt mạnh, thành những vùng nhỏ hẹp, độ dốc lớn. Đi trên đường quốc lộ nhìn về phía Tây dãy Trường Sơn kéo dài như một bức tường với độ cao trung bình 600m – 800m. Dãy Trường Sơn không chỉ chạy song song với biển mà thỉnh thoảng lại đam ngang một nhánh ra biển như Hoành Sơn, Bạch Mã, tạo nên cảnh trí đẹp như huyền thoại với Đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”, và Hải Vân được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Nằm ở mảnh đất chiều ngang hẹp nhất nước, có nơi chỉ 60km, phía Tây là dãy Trường Sơn chạy dọc song song với biển nên đồng bằng không thể phát triển theo chiều ngang, những cồn cát và đụn cát lẫn sâu vào đất liền, bờ biển nhiều đầm phá. Khí hậu của vung này cũng rất phức tạp

Dãy Hoành Sơn, Bạch Mã do đâm ngang ra biển nên đã trở thành những ranh giới khí hậu thực sự, tạo nên những nét khí hậu khác biệt giữa Nghệ Tĩnh và Quảng Bình, giữa Huế và Đà Nẵng, mặc dù khoảng cách không xa.Nghệ Tĩnh mang khí hậu của miền Bắc, Quảng Bình đã mang những nét khí hậu của miền Nam. Huế đã có một thời kỳ mưa liên miên “trắng đất trắng trời”, Đà Nẵng thì chói chang ánh nắng và hầu như không có gió mùa đông. Vùng du lịch này cùng chịu ảnh hưởng không ít của thiên tai bão lụt và gió lào khô nóng.

Do ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết khí hậu, khí hậu, địa hình nên đã tạo cho sông ngòi của vùng này ngắn dốc, một lớp phủ thực vật rừng phong phú với nhiều loại gỗ quí như ngụ, táu. Dưới độ cao 800m là loại rùng thường xanh mưa mùa nhiệt đới. Thảm cỏ dại dưới rùng luôn ẩm ướt và đầy gai. Dưới tán rùng là cả một thế giới động vật vẫn còn được bảo tồn với nhiều loại quí hiếm. Biển ở vùng du lịch Bắc Trung Bộ có nhiều bãi cát phẳng, sạch đẹp vào loại nhất nước ta. Trong lòng biển là cả một nguồn hải sản phong phú, một nguồn

thực phẩm dồi dào. Cồn Cỏ, quẩn đảo Trường Sa, cù lao Chàm là những địa danh nổi tiếng.

Do đồng bằng nhỏ hẹp, bình quân lương thực vùng này thấp nên vùng này thường thiếu lương thực. Bù lại thiếu hụt đó, kinh tế biển, kinh tế rừng, du lịch là các thế mạnh đang được khai thác phát triển có hiệu quả kinh tế cao là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng.

Có thể nói Bắc Trung Bộ là vùng có vị trí địa lý hết sức đặc biệt. Đây chính là cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam, giữa nước bạn Lào, Cămphuchia biển Đông rộng lớn. Lại có các tuyến giao thông huyết mạch chạy qua nên vùng có điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.

Đây là vùng mà tất cả các tỉnh đều giáp biển. Đây là lợi thế mà không phải vùng nào cũng có được.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)