Tiểu vùng DL Đông Nam Bộ

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH (Trang 132 - 141)

II .Á VÙNG DU LỊCH NAM BỘ

4. Tiểu vùng DL Đông Nam Bộ

a) Trung tâm tiểu vùng: TP. HCM. Không chỉ là trung tâm DL của tiểu

vùng DL ĐNB mà còn là lực hút quan trọng của toàn vùng DL NTB và NB, là nơi thu hút được lượng khách quốc tế lớn nhất trong cả nước.

b) Trung tâm phụ:

+ TP. Vũng Tàu - điểm DL thu hút lượng khách DL nội địa thuộc loại lớn nhất cả nước, đem lại nguồn thu từ du lịch rất lớn cho tiểu vùng DL ĐNB.

+ TP. Biên Hòa. + Thị xã Tây Ninh. + Thị xã Sa Đéc.

Trong tiểu vùng DL ĐNB, tam giác tăng trưởng DL là TP. HCM – Biên Hòa – Vũng Tàu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi sự phong phú về tài nguyên

DL, bởi thị trường DL vào loại lớn nhất Việt Nam, bởi sự đảm bảo các điều kiện về hạ tầng cơ sở và CSVCKT.

c) Sản phẩm DL đặc trưng:

+ Nghỉ dưỡng, tắm biển. + Tham quan nghiên cứu. + Thể thao.

+ Vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần. + Hội nghị, hội thảo.

+ Lễ hội tín ngưỡng.

d) Hướng khai thác chủ yếu:

+ DL nghỉ dưỡng biển. + DL cuối tuần.

+ DL tham quan nghiên cứu. + DL sinh thái.

+ DL thể thao.

+ DL hội nghị, hội thảo. + DL quá cảnh.

+ DL hành hương, lễ hội.

5. Tiểu vùng DL Tây Nam Bộ (Đồng bằng Sông Cửu Long)

a) Trung tâm tiểu vùng: TP. Cần Thơ - là thủ phủ của vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long. Mang trong mình vẻ đẹp bình dị, nên thơ của làng chài, sông nước, đặc biệt thu hút được sự tìm tòi, khám phá của du khách quốc tế.

b) Trung tâm phụ: Thị xã Rạch Giá, Sa Đéc, Cà Mau, Bến Tre.

c) Sản phẩm DL tiêu biểu:

+ Tham quan nghiên cứu. + Hành hương, lễ hội. + Nghỉ dưỡng tắm biển.

d) Hướng khai thác chủ yếu:

+ DL tham quan nghiên cứu. + DLST.

+ DL hành hương, lễ hội. + DL nghỉ dưỡng tắm biển. + DL thể thao.

+ DL hội nghị, hội thảo.

6.Các điểm, tuyến DL chủ yếu trong vùng.

a) Các điểm DL

* Các điểm DL có ý nghĩa quốc gia và quốc tế - Các di tích văn hóa – lịch sử:

Tiểu vùng Điểm du lịch Địa chỉ

Đông Nam Bộ

- Rừng Sác Cần Giờ TP. Hồ Chí Minh

- Bảo tàng chiến tranh Việt Nam TP. Hồ Chí Minh

- Bảo tàng lịch sử Việt Nam TP. Hồ Chí Minh

- Bến Nhà Rồng TP. Hồ Chí Minh

- Địa đạo Củ Chi TP. Hồ Chí Minh

- Hội trường Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh

- Chùa Bà Thiên Hậu TP. Hồ Chí Minh

- Chùa Giác Lâm TP. Hồ Chí Minh

- Chùa Tổ Đình Giác TP. Hồ Chí Minh

- Chùa Phụng Sơn TP. Hồ Chí Minh

- Chùa Vĩnh Nghiêm TP. Hồ Chí Minh

- Côn Đảo BR - VT

- Mộ cổ Hàng Gòn Đồng Nai

Đánh giá chung: đây là những điểm du lịch độc đáo, hấp dẫn và có ý nghĩa sâu sắc về mặt lịch sử, không chỉ đối với người Việt Nam mà còn đối với bạn bè thế giới. Hàng năm, những điểm du lịch này thu hút được số lượng lớn khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử đất nước và nền văn hóa lâu đời của con người Việt Nam. Đối với các khu DL này cần phải tiến hành khai thác một cách hợp lý, góp phần tích cực vào quá trình phát triển DL vùng DL NTB và NB nói riêng và cả nước nói chung.

Các điểm du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái

Tiểu vùng Điểm du lịch Địa chỉ

Đông Nam Bộ

- VQG Nam Cát Tiên Đồng Nai

- Hồ Trị An Đồng Nai

- Hồ Dầu Tiếng Tây Ninh

- Núi Bà Đen Tây Ninh

- TP. Vũng Tàu BR-VT

- Long Hải-Phước Hải BR-VT

Tây Nam Bộ

- TP. Cần Thơ Cần Thơ

- Núi Sam An Giang

- Cà Mau Cà Mau

- Phú Quốc Kiên Giang

Đánh giá chung: Vùng du lịch NTB và NB là vùng du lịch quan trọng và giàu có của nước ta, được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo, hấp dẫn, có đầy đủ các dạng địa hình từ núi, cao nguyên đến đồng bằng. Đặc biệt, tiểu vùng du lịch Tây Nguyên còn được tạo hóa ban tặng hệ thống thác nước, hồ nước vô cùng đẹp, có một không hai ở nước ta. Chính vì vậy, nó có sức hút rất lớn đối với du khách, nhất là du khách đi nghỉ ngơi, thư giãn.

Các điểm DL có ý nghĩa vùng và địa phương

Địa chỉ Điểm du lịch

TP.HCM - Vườn cò Thủ Đức, khu DL Suối Tiên, CV Đầm Sen

Đồng Nai - Sông Đồng Nai, khu DL Bửu Long

Bình Dương - Khu DL Sóc Xiêm

Bình Phước - Vườn cây Lái thiêu

Tây Ninh - Thỏnh thất Cao Đài

BR-VT - Suối nước nóng Bình Châu

Long An - Rừng tràm, sông Vàm Cỏ

Tiền Giang - Chợ nổi Cái Bè, cù lao Tân Phong

Vĩnh Long - Khu DL Trường An

Bến Tre - Di tích Đồng Khởi, sân chim Ba Tri

Đồng Tháp - Mộ cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, vườn cò Tháp Mười

Cần Thơ - Bến Ninh Kiều

An Giang - Khu di tích đồi Tức Dục, nhà lưu niệm Bác Tôn

Đánh giá chung: hầu hết các điểm DL trên chỉ phục vụ cho hoạt động DL nghỉ ngơi cuối tuần, tham quan của khách du lịch nội vùng hay nội tỉnh. Tuy nhiên nó cũng đang phát huy được hiệu quả, ngày càng thu hút được đông đảo khách DL tới tham quan.

b) Tuyến DL

* Tuyến DL quốc gia:

- Tuyến DL TPHCM – Biên Hòa – Vũng Tàu: đây là tuyến DL có ý nghĩa

đặc biệt quan trọng, xuyên suốt tam giác tăng trưởng DL TP. HCM - Đồng Nai – Vũng Tàu. Nơi đây tập trung nhiều sản phẩm DL hấp dẫn và có những điều kiện về CSHT, CSVCKT vào loại tốt nhất cả nước hiện nay.

Các điểm DL chính trên tuyến này: khu DL Suối Tiên, chùa Một Cột, sân golf (Thủ Đức), cảnh quan sông Đồng Nai, Cù Lao Phố, Tân Vạn, làng lưới Tân Triều, các làng gốm, sơn mài ở Biên Hoà và biển Vũng tàu, khu DLST Cần Giờ,…

- Tuyến DL TPHCM – Biên Hòa - Đà Lạt – Phan Rang – Nha Trang: Là

tuyến DL hấp dẫn với các sản phẩm DL phong phú và đa dạng được xuất phát từ trung tâm DL vùng qua miền Đông lên vùng cao nguyên rồi xuống biển, nối 2 trung tâm DL vào loại lớn nhất cả nước là TP. HCM và Nha Trang – Ninh Chữ - Đà Lạt.

Các điểm DL của tuyến này bao gồm các điểm DL ở TP. HCM và Biên Hoà, VQG Nam Cát Tiên, thác Gugar – Bảo Lộc, thác Prenn, cảnh quan Đà Lạt, bãi biển Ninh Chữ, tháp Chàm Klong Grai (Phan Rang), biển Nha Trang, khu DL Dankia – Suối Vàng, hồ Tuyền Lâm, khu DL biển Văn Phong - Đại Lãnh,…

- Tuyến DL TPHCM – Biên Hòa – Phan Thiết – Nha Trang – Phú Yên – Quy

Nhơn: Đây là một phần của tuyến DL xuyên việt theo trục quốc lộ 1A dọc theo các tỉnh DHNTB với sản phẩm DL đặc trưng là DL biển: Quy Nhơn, Tuy Hoà, Nha Trang, Ninh Chữ, Phan Thiết - Mũi Né, Hàm Châu, Long Hải, Vũng Tàu…

- Tuyến DL TPHCM - Đà Lạt – Buôn Mê Thuột – Pleiku – Kon Tum: nối

trung tâm DL vùng với tiểu vùng DL Tây Nguyên với sản phẩm DL đặc thù là DLST và DL văn hóa.

- Tuyến DL TPHCM – Cần Thơ- Rạch Giá - Hà Tiên – Phú Quốc: là tuyến DL nối 2 trung tâm DL lớn là TP. HCM và phụ cận và trung tâm DL Rạch Giá - Hà Tiên – Phú Quốc. Sự phát triển của tuyến DL này cho phép khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng DL vùng DBSCL (DLST miệt vườn, sinh thái đất ngập nước, sinh thái rừng ngập mặn, sinh thái đảo…)

Các điểm DL hấp dẫn trên tuyến DL này gồm các điểm DL ở TP. HCM, các điểm DL miệt vườn Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Tam Nông, Phú Quốc, Đồng Tháp, Rạch Giá, Mũi Nai – Chùa Hang (Hà Tiên)…

* Các tuyến du lịch của vùng

- Tuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh – Nha Trang. - Tuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh - Đà Lạt.

- Tuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh – Đắc Lắc – Buôn Ma Thuột. - Tuyến du lịch nội thành TP. Hồ Chí Minh.

- Tuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu – Côn Đảo. - Tuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh - Đồng Nai.

- Tuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương. - Tuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh – Tây Ninh.

- Tuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh - đồng bằng sông Cửu Long – Cà Mau. - Tuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh – Hà Tiên – Phú Quốc.

*Các tuyến phối hợp với một số nước khác

- TP. Hồ Chí minh – Phu Kẹt – Băng Cốc (đi tàu biển, từ trên sông Mê Kông hoặc bằng đường hàng không).

- TP. Hồ Chí Minh – Phnôm Pênh (tàu biển hoặc máy bay) – Xiêm Riệp (máy bay hoặc tàu thuyền trên sông).

- TP. Hồ Chí Minh – Inđônêxia – Philippin –Singapore – Brunây (bằng tàu biển hoặc máy bay).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Tổng cục du lịch, Hà Nội - năm 2000.

2. Quy hoạch phát triển du lịch vùng Đông Bắc, Dự án quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội vùng Đông Bắc, (1996- 2000).

3. Quy hoạch du lịch quốc gia và vùng, PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ, Hà Nội - 2008.

4. Tổ chức lãnh thổ du lịch

5. Địa lý du lịch, Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên). 6. Non nước Việt Nam

7. Việt Nam đất nước con người

8. Trần Đức Thanh, Nhập môn Khoa học Du lịch, NXB ĐHQG HN, 2005 9. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Tổ chức lãnh thổ du lịch, NXB GD, 1998 10. Phạm Trung Lương, Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam,

NXB GD, 2001

11. Nguyễn Minh Tuệ, Địa lí du lịch, NXB TP HCM, 1997

12. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ & nnk, Địa lí KTXH ĐC, NXB ĐHSP, 2005 13. Trang web: - http://www.vietnamtourism.gov.vn

MỤC LỤC

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC LÃNH

THỔ VÀTỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH ... 2 I. DU LỊCH VÀ VAI TRÒ CỦA DU LỊCH ... 2 1. Khái niệm du lịch ... 2 2. Vai trò của du lịch ... 2 3. Các loại hình du lịch ... 3 II. TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH ... 4

1. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ kinh tế ... 4

2. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ du lịch ... 5

3. Vai trò của tổ chức lãnh thổ du lịch ... 6

4. Mục tiêu của tổ chức lãnh thổ du lịch ... 7

III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH 8 1.Tài nguyên du lịch ... 8

1.1. Quan niệm về tài nguyên du lịch ... 8

1.2. Phân loại tài nguyên du lịch ... 8

1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ... 9

1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ... 12

1.2.2.1. Khái niệm ... 12

1.2.2.2. Đặc điểm ... 12

1.2.2.3. Phân loại tài nguyên du lịch nhân văn: ... 13

2.6. Nhân tố chính trị ... 18

2.7. Đường lối, chính sách ... 20

2.8. Một số nhân tố khác ... 21

3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ... 21

3.1. Cơ sở hạ tầng ... 21

3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật ... 22

Chương 2: CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH ... 25

2.1. Hệ thống lãnh thổ du lịch ... 25

2.1.1. Một số quan niệm và đặc điểm của lãnh thổ du lịch ... 25

2.1.2. Cấu trúc bên trong của hệ thống lãnh thổ du lịch ... 26

2.2. Thể tổng hợp lãnh thổ du lịch ... 30

1.Khái quát chung ... 34

2.Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam ... 34

2.1.Điểm du lịch ... 34

2.1.1.Khái niệm ... 34

2.1.2.Đặc điểm ... 35

2.1.3.Phân loại điểm du lịch ... 35

3.1.4. Điều kiện và nhân tố hình thành điểm du lịch ... 37

3.1.5. Xác định vị trí điểm du lịch ... 38 2.2.Trung tâm du lịch ... 38 2.3.Tiểu vùng du lịch ... 39 2.4.Á vùng du lịch ... 39 2.5.Vùng du lịch ... 40 2.5.1.Khái niệm ... 40 2.5.2. Đặc điểm ... 40 2.6.Vùng du lịch và vấn đề phân vùng du lịch ... 41 2.6.1.Vùng du lịch ... 41 2.5.2. Đặc điểm ... 42 2.5.4. Vấn đề phân vùng du lịch ... 43

CHƯƠNG 3 SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ DU LỊCH VIỆT NAM ... 50

3.1. Vùng du lịch Bắc Bộ ... 51

3.1.1. Tài nguyên du lịch vùng du lịch Bắc Bộ ... 51

3.1.2. Khái quát hiện trạng vùng du lịch Bắc Bộ ... 64

3.1.3. Định hướng tổ chức lãnh thổ vùng du lịch Bắc Bộ ... 74

3.2. Vùng du lịch Bắc Trung Bộ ... 85

3.2.1. Khái quát: ... 85

3.2.2. Tài nguyên du lịch ... 87

3.2.2 Thực trạng hoạt động du lịch vùng Bắc Trung Bộ ... 100

3.2.3. Định hướng phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ ... 109

3.3. Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ ... 112

I. Á VÙNG DU LỊCH NAM TRUNG BỘ ... 113

1. Khái quát về lãnh thổ và vị trí đia lí ... 114

2.Tài nguyên du lịch ... 115

2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ... 115

2.1.2. Khí hậu ... 115

2.1.3. Thủy văn ... 116

2.1.4. Sinh vật ... 116

2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ... 117

3. Cơ hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch... 118

4. Tổ chức lãnh thổ du lịch của á vùng ... 119

4.1. Định hướng không gian ... 119

4.2. Tiểu vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ ... 119

4.3. Tiểu vùng du lịch Tây Nguyên ... 124

4.4. Các tuyến du lịch chủ yếu của á vùng ... 127

II. Á VÙNG DU LỊCH NAM BỘ. ... 128

1. Khái quát chung. ... 128

2. Các tài nguyên du lịch. ... 129

3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phực vụ du lịch.... 131

4. Tiểu vùng DL Đông Nam Bộ. ... 132

6. Các điểm, tuyến DL chủ yếu trong vùng. ... 134

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH (Trang 132 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)