Định hướng tổ chức lãnh thổ vùng du lịch Bắc Bộ

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH (Trang 74 - 85)

III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH

3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

3.1.3. Định hướng tổ chức lãnh thổ vùng du lịch Bắc Bộ

a. Cơ sở của việc tổ chức lãnh thổ du lịch vùng Bắc Bộ:

Tổ chức lãnh thổ du lịch là sự phân hoá không gian của du lịch căn cứ trên sự phân bố tài nguyên du lịch, các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch cùng các mối liên hệ với điều kiện phát sinh của ngành với các ngành khác, với các địa phương và rộng hơn, đối với các nước khác trong khu vực.

Tổ chức lãnh thổ du lịch là một bộ phận không thể tách rời với các định hướng của chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia và vùng, với các định hướng khoa học công nghệ và các yêu cầu của an ninh quốc phòng.

Trong vùng du lịch Bắc Bộ có sự khác nhau về số lượng, chất lượng tài nguyên và sự kết hợp cá dạng tài nguyên trong lãnh thổ của vùng. Đồng thời, cũng có sự khác nhau về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật ngành du lịch và trung tâm tạo vùng. Đó là các yếu tố tạo nên sự khác nhau trong việc hình thành, phát triển và cấu trúc chuyên môn hoá của từng địa phương trong vùng. Sức hấp dẫn của các vùng khác nhau bởi sự đa dạng phong phú của tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật. Bên cạnh đó cần nói đến một yếu tố rất quan

trọng, đó là trung tâm tạo vùng. Một lãnh thổ có thể có nhiều tài nguyên, song nếu thiếu sức hút của một trung tâm tạo vùng thì lãnh thổ ấy không có khả năng tập hợp quanh mình các lãnh thổ lân cận dể tạo thành một vùng du lịch. Trung tâm tạo vùng phải có nguồn tài nguyên phong phú, được sử dụng ở mức rất cao và cơ sở hạ tầng cũng như cơ sở vật chất kĩ thuật tương ứng để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Đối với vùng du lịch Bắc Bộ, các trung tâm tạo vùng có nhiều loại, trung tâm tạo vùng lớn để phân vùng du lịch trong cả nước như Hà Nội, hoặc trung tâm nhỏ hơn đê phân chia thành các tiểu vùng du lịch như Hạ Long, Hải Phòng..

b. Tổ chức lãnh thổ vùng du lịch Bắc Bộ

Vùng du lịch bắc bộ gồm 28 tỉnh từ Hà Giang đến Hà Tĩnh với tổng diện tích tự nhiên là 149.046 km2. Với sự đồng nhất nhất định trong các lãnh thổ nằm gần kề nhay và sự khác biệt so với các lãnh thổ khác về mặt tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn và các điều kiện cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật khác, vùng du lịch này được chia ra làm 5 tiểu vùng sau.

Tiểu vùng Các tỉnh Trung tâm của tiểu

vùng TV du lịch Trung tâm Các tỉnh ĐBSH và Phú Thọ, Hoà Bình, Thanh Hoá Thủ đô Hà Nội

TV Duyên hải Đông Bắc Hải Phong, Quảng Ninh TP Hạ Long

TV Miền núi Đông bắc

Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang,

Thái Nguyên, Bắc Cạn

TP Lạng Sơn

TV Miền núi Tây Bắc Lào Cai, Lai Châu, Yên

Bái, Sơn La TP Điện Biên Phủ

TV DL Nam Bắc Bộ Nghệ An, Hà Tĩnh TP Vinh

Trong đó mỗi tiểu vùng có sự độc lập và thống nhất về tài nguyên và hướng phát triển du lịch, cụ thể như sau:

*. Trung tâm du lịch vùng - Thủ đô Hà Nội

Thủ đô Hà Nội bên cạnh chức năng là một trung tâm hành chính- chính trị, kinh tế văn hoá của cả nước, đã sớm hình thành một trung tâm du lịch lớn

Nằm ở trung tâm của vùng du lịch bắc bộ, giữa vùng đồng bằng phù sa châu thổ nổi tiếng màu mỡ, trù phú, Hà Nội là đất ngàn năm văn vật, có lịch sử và nền văn hoá lâu đời, có nhiều danh lam thắng cảnh, có nhiều di tích và danh nhân lịch sử văn hoánổi tiếng, lại có cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tương đối phát triển nên có sức hấp dẫn du lịch trong và ngoài nước.

Thủ đô Hà Nội có vị trí đặc biệt quan trọng đối với vùng du lịch Bắc Bộ như một trung tâm tạo vùng bởi trước hết bản thân Hà Nội có tiềm năng du lịch phong phú và có nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác tốt các tiềm năng đó.

Hà Nội là một thành phố cổ kính, kể từ khi chính thức được chọn làm thủ đô (năm 1010) cho đến nay đã gần 1.000 năm. Đặc biệt Hà Nội là nơi hội tụ của các di tích lịch sử văn hoá, kiến trúc và các lễ hội truyền thống, thủ đô Hà Nội được coi là địa phương có tiềm năng du lịch nhân văn lớn nhất trong cả nước.

Là cửa khẩu quốc tế vào loại lớn nhất ở nước ta và là đầu mối giao thông quan trọng, có các phương tiện thuận lợi toả đi khắp mọi vùng của đất nước, Hà Nội có vị trí hết sức thuận lợi trong giao lưu phát triển du lịch với các vùng trong cả nước, giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của Hà Nội trong những năm gần đây đã được chú ý đầu tư phát triển cả về lượng và về chất để đáp ứng những yêu cầu của sự phát triển du lịch thủ đô.

Cùng với sự phát triển hệ thống khách sạn, các cơ sở dịch vụ du lịch cùng phát triển nhanh chóng, đặc biệt là hệ thống các nhà hàng ăn uống.

Với những đặc điểm về tài nguyên và vị trí của mình Hà Nội đã nhanh chóng trở thành một trung tâm du lịch, một cực hút lớn có tác dụng kết gắn chặt chẽ giữa các điểm du lịch, các tiểu vùng du lịch thành một thể thống nhất hoàn chỉnh.

Với tư cách là trung tâm vùng du lịch Bắc Bộ, Hà Nội đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển du lịch cả nước và có mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ với các vùng du lịch khác thông qua các trung tâm của các vùng đó. Khách du lịch quốc tế đến Hà Nội rồi từ đó đến với các vùng du lịch khác qua các trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, Huế và Đà Nẵng và ngược lại.

Bên cạnh đó thủ đô Hà Nội như một trung tâm du lịch lớn trong mạng lưới các tuyến, điểm du lịch quốc gia có mối quan hệ trực tiếp với các điểm du lịch lớn có ý nghĩa quốc gia và quốc tế trong cả nước. Các tuyến du lịch xuyên Việt là sợi chỉ gắn kết thủ đô Hà Nội với các điểm du lịch đó và ngược lại.

Tiểu vùng du lịch trung tâm với đại bộ phận diện tích là đồng bằng và đồi núi trung du Bắc Bộ có địa hình thấp.

Các dãy núi đá vôi còn là nơi có nhiều hang động Karst đẹp và có sức hấp dẫn lớn như ở khu vực Hương Sơn (Hà Nội), Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình)… Tiểu vùng du lịch trung tâm được đánh giá là một trong những khu vực có tiềm năng du lịch rất lớn, đa dạng và phong phú. Ngoài các tiềm năng tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú về địa hình núi, hang động, vườn quốc gia, nước khoáng, các bãi biển và sân chim, đây còn là nơi tập trung rất cao về số lượng các di tích lịch sử - văn hoá, trong đó có nhiều di tích được đánh giá là đặc biệt quan trọng, có sức hấp dẫn lớn đối với hoạt động du lịch.

2.2. Tiểu vùng du lịch duyên hải Đông Bắc

Tiểu vùng du lịch duyên hải Đông Bắc là nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch phong phú và đặc sắc mà tiêu biểu nhất phải kể đến là Vịnh Hạ Long – di sản thiên nhiên thế giới với trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có nhiều hang động đẹp vốn đã nổi tiếng từ lâu đời như hang Đầu Gỗ, hang Bồ Nâu, hang Trinh Nữ, hang Sửng Sốt… Bãi Cháy với đảo Tuần Châu là nơi nghỉ mát lý tưởng có tiếng từ những năm cuối thế kỷ XVI. Bãi Cháy còn là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hoá, đáng chú ý nhất là di chỉ Bãi Cháy của người Việt Cổ, chùa Long Tiên dưới chân núi Bài Thơ, đền thờ Trần Quốc Nghiên (đền Đức Ông)…

Với chiều dài bờ biển trên 200km, Tiểu vùng du lịch duyên hải Đông Bắc có nhiều bãi tắm vốn đã nổi tiếng như Trà Cổ, Bãi Cháy, Đồ Sơn… Các bãi cát trên các đảo ven bờ Vịnh Hạ Long và Cát Bà tuy nhỏ song có độ sạch rất cao, cát mịn và kín đáo nên đặc biệt hấp dẫn đối với du khách.

Đây là tiểu vùng có hàng trăm km đường biên giới với Trung Quốc, nơi có nhiều cửa khẩu quan trọng, đặc biệt là cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn) với nhiều tiềm năng tài nguyên có giá trị kinh tế như rừng, khoáng sản… Với vị trí và tiềm năng của mình, đây là khu vực có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng của vùng du lịch Bắc Bộ nói riêng và của cả nước nói chung. Tuy nhiên trong thời gian qua, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, đây là lãnh thổ có nền kinh tế còn kém phát triển, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, môi trường tự nhiên bị xuống cấp nghiêm trọng do nạn phá rừng. Tất cả những yếu tố trên đã và đang ảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi ngành kinh tế, trong đó có du lịch.

Tiểu vùng du lịch miền núi Đông Bắc bao gồm phần lớn diện tích là vùng núi trung bình và thấp, có địa hình đa dạng, đặc biệt là nhiều vùng núi đá vôi hiểm trở, có nhiều hang động đẹp và hấp dẫn như động Nhất, Nhị, Tam Thanh ở Lạng Sơn, động Ngườm Ngao ở Cao Bằng… Đây còn là vùng có nhiều cảnh quan hồ đẹp mà tiêu biểu là hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc, hồ Thang Hen… Đây còn là nơi cư trú của nhiều dân tộc anh em như Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, H’Mông… với nhiều lễ hội, sinh hoạt văn hoá truyền thống đặc sắc có sức hấp dẫn lớn.

Tiểu vùng du lịch miền núi Đông Bắc còn là nơi có nhiều di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng như hang Pắc Pó (Cao Bằng), Tân Trào (Tuyên Quang), Chi Lăng (Lạng Sơn)… vì vốn nơi đây là vùng đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, là căn cứ địa vững chắc của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Tuy là khu vực miền núi, song Tiểu vùng vẫn có quan hệ chặt chẽ với các tiểu vùng du lịch khác, đặc biệt là tiểu vùng du lịch trung tâm và tiểu vùng du lịch duyên hải Đông Bắc qua quốc lộ số 1 và số 4A.

* Tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc

Tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc có đặc điểm nổi bật là hoàn toàn có tính chất miền núi, hệ thống đường giao thông kém phát triển và ở cách xa

vùng đồng bằng đông dân và thủ đô Hà Nội. Trong toàn vùng có 2 sân bay là sân bay Điện Biên Phủ (Lai Châu) và Nà Sơn (Sơn La). Tuy nhiên hiện nay mới chỉ có sân bay Điện Biên Phủ hoạt động nên vẫn còn khó khăn trong giao lưu. Hệ thống đô thị, cơ sở vật chất kỹ thuật của toàn tiểu vùng nhìn chung còn kém phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong đó có hoạt động phát triển du lịch.

Tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc là vùng núi hùng vĩ nhất nước ta nơi có nhiều cảnh quan đẹp, khí hậu trong lành và mát quanh năm thuận lợi cho phát triển các khu nghỉ dưỡng núi và phát triển các khu chuyên canh rau quả phục vụ đời sống sinh hoạt và du lịch mà tiêu biểu là Sapa, Bắc Hà (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La)…

Ở tiểu vùng còn có nhiều hồ chứa nước lớn có giá trị du lịch như hồ Hoà Bình (Sơn La), hồ Thác Bà (Yên Bái), hồ Pa Khoang (Lai Châu). Đây là những nơi vừa có cảnh quan đẹp, vừa có những điều kiện thuận lợi để phát triển thành các điểm du lịch nghỉ dưỡng, thể thao có giá trị.

Vùng núi Tây Bắc là nơi cư trú của nhiều dân tộc như Thái, Mường, H’Mông, Giáy… rất nổi tiếng với nhiều điệu múa sạp, múa xoè và các sản phẩm thủ công độc đáo như vải thô, thổ cẩm với nhiều hoa văn, màu sắc rực rỡ. Các sinh hoạt truyền thống với nền văn hoá đặc sắc đa dân tộc ở khu vực này là những tài nguyên du lịch có giá trị, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Ngoài ra ở nơi đây còn có nhiều di tích lịch sử cách mạng liên quan đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc mà tiêu biểu là quần thể di tích Điện Biên Phủ (Lai Châu), nhà tù Sơn La (Sơn La).

*. Tiểu vùng du lịch Nam Bắc Bộ:

Tiểu vùng du lịch Nam Bắc Bộ mặc dù có diện tích tự nhiên không lớn song về mặt địa hình bao gồm đầy đủ các đặc điểm vùng núi, đồng bằng và ven biển. Chính vì vậy tài nguyên du lịch tự nhiên ở khu vực này cũng hết sức đa dạng và phong phú với khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang, hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), khu rừng nguyên sinh Pù Mát (Nghệ An), các bãi biển Cửa Hiền, Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm, Mũi Đao (Hà Tĩnh). Ngoài ra Nghệ An và Hà Tĩnh còn là nơi

tập trung nhiều di tích lịch sử văn hoá và cách mạng có giá trị liên quan đến cuộc đời của các doanh nhân như Nguyễn Du, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Công Trứ, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh… nổi bật nhất là khu di tích Hồ Chủ tịch ở Kim Liên – Nam Đàn - Nghệ An.

Mặc dù nằm trên tuyến giao thông đường bộ và đường sắt xuyên Việt, lại có sân bay Vinh, song giao thông ở khu vực này còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên là khu vực có hơn 500km đường biên giới với CHDCND Lào với nhiều cửa khẩu quan trọng, tiểu vùng du lịch Nam Bắc Bộ là cửa ngõ quan trọng của vùng du lịch Bắc Bộ thông qua Lào đến các nước trong khu vực bằng đường bộ. Đây là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển du lịch của tiểu vùng nói riêng, của vùng du lịch Bắc Bộ nói chung.

c. Định hướng phát triển không gian du lịch:

Định hướng phát triển không gian du lịch của vùng du lịch Bắc Bộ được xem xét và phân tích trong mối quan hệ với vị trí và chức năng của vùng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước và rộng hơn là trong mối quan hệ với xu thế phát triển chung của khu vực. Trên địa bàn của vùng thì tổ chức không gian du lịch sẽ được lồng trong cơ cấu không gian của vùng thuận chiều với các hướng phát triển của vùng vì hoạt động của du lịch luôn luôn xen cài với nhiều ngành dịch vụ khác có liên quan chứ không phải là hoạt động mang tính độc lập. Hoạt động du lịch ở đây được xem là một yếu tố cấu thành trong cơ cấu kinh tế - văn hoá – xã hội của vùng, luôn phát triển hài hoà với hệ sinh thái – kinh tế - đô thị.

Hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội chính của vùng du lịch Bắc Bộ được xác định theo hướng không gian Đông và Đông Bắc lấy Hà Nội – trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội và văn hóa của toàn vùng làm xuất phát điểm. Không gian phát triển này đảm bảo cho sự phát triển của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc là Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh. Hướng phát triển này có ý nghĩa mở rộng thế chiến lược của vùng ra biển, khai thác tối đa các tiềm năng về vị trí và tài nguyên của tiểu vùng duyên hải Đông Bắc, đồng thời mở

rộng giao lưu với quốc tế, đặc biệt là các nước trong khu vực thông qua hệ thống cảng biển.

Hướng phát triển thứ hai có hướng Bắc – Đông Bắc nối trung tâm vùng với vùng núi Đông Bắc theo trục quốc lộ 1A. Đây là hướng phát triển chiến lược mở rộng không gian kinh tế của vùng du lịch Bắc Bộ nói riêng, của

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH (Trang 74 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)